Đẻ mổ ăn được bánh gì? Mẹ có thể ăn bánh quy giòn giúp giảm cảm giác đắng hoặc nhạt miệng; bánh sữa chua giàu canxi, protein và lợi khuẩn… tốt cho sức khỏe hoặc bánh mì nguyên cám chứa nhiều acid folic.
Sau sinh mổ, ngoài việc được bổ sung dưỡng chất cân bằng và khoa học từ các bữa ăn chính, nhiều mẹ thường muốn ăn thêm 1 số loại bánh ưa thích như bánh kem, bánh bông lan, bánh quy, bánh chocolate…Có phải tất cả các loại bánh đều là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh và đang cho con bú không?
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ cần chú ý gì?
- Mẹ sau sinh mổ có nên ăn bánh?
- Ăn bánh sau sinh mổ có lợi ích gì?
- Sau sinh mổ ăn được bánh gì? Gợi ý 1 số loại bánh và những món ăn vặt phù hợp cho các mẹ sau sinh mổ
Dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ cần chú ý gì?
Phụ nữ sau sinh mổ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng gồm có:
- Các thực phẩm có nhiều sắt cao: bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, các loại hạt.
- Các thực phẩm chứa nhiều protein: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, pho mát, protein có nguồn gốc thực vật như hạt cây, đậu phụ, sữa thực vật.
- Bổ sung vitamin E từ mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu phộng, dầu thực vật, rau bina, bông cải xanh.
- Thực phẩm giúp tăng sữa như: cháo thịt bò, móng giò, đu đủ xanh.
- Uống đủ nước, ít nhất 1,5-2 lít mỗi ngày để tránh thiếu nước sau sinh. Các sản phẩm như sữa chua, sữa rất tốt vì vừa cung cấp nước vừa có các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thực phẩm nên đảm bảo chất lượng vệ sinh, tươi sạch và nấu chín kỹ càng.
Bạn có thể chưa biết:
Thai phụ đẻ mổ có ăn được thịt gà không và có ảnh hưởng đến vết mổ không?
Mới sinh mổ ăn gì để vết mổ mau lành, nhiều sữa cho con?
Mẹ đẻ mổ nên kiêng các thực phẩm như:
- Thực phẩm gây đầy hơi: sữa đậu nành, tinh bột, thực phẩm lên men như các loại dưa muối, cải muối
- Các loại quả có vị chua như khế, me, có, xoài,…
- Gia vị mạnh như ớt, tiêu
- Thực phẩm khiến vết mổ dễ viêm nhiễm, sưng hay để lại sẹo: đồ nếp, lòng trắng trứng gà, rau muống,
- Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Các sản phẩm chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu, nước ngọt có gas, nước tăng lực.
Mẹ sau sinh mổ có nên ăn bánh?
Trước khi biết được đẻ mổ ăn được bánh gì, các mẹ cũng nên tìm hiểu việc ăn bánh sau sinh mổ có đem lại lợi ích hay tác động xấu gì cho cơ thể hay không.
- Với những mẹ sau sinh, do hệ miễn dịch vẫn chưa kịp phục hồi, sức đề kháng còn yếu nên nếu ăn phải các loại bánh tươi bị nhiễm khuẩn có thể khiến cơ thể bị nhiễm trùng.
- Thường xuyên ăn các loại bánh chứa nhiều đường, hàm lượng cao chất béo xấu và calo rỗng sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, làm các mẹ dễ bị tăng cân và cũng là nguyên nhân khiến làn da chị em bị nổi mụn và nhanh lão hóa.
- Những loại bánh trong thành phần có chứa hương liệu, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm… đều không tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh và ảnh hưởng tới cả em bé.
- Ăn quá nhiều bánh sẽ khiến hệ tiêu hóa của các mẹ bị quá tải, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu đồng thời còn cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C, B… ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể.
- Nếu ăn bánh ngọt chứa nhiều đường, lượng bạch cầu và thành mạch máu bị tác động cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, béo phì…
- Một số loại bánh quy, bánh kem có thành phần caffein (chứa hoạt chất là caffein) có thể làm cơ thể giảm sản xuất sữa và giảm tiết sữa. Do vậy, mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại bánh này nhé.
Ăn bánh sau sinh mổ có lợi ích gì?
Đẻ mổ ăn được bánh kẹo gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những loại bánh không tốt cho sức khỏe khi ăn quá nhiều, nhất là với mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu biết chọn lựa đúng loại và bổ sung vào thực đơn đúng cách như 1 món ăn phụ đi kèm thì ăn bánh vẫn có thể mang lại những lợi ích không nhỏ sau:
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Thông thường, thành phần của các loại bánh ngọt, bánh mì, bánh quy… đều có nguyên liệu từ bột, đường. Đây chính là nguồn carbohydrate, cung cấp nhiều năng lượng bổ sung cho cơ thể mẹ trong việc tái tạo lại máu và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nếu ăn 1 lượng vừa phải và thích hợp.
Tăng cường miễn dịch cho thai phụ sau sinh
Những loại bánh có chứa trứng, sữa có thể cung cấp cho cơ thể mẹ lượng protein cần thiết – 1 trong những thành phần tham gia vào quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương sau khi sinh nở. Protein còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mẹ.
Ngoài ra, thành phần sữa có trong bánh giúp tăng lượng canxi cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng của xương và răng. 1 số loại bánh khi kết hợp với các loại trái cây khô như hạnh nhân, hạt điều, nho, việt quất… có chứa thêm lượng nhỏ vitamin hoặc các khoáng chất như selen, kali, kẽm… giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi của mẹ sau sinh.
Giảm stress, cải thiện cảm xúc, tâm trạng của mẹ bỉm sữa
Nhiều loại bánh ngọt như bánh nướng, cookie, chocolate… có chứa chất béo giúp kích thích não sản sinh nhiều endorphins, serotonins có thể giúp điều chỉnh tâm trạng. Do vậy, sau khi ăn bánh ngọt cảm xúc của các mẹ cũng sẽ dễ chịu hơn, từ đó giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Đẻ mổ ăn được bánh gì? Gợi ý 1 số loại bánh và những món ăn vặt phù hợp cho các mẹ sau sinh mổ
Trên thực tế, vẫn có những loại bánh phù hợp với khẩu vị mà lại không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các mẹ đang nuôi con bú. Vậy đẻ mổ ăn được bánh gì? Mẹ có thể tham khảo 1 số loại bánh và món ăn vặt khá ngon, phù hợp để mẹ nhâm nhi giữa buổi.
Bánh quy giòn
Bánh quy giòn giúp giảm cảm giác đắng hoặc nhạt miệng. Các mẹ có thể ăn bánh quy giòn cùng một chút trà nóng. Tuy nhiên, không phải loại bánh quy giòn nào cũng tốt, nên chọn những loại ít muối, ít đường.
Bánh sữa chua
Bánh sữa chua giàu canxi, protein và lợi khuẩn… tốt cho sức khỏe. Do vậy các mẹ sau sinh có thể chọn bánh sữa chua là món ăn vặt lành mạnh. Tuy nhiên, sau khi mua, mẹ nhớ ăn ngay, tránh để quá lâu vì nếu không sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn.
Bánh mì nguyên cám
Thay vì chọn bánh mì thường, các mẹ sinh mổ có thể chọn bánh mì nguyên cám. Trong bánh mỳ nguyên cám có chứa nhiều acid folic là một hợp chất thiết yếu cho sự phát triển của bé nếu con được bú mẹ. Ngoài ra, bánh mỳ nguyên cám còn rất giàu dinh dưỡng, giúp mẹ có thêm năng lượng để chăm sóc bé yêu. Chất xơ và sắt có trong loại bánh mỳ này cũng có tác dụng bổ máu, tăng cường thể lực và tốt cho tiêu hóa, hạn chế được vấn đề táo bón hay gặp ở phụ nữ sau sinh.
Bánh gạo lứt
Đẻ mổ ăn được bánh gì? Mẹ có thể thử chọn bánh gạo lứt. Đây là loại bánh phù hợp với những mẹ không thích các loại bánh quá ngọt, được làm từ gạo lứt nguyên cám nên giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng cao của hạt gạo. Trong lớp cám bao phủ hạt gạo lứt còn rất giàu vitamin B1, vitamin B5 và chất béo có lợi, giúp kích thích sản xuất sữa mẹ.
Bánh Biscotti
Nếu mẹ vẫn băn khoăn không biết đẻ mổ ăn được bánh gì, hãy nếm thử bánh biscotti. Bánh này có nguyên liệu chính làm từ yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt giàu dinh dưỡng, đem lại nguồn năng lượng tốt mà lại ít đường, không lo tăng cân hay béo phì.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?
Mẹ sinh mổ có được ăn ngô nếp luộc không?
Bánh mè/vừng, hạt chia
Bà đẻ ăn bánh ngọt được không? Được mẹ nhé. Các loại bánh mè hoặc bánh hạt chia là những món ăn bổ dưỡng và phù hợp cho các mẹ sinh mổ. Trong hạt mè và hạt chia có chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất xơ, mangan, phospho, sắt, magie, đồng, canxi, kẽm, kali… đều là những vi lượng cần thiết và tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bánh bao
Bên cạnh độ thơm ngon, dễ ăn những chiếc bánh bao nhân thịt có chứa chất sắt, vỏ bánh làm từ bột mì chứa folate và acid folic đều tốt cho não bộ, giúp dây thần kinh khỏe mạnh. Thành phần chất xơ trong vỏ bánh cũng tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, những mẹ sinh mổ có thể ăn bánh bao 2 lần/ tuần như 1 bữa phụ trong thực đơn sau sinh.
Rong biển
Trong rong biển có chứa vitamin B2, B3 và các nguyên tố vi lượng giúp duy trì sự cân bằng các chất trong cơ thể. Mẹ sau sinh có thể bổ sung vào thực đơn những món ngon từ rong biển như cơm cuộn, rong biển cháy tỏi…
Sữa chua
Sữa chua là món ăn phụ quen thuộc có nhiều acid amin, muối khoáng, glupid, vitamin … cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú. Mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua sau các bữa ăn chính sẽ đem lại cho mẹ cảm giác ngon miệng, hạn chế hiệu quả tình trạng táo bón sau sinh.
Trái cây khô
Một số loại quả như nho, chà là, mơ … chứa prolactin giúp hỗ trợ quá trình tạo sữa trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn những loại trái cây khô nguyên chất, ít qua tẩm ướt hoặc không nên ăn quá thường xuyên vì chúng có khá nhiều đường.
Các loại hạt
Ngoài các loại bánh, mẹ có thể ăn thêm các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, macca, óc chó, hạt điều… Món ăn vặt này vừa giàu protein lại có những chất béo lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ.
Như vậy, các mẹ đều đã biết, sau sinh chỉ nên ăn bánh với 1 lượng vừa phải và nên chọn những loại bánh không ảnh hưởng xấu sức khỏe cũng như chất lượng, số lượng của sữa mẹ. Vì vậy, các chị em sinh thường hay sinh mổ hãy lựa chọn những loại bánh có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nên lưu ý đến thành phần chất dinh dưỡng cũng như hạn sử dụng để yên tâm thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon mà không cần phải quá kiêng khem hay cảm thấy “thòm thèm” nữa!
Xem thêm
- Mẹ bỉm sữa sinh thường ăn bánh bông lan được không?
- Bà đẻ ăn bánh mì được không? Ăn như thế nào là tốt nhất?
- Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không hay sẽ bị mất sữa?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!