Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 21 (đề có đáp án) 2023

Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 21 (đề có đáp án)

Hướng dẫn

ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 THI VÀO LỚP 6

ĐỀ21

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Cây sim

Cây sim chắc là có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.

Cây sim được mọi người nhắc nhở chính vì vẻ đẹp của màu hoa. Hoa mua tím hồng, hoa sim tím nhạt có màu phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.

Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy. Cái sừng trâu là cái tai quả, nó chính là đài hoa đã già. Con trâu mộng ấy chỉ bằng đốt ngốn tay, ngọt lịm và có dư vị một chút chan chát nơi đầu lưỡi. Hạt sim thì thật nhiều, không nhai được, đành nuốt chửng. Ăn sim xong, cả môi, cả lưỡi, cá răng ta đều tím. Chốc khi hoa sim tàn đi làm quả, màu tím đọng lại thành thứ một ngọt tím thâm ấy.

Đi chơi trên đồi, leo dốc này vượt dốc khác, tìm thấy bụi sim, hái quả chín mà ăn, đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú, có khi hàng chục năm sau vẫn nhớ.

Xem thêm:

 

Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 26 (đề có đáp án)

(Theo Băng Sơn)

a) Cách miêu tả hoa sim và quả sim có gì hay?

b) Em thích chi tiết, hình ảnh nào nhất trong bài văn? Vì sao?

c) Tình cảm của tác giả đối với cây sim được bộc lộ qua những chi tiết nào trong bài?

Câu 2. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:

Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm. Trai gái tới đây vui chơi, hẹn hò, ca hát. Con trai cùng bọn bè quen thân đến nhà Rông ngủ như nhà mình. Con gái đến nhà Rông ngồi dệt vải, hong sợi, quay sa… Đêm nào tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trò chuyện cũng râm ran đến tận khuya.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Câu 3. Chuyển các câu đơn sau thành câu ghép.

a) Cảnh vật thơ mộng. Lòng người phơi phới.

b) Người đứng đợi dưới bến đã đông. Thuyền vẫn chưa sang.

c) Ông trồng cây ngoài vườn. Bà nấu cơm dưới bếp.

Câu 4. Đọc các câu trong đoạn văn sau và cho biết đâu là câu đơn, đâu là câu ghép.

Ai mà chẳng biết cây cau. Thân cây cứ thẳng vút lên, chia thành tùng dóng ngắn. Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.

(Băng Sơn)

Câu 5. Em hãy đọc đoạn truyện sau đây rồi viết lời đối thoại cho các nhân vật trong truyện để chuyển đoạn truyện thành màn kịch.

Xem thêm:

 

Tả cây bàng mà em yêu thích nhất

Bài học cho Trống Choai

Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cà một vùng. Bác Mái Vàng sợ đàn con mình thức dậy nên bảo Trống Choai làm ơn hạ giọng xuống một chút. Nhưng Trống Choai không nghe, cậu ta bảo tuổi trẻ phải gáy vang mới oai chứ. Rồi Trống Choai lại cất tiếng gáy rõ thật to, cậu ta còn khoe khoang với bác Mái Vàng mình đã học hết các thế võ của họ nhà gà, bọn cáo đối với câu ta chỉ như một con dế… Vừa lúc đó, trong bụi cây có một con cáo nhảy ra định vồ Trống Choai, Trống Choai sợ quá chưa biết phải làm gì thì bỗng “bốp, xoẹt, xoẹt…”, bác Mái Vàng vung móng sắc nhọn cản đường Cáo. Cáo liền lủi mất.

Khi hoàn hồn, Trống Choai vội cảm ơn bác Mái Vàng và xin lỗi vì việc lúc sớm. Bác Mái Vàng ôn tồn khuyên nhủ Trống Choai, Từ đó, Trống Choai hiểu ra và sống vui vẻ, chan hoà với mọi ngưòi.

(Theo Nguyễn Đức Huy)

Tải về file word tại đây.

>>Xem đáp án tại đây.

Tags:Đề 21 · Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6 · Tiếng Việt 5

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Rate this post

Viết một bình luận