Khi chúng ta trong ngành giặt là thì cũng không ít lần gặp thấy hoặc nghe qua thuật ngữ ” Detergent ” rồi bởi đây là một trong những thuật ngữ chuyên ngành chuyên về giặt là mới hiểu được . Đối với những ai khi đã từng sử dụng các dòng máy giặt công nghiệp thì chắc chắn đó là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc rồi . Vậy còn những ai mới tiếp xúc với ngành giặt là lần đầu thì chắc chắn vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ .
Vậy Detergent là gì ?
Detergent là một từ tiếng anh được dịch ra đó là chất tẩy rửa các vết bẩn, nó được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp đặc biệt là trong ngành hóa chất giặt tẩy như : trong ngành giặt là, trong ngành cung cấp hóa chất , trong công trình cơ khí hay vật liệu hóa học .
Detergent trong máy giặt nghĩa là gì ?
Đây là một khái niệm không hề xa lạ đối với những ai đã và đang làm trong lĩnh vực giặt là hiện nay , đặc biệt là những ai làm trong hệ thống giặt là cho khách sạn , bệnh viện , xưởng giặt là … Theo khái niệm Detergent trong máy giặt thì nó được dịch ra là ” chất giặt tẩy vết bẩn trên quần áo ” . Ngoài ra nó cũng còn có khái niệm đó là Laundry Detergent mà chúng ta cũng thường được nghe thấy .
Bản chất Detergent trong máy giặt là phần khay đựng hóa chất giặt tẩy được sử dụng trong quá trình máy giặt hoạt động để làm sạch các loại đồ vải. Hầu hết thì hệ thống Detergent trong máy giặt sẽ có 3 ngăn cách đều nhau gồm ngăn chứa bột giặt ( Powder Detergent ) – ngăn chứa nước giặt riêng (Liquid Detergent) – ngăn chứa nước xả (Softener). Chúng ta cũng nên tính toán trước khối lượng giặt để cung cấp lượng hóa chất giặt tẩy sao cho phù hợp nhất .
Vậy Soap và Detergent nó có khác gì nhau không ?
Thực chất Soap và Detergent nó cũng đều là một loại hóa chất tổng hợp dùng để tẩy dơ , chính vì thế về chức năng của nó đều khá giống nhau. Nhưng khả năng giặt tẩy sạch hơn lại thì hầu hết các dòng sản phẩm có chất lượng tốt
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Detergent trong máy giặt :
Chúng ta biết thì khu chứa Detergent thì thường có 3 họng đựng để chúng ta có thể chữa từng loại khác nhau, nhưng chúng ta cũng cần phải biết được lượng cần dùng là bao nhiêu cho phù hợp với lượng vải mà chúng ta sử dụng giặt giúp chúng ta an toàn hơn và tiết kiệm được chi phí sử dụng tốt nhất . Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý như sau :
- Với các ngăn đựng nước làm mềm vải thì chúng ta cũng cần phải biết cho được lượng nước xả vải vào thế nào cho phù hợp nhất vào đúng ngăn đựng trên khay detergent trong máy giặt (ngăn softener). Lượng nước xả vải này sẽ tự động được thêm vào quần áo ở cuối quy trình giặt là. Nếu chúng ta gặp trường hợp máy giặt không có thiết kế ngăn Softener thì có thể cho nước xả vải bằng tay vào trước chu trình xả cuối cùng là được. Tuyệt đối không được cho nước xả vải trực tiếp lên quần áo vì sẽ gây ra các vết bẩn, bám dính màu lên trên quần áo (nhất là đồ vải màu trắng)
- Khi cho bột giặt / hay nước giặt thì chúng ta chỉ nên cho một lượng bột/ nước giặt 1 lượng vừa đủ vào khay Powder/ Liquid Detergent vào trong máy giặt và nên ước lượng được lượng bột/ nước giặt này phải tương đương sao cho phù hợp với số lượng quần áo trong máy. Ngoài ra nếu chúng ta cho quá nhiều chất giặt sẽ có thể dẫn đến máy giặt không giặt sạch và để lại chất giặt tẩy còn bám lại trên lớp vải .
- Khi sử dụng thì chúng ta cần phải tùy thuộc vào từng loại máy giặt và nhu cầu sử dụng giặt đồ như thế nào cho hợp lý và cũng như yêu cầu giặt tẩy từ những ký hiệu giặt là trên quần áo, và nên cân nhắc lựa chọn bột giặt hay nước giặt tương ứng phù hợp để cho máy giặt hoạt động ổn định nhất .
Cách vệ sinh Detergent trong máy giặt :
Đối với khoang đựng Detergent thì chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh bởi hóa chất giặt tẩy thường bị bám dính và thành cặn nếu không vệ sinh thường xuyên. Chính vì thế chúng ta cần vệ sinh sau mỗi lần giặt đồ xong bằng cách tháo khoang đựng đó ra và dùng vải mềm vệ sinh sạch bằng nước để đảm bảo không còn chất tẩy rửa trong khoang đựng nữa .
Bước 1 : Chúng ta tháo rời khay Detergent ra khỏi máy giặt để dễ dàng cho việc vệ sinh và lau chùi. Tháo bằng cách nhấn chốt phía dưới rồi rút ra.
Bước 2 : Thực hiện dùng nước rửa sạch ngăn Detergent dưới vòi nước để loại bỏ các vết bột giặt bị đóng cặn nếu có
Bước 3 : Chúng ta cũng kiểm tra và vệ sinh bên trong hốc ngăn chứa bột giặt, nước xả vải; dùng bàn chải nhỏ vệ sinh phần trên và phần dưới của hốc
Bước 4 : Đặc biệt chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ các lỗ thông nước của khay đựng
Bước 5 : Lắp khay sạch vào đúng vị trí quy định