Di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế gồm những gì? – Công ty Luật Thiên Minh

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Vậy hiểu cụ thể di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế gồm những gì? Cùng Luật Thiên Minh tìm hiểu vấn đề này dưới bài viết.

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:

– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.

Di sản thừa kế gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 163 và Điều 634 Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì di sản bao gồm tài sản là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, hoặc góp vào công ty.

Di sản còn bao gồm phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc cùng mua chung với người khác, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng).

Di sản bao gồm các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản dưới đây:

– Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết. Đặt vấn đề như vậy, vì đối với một số tài sản không phải chỉ chuyển gia vật mà còn phải thực hiện các thủ tục hành chính về chuyển giao quyền sở hữu vật sang người thừa kế. Người thừa kế không chỉ chiếm hữu và sử dụng vật mà còn có quyền định đoạt vật.

– Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng, hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống. Ví dụ, quyền đòi nợ về những món tiền mà người chết đã cho vay khi còn sống, quyền đòi tiền làm thuê chưa trả hết cho người khi còn sống, quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc người chết đã bị gây thiệt hại người đó phải là con của cha, mẹ đã được nêu trong di chúc.

– Trong trường hợp người để lại di sản không nói rõ là con của cha, mẹ nào, thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết. Người đó sẽ có quyền thừa kế di sản theo di chúc mà không cần xác định cha là ai.

Điều kiện để một pháp nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều đó có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức đó được chỉ định trong di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt cần lưu ý, trong di chúc người để lại di sản chỉ định để lại toàn bộ di sản cho một pháp nhân, nhưng vào thời điểm mở thừa kế pháp nhân đã sáp nhập với một pháp nhân cùng loại. Trường hợp này nên để pháp nhân sáp nhập được hưởng di sản, vì mặc dù pháp nhân cũ không còn tồn tại một cách độc lập nữa, nhưng pháp nhân mới vẫn kế tục nhiệm vụ của pháp nhân cũ.

Trong trường hợp Nhà nước là người thừa kế theo di chúc, Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại khi Nhà nước hưởng di sản theo di chúc. Cơ quan tài chính sẽ là cơ quan của Nhà nước đứng ra nhận di sản cho Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ liên quan.

Xem thêm:

>>> Quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền

>>> Nguồn nguy hiểm cao độ là gì và gây ra thiệt hại bồi thường thế nào?

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Rate this post

Viết một bình luận