Điểm mạnh của bạn là gì? Cách viết điểm mạnh của bản thân trong CV

Mỗi người trong chúng ta có tính cách khác nhau, có người tỉ mỉ, cẩn thận, có người giao tiếp tốt, khéo tay, lại có người rất có sức hút với những người xung quanh… đó là thế mạnh mà bạn chớ nên bỏ quên.

Ai cũng có điểm mạnh nhưng nhiều người lại không nhận ra nó, vì vậy không thể tận dụng thế mạnh của mình để thành công. Theo Marcus Buckingham, tác giả của cuốn sách nổi tiếng tại Mỹ “Tìm ra điểm mạnh của bạn” thì việc khuyến khích con trẻ tìm ra được điểm mạnh của mình từ khi còn nhỏ là chìa khóa để giúp chúng thành công trong tương lai.

Điểm mạnh là gì?

Điểm mạnh là những gì chúng ta làm xong, ta cảm thấy mạnh hơn. Bạn phải đặc biệt chú ý tới cảm nhận của mình, trước khi, trong khi và sau mọi hoạt động, vì cảm nhận của chúng ta cho biết điểm mạnh của chúng ta là gì.

Điểm mạnh là gì?

Nhận ra thế mạnh bạn sẽ trở nên tự tin và chủ động hơn trong mọi việc.

Trước khi làm điều gì đó, bạn cảm thấy mình rất háo hức, đó chính là điểm mạnh. Khi bạn làm điều này, bạn thấy thời gian trôi qua rất nhanh, thấy hoàn toàn tập trung, sau khi làm xong công việc, bạn cảm thấy thỏa mãn và đó cũng chính là điểm mạnh. Không phải thỏa mãn vì “May quá, xong rồi” mà là “Việc vừa làm thật là tuyệt” thì có thể xác định đó chính là điểm mạnh.

Khi nói về điểm mạnh của mình, bạn không cần ai phải chỉ cho bạn thấy điểm mạnh của bạn là gì. Các bạn không cần phải làm bất cứ một bài kiểm tra nào để biết điểm mạnh của mình ở đâu, điểm mạnh được tìm thấy qua chính những trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người.

Bạn hãy thử cầm theo một cuốn sổ ghi chép trong một tuần. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy háo hức làm một việc gì đó, cho dù nó là việc gì đi chăng nữa, kể cả những việc có vẻ ngốc nghếch, chỉ cần bạn thích làm, bạn hãy viết tên công việc mình thích vào cuốn sổ. Khi bạn đang làm việc, bạn cảm thấy mình thực sự thích nó, hãy ngừng một chút và viết vào sổ. Khi bạn làm xong, bạn cảm thấy “tuyệt cú mèo”, hãy viết ngay vào sổ. Đừng đợi tới cuối ngày rồi mới viết. Đừng đợi đến cuối tuần rồi mới cố gắng nhớ lại, vô ích thôi, hãy làm ngay lập tức.

Bạn đừng viết những cái mà người khác tác động lên chúng ta. Bạn đừng viết “Tôi cảm thấy mạnh mẽ khi thầy giáo tuyên dương tôi”. Viết những việc bạn đang làm, đừng đánh giá gì cả, chỉ việc viết nó ra thôi.

Chỉ cần một động từ cộng với việc bạn đang làm, “Tôi cảm thấy mạnh mẽ khi tôi giải thích cho mẹ tôi hiểu quan điểm của mình”, “Tôi cảm thấy thoải mái khi quét dọn phòng của tôi”, “Tôi cảm thấy hài lòng khi tôi sắp xếp lại phòng của mình”. Không quan trọng đó là việc gì, chỉ cần viết nó ra khi bạn cảm thấy mình thích thú và mạnh mẽ, trước khi, trong khi và sau khi làm điều đó.

Xem thêm: Quản lý con người là gì?

Làm sao để biết được điểm mạnh của mình?

Điểm mạnh của bạn là sự quyến rũ. Bạn khiến mọi người phải ngước nhìn mình với vẻ bề ngoài và cá tính độc đáo của mình. Gióng nói của bạn giúp lời nói của bạn them tính thuyết phục, còn nụ cười của bạn có thể mở ra mọi con tim. Hào quang của bạn rất có tác dụng và bạn có thể đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng.

Biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một thực tế không phải ai cũng có thể biết được điểm mạnh của mình. Sau đây là một vài gợi ý để giúp bạn có thể biết được điểm mạnh/điểm yếu của mình:

Trước tiên, bạn phải thừa nhận rằng ai cũng có điểm mạnh hoặc điểm yếu. Không ai hoàn hảo cũng như không ai không có bất kỳ một điểm mạnh nào. Nếu bạn chỉ toàn nhìn thấy điểm yếu của mình hoặc hoàn toàn thất vọng về bản thân, có thể bạng đang quá tự ti. Bạn chỉ cần tìm ra điểm mạnh của mình mà thôi

Tự ngẫm nghĩ về mình: Bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, ngồi xuống và ngẫm nghĩ xem bạn bè, người thân, những người bạn quen biết thường nhắc đến bạn như là một người như thế nào. Chẳng hạn, bạn bè bạn khi nói về bạn, họ xem bạn là một người năng nổ, nhiệt tình luôn hết mình vì bạn. v.v

Hỏi người khác: Hãy đặt câu hỏi những người bạn quen biết xem điểm mạnh của bạn nằm ở đâu. Khi hỏi, hãy hỏi nhiều mối quan hệ khác nhau, không chỉ hỏi người thân hay bạn thân của bạn, đôi khi vì cả nể, có thể họ hơi thiên vị bạn. Sau khi nhận được các câu trả lời, hãy tổng hợp và đánh giá xem đâu là điểm chung của những câu trả lời đó. Những điểm chung đó, có khả năng lớn là những điểm mạnh của bạn. Hãy mạnh dạn, thẳng thắn và cởi mở để có thể nhận được câu trả lời phù hợp, chính xác.

Cách đánh giá điểm mạnh của bạn khi phỏng vấn xin việc

Khi nói đến thời gian để thể hiện mình, bạn cần phải cụ thể. Đánh giá kỹ năng của bạn để xác định điểm mạnh của bạn. Đây là một sự luyện tập có giá trị trước khi phỏng vấn. Lập danh sách các kỹ năng của bạn, chia chúng thành 3 nhóm:

  • Kỹ năng chuyên môn: Lấy từ học tập và kinh nghiệm (ví dụ: kỹ năng máy tính, ngôn ngữ, trình độ, đào tạo và khả năng kỹ thuật).
  • Kỹ năng ngoài chuyên môn: Các kỹ năng xách tay của bạn mà được lấy từ công việc này sang công việc kia (ví dụ: giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích)
  • Tính cách cá nhân: Những phẩm chất độc đáo của bạn (ví dụ: đáng tin cậy, linh hoạt, thân thiện, làm việc chăm chỉ, diễn cảm, nghiêm túc, đúng giờ và năng động).

Tính cách cá nhân

 Dưới đây là một số điểm mạnh bạn có thể đề cập đến bao gồm:

  • Hăng hái
  • Đáng tin cậy
  • Sáng tạo
  • Kỷ luật
  • Kiên nhẫn
  • Sự tôn trọng
  • Sự quyết tâm
  • Sự cống hiến
  • Trung thực
  • Tính linh hoạt

Khi bạn hoàn thành danh sách này, hãy chọn từ 3-5 điểm trong những điểm mạnh đó phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong tin tuyển dụng. Chắc rằng bạn có thể đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh tại sao bạn nói rằng đó là điểm mạnh của bạn nếu được hỏi.

Cách viết điểm mạnh của bản thân trong CV

  •  Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.

Xem thêm: Những quy định về trang phục công sở

Điểm mạnh có thể là:

* Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

* Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.

* Tài lẻ: Nếu bạn có các tài lẻ thì bạn đúng là một nhân tố được chú ý. Bởi điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm một màu sắc khác để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Đừng ngại giấu diếm tài lẻ hoặc các đam mê lành mạnh khác của bạn thân ngoài công việc nhé.

Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,…

Chúc bạn thành công!

3

/

5

(

2

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận