Điện áp là gì? Cách khắc phục các sự cố điệp áp yếu

Mặc dù dòng điện đã và đang ngày một phổ biến trong đời sống của con người nhưng vẫn chưa thật sự có nhiều người biết điện áp là gì, phân biệt giữa dòng điện và điện áp cũng như biết nguyên nhân và các khắc phục tình trạng điện áp yếu như thế nào? Hôm nay trong bài viết bên dưới đây CtiSupply sẽ chia sẻ đến bạn tất cả thông tin liên quan đến chủ đề này.

Điện áp là gì?

Điện áp là gì? Điện áp hay hiệu điện thế, đây là tỷ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao với nơi có điện thế thấp. Là công thực hiện di chuyển của 1 hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ vị trí điểm này đến vị trí điểm kia. Điệp áp có thể dùng để đại diện cho nguồn năng lượng, hay diễn tả cho sự mất đi, sử dụng hay lượng năng lượng lưu trữ.

Ký hiệu của điện áp, hiệu điện thế thường là U hoặc V. Trong đó đơn vị tính toán là V (vôn).

Điện áp là gì? Hình ảnh

Theo khái niệm điện áp là gì và các ký hiệu vật lý thì ta có thể định nghĩa đơn giản như sau: Tại 2 điểm A, B để đo công thực hiện hay chênh lệch điện thế giữa 2 điểm này ta sẽ có công thức tính V(AB) = V(A) – V(B) = – V(AB)

Ở 1 điểm thì hiệu điện thế được tính theo công thức: V = U = I x R

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện.
  • R là điện trở hay phần cản của điện.

Ví dụ: Bảng điện A có hiệu điện thế tính toán được là 220V, bảng điện B tính được hiệu điện thế là 180V thì sau khi xác định mức điện áp sẽ là 40V.

Đặc điểm của điện áp là gì?

Chúng ta hầu hết đều sẽ thấy ở trên các thiết bị điện trong gia đình đều có ghi 220V vậy thì thực tế thì có phải nguồn điện chúng ta đang sử dụng là 220V hay không? Thật ra thì mức điện áp ở nhà sẽ ở mức dao động từ 170V – 220V chứ không đúng chính xác là mức 220V vì:

Trên đường dây tải điện thì dòng điện sẽ có trường hợp hao phí.

Ở những hộ gia đình nằm xa khu vực trạm biến áp thì điện áp sẽ thường yếu hơn, những thiết bị như bóng đèn huỳnh quang, máy lạnh, tủ lanh,.. sẽ khó có thể hoạt động được đúng công suất như ghi trên thiết bị ban đầu.

Do đó có thể khắc phục được tình trạng hao phí này và giúp việc tiết kiệm điện tốt hợn thì người ta đã làm cho phần đầu nguồn đưa ra một mức điện áp lớn hơn so với tiêu chuẩn khoảng 1 mức điện áp nhất định nhằm bù được số dòng điện hao phí trên đường dây. Từ đó khi đến nhà thì điện áp vẫn còn có thể đạt đúng được mức tiêu chuẩn.

Với những món đồ thiết bị điện có nguồn gốc nước ngoài, nhất là Mỹ thì mức điện áp có các giá trị sử dụng là 110V nên bạn khi muốn sử dụng ở Việt Nam cần phải có thiết bị hỗ trợ giảm tải điện áp để sử dụng tại nhà. Nếu không thì thiết bị điện có thể bị hư hỏng khi sử dụng.

Đặc điểm của điện áp là gì?

So sánh dòng điện và điện áp

Sau khi đã giúp các bạn tìm hiểu về điện áp là gì thì Cti Supply cũng sẽ chia sẻ các sự khác biệt của điện áp và dòng điện để mọi người cùng biết:

Điện ápDòng điệnKhái niệmLà hiệu điện thế chêch lệch giữa 2 điểm trong điện trường.Là sự chuyển động của các điện ích dưới sự chênh lệch của thế năng bên trong điện trường.Tần suấtĐiện áp thoát ra do sự tồn tại của các điện tích bên trong điện trườngĐược tạo ra nhờ sự chuyển động của các điện tích. Khi điện tích tĩnh thì dòng điện không xuất hiện.Sự phụ thuộcĐiện áp vẫn có thể tồn tại mà không cần có dòng điện chạy qua.Luôn phụ thuộc vào điện áp vì dòng điện không thể xảy ra nếu như không có chênh lệch điện thế diễn ra.Các đo đạcĐiện áp sẽ đo bằng Volts và thường được đo với 1 điểm khác nên có thể đo dễ dàng vì có thể đo đạc các cực mà không cần đứt mạch.Được đo bằng ampe và đo thông qua dây dẫn, sẽ khó khăn hơn vì phải làm đứt mạch để đặt các đầu nối hay dùng các thiết bị ampe kế kẹp tinh vi.

Giải đáp một số khái niệm điện áp phổ biến

Sau đây là một số loại điện áp định mức với khái niệm và định nghĩa của chúng để các bạn có thể hiểu được và nhận biết chúng là gì.

Điện áp định mức

Điện áp này là điện áp cơ sở để thiết kế, vận hành lưới điện. Được biết đến là đại lượng quan trọng nhất trong lưới điện, chúng sẽ quyết định đến khả năng tải của lưới điện cũng như các yếu tố khác như kết cấu, thiết vị, giá thành,..

Điện áp DC

Điện áp Dc là hiệu điện thế giữa 2 đầu cực của nguồn điện 1 chiều, cường độ điện thế có thể thay đổi được độ lớn nhưng không thay đổi được chiều đi.

Điện áp là gì? Khái niệm điện áp DC

Điện áp xoay chiều

Điện áp này có cường độ điện thế và chiều thay đổi được cả về chiều và độ lớn theo thời gian. Có 2 loại điện áp xoay chiều là 1 pha và 3 pha.

Điệp tiếp xúc và điện áp bước

  • Điện áp bước là điện áp thể hiện giữa 2 chân của người khi bước trong vùng sự cố điện.
  • Điện áp tiếp xúc là điện áp ở giữa vị trí 2 chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị mà người chạm phải.

Điện áp pha

Điện áp này là điện áp giữa 2 dây pha, hay hiểu đơn giản là điện áp nằm ở trên dây.

Điện áp tức thời

Đây là điện áp diễn ra tại 1 thời điểm tức thời.

Điện áp định danh

Là giá trị điện áp được quy định trên danh nghĩa, để xác định hay nhận dạng điện áp có trong 1 hệ thống điện

Điện áp là gì? Khái niệm điện áp định danh

Điện áp VDC

Là hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều từ điện áp thấp 12V hay 24V chuyển ra thành điện áp 220V.

Điện áp 220/50Hz

Là điện áp có hiệu điện thế 220V và tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.

Điện áp hiệu dụng

Là giá trị trung bình phương của điện áp cực đại ở 2 đầu của đoạn mạch.

Các loại điện áp thông dụng

  • Điện cao thế (điện thế cao) là dòng điện có mức điệp áp ở mức cao, đủ lớn để gây hại được đến các sinh vật sống. Những thiết bị hay dây dẫn điện cao thế sẽ cần đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về an toàn. Thường dùng chủ yếu để phân phối điện năng.
  • Điện trung thế là dòng điện có cấp điện áp nhỏ hơn mức cao thế, thường dùng cho các công trình, khu dân sinh, khu công nghiệp,.. Đầu tiên sẽ có đường điện trung thế cấp đến cho các máy biến áp và sau đó hạ thế để phân phối đến cho nơi sử dụng.
  • Điện hạ thế là điện sử dụng để cung cấp cho các thiết bị có thể hoạt động. phần dây cáp bảo vệ được là từ vặn xoắn ABC, một số ít sử dụng loại dây rời gắn lên trên các cọc sứ, kẹp treo.

Các loại điện áp thông dụng

Điện áp yếu: nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng thì sẽ có trường hợp điện áp cao hơn hoặc thấp hơn mức thiết bị hoạt động, thường ở nước ta thì thường xuyên xuống thấp gây nên tình trạng điện áp yếu hơn. Nguyên nhân không phải vì những nhà máy cung cấp thiếu điện cho nhu cầu sử dụng của người dân mà thường là do các nhà máy điện ở xa khu vực nhà dân nên dòng điện truyền đi sẽ bị tiêu hao gây nên sụt áp. Nhất là những hộ gia đình sinh sống gần các khu công nghiệp.

Khi sử dụng những điện áp yếu hay quá cao vượt ngưỡng 220V thì sẽ khiến cho các thiết bị máy mosv có thể bị hỏng hóc, cháy nổ ngay lập tức.

Để khắc phục thì nhà nước ta luôn thường xuyên thay mới các đường dây điện để tránh tình trạng sụt áp diễn ra. Để tối ưu cho tình trạng này không diễn ra thì các hộ gia đình có thể mua các máy ổn áp để ổn định dòng điện sinh hoạt cho gia đình. Ngoài ra bạn cũng có thể ngắt điện để bảo vệ các thiết bị trong gia đình nếu thấy tình trạng điện áp yếu xảy ra.

Điện áp yếu: nguyên nhân và cách khắc phục

Hi vọng qua những chia sẻ trên bạn có thể hiểu được về điện áp là gì, những đặc điểm của điện áp và đặc biệt là nguyên nhân và cách khắc phục trong những trường hợp điện áp yếu. Xin trân trọng cảm ơn, hẹn gặp lại tại những bài viết chia sẻ thông tin khác trên CtiSupply bạn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận