Điện dân dụng là một nhu cầu tất yếu đối với mỗi cuộc sống của con người hiện nay. Vậy điện dân dụng là gì? Mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Khái niệm điện dân dụng
Điện dân dụng không thể thay thế trong bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào. Vậy ngành điện dân dụng là gì? Đây là một nghề bao gồm công việc sản xuất, lắp đặt tất cả các máy móc thiết bị liên quan đến điện. Cụ thể như đèn chiếu sáng, ti vi, tủ lạnh… Không chỉ vậy còn gắn liền với quá trình phát triển của điện năng, đồ dùng điện. Ngoài ra nó còn có chức năng trong việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân của con người.
Vai trò của nghề điện dân dụng đối với cuộc sống con người
Cuộc sống của chúng ta ngày nay luôn có sự can thiệp của điện năng. Chính vì vậy, việc làm trong lĩnh điện dân dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất.
- Cung cấp và phục vụ các nhu cầu của con người. Đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt hay lao động sản xuất.
- Nghề điện dân dụng giúp tăng thu nhập về kinh tế, thu lại nguồn lợi nhuận cao. Từ đó đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
- Nghề điện dân dụng có tác động vô cùng quan trọng đối với việc phát triển đất nước. Cuộc sống của người dân không thể tách rời với việc sử dụng điện năng. Nếu không có điện năng thì tất cả các thiết bị điện, các công trình thi công hay những nhà máy xí nghiệp sẽ phải dừng hoạt động.
Mô tả nghề điện dân dụng hiện nay
Những đồ điện dân dụng
Xung quanh chúng ta luôn có sự xuất hiện của đồ dùng điện như một thành phần thiết yếu.
- Thiết bị trong văn phòng: Máy vi tính, máy fax, máy huỷ tài liệu…
- Thiết bị trong gia đình: Tivi, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, đèn, quạt điện, điều hoà…
Công việc của một thợ điện dân dụng là làm gì?
Công việc về điện dân dụng được chia thành 7 công việc chính như sau:
- Bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị. Công việc này được biết đến như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện. Cụ thể như máy phát điện 1 pha, mạch điện tự động chạy trong các thiết bị, máy móc,…
- Thực hiện công việc vận hành động cơ, không đồng bộ 3 pha. Bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây để tạo chiều quay, điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo. Mà không gặp bất cứ trục trặc hay bất lợi gì.
- Sửa chữa các đường dây bị đứt (nối dây điện). Lắp đặt các công tắc, bảng điện, hệ ống luồn, hệ thống ổ cắm điện. Đáp ứng các nhu cầu lắp đặt các đường dây, hệ thống đèn áp, đèn chiếu sáng.
- Sửa chữa các thiết bị gia dụng điện trong gia đình
- Chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển, cảnh báo. Cụ thể như báo cháy, các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khoá cửa khác nhau,…
- Giám sát sự hoạt động của các loại máy biến áp. Công việc bao gồm: lắp mạch, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.
- Bạn có thể tiếp cận với những công việc có liên quan đến nghề điện dân dụng. Như đục kim loại, sử dụng máy khoan, mài, cưa, cắt, hàn,…
Tuy nhiên công việc của nghề điện dân dụng không chỉ bao gồm 7 công việc chính trên mà còn có nhiều công việc liên quan khác từ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi người có dày dặn kinh nghiệm. Nhưng trên hết vẫn phải đảm bảo an toàn điện, lao động và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả để công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Điều kiện làm việc của thợ điện
Điều kiện làm việc của các anh thợ điện phụ thuộc hoàn toàn vào tính chất công việc
- Làm việc ngoài trời hoặc trong nhà
- Làm việc trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau
- Quãng đường tới nơi làm việc phụ thuộc vào nơi xảy ra sự cố
- Làm việc 40 giờ bắt buộc và thời gian làm thêm
- Làm việc cả vào ban đêm, cuối tuần, nhiều nơi làm việc chia theo ca 1, 2, 3
- Làm việc mang tính lưu động
- Làm việc ở trên cao, nguy hiểm vì liên quan đến điện
Yêu cầu của nghề điện dân dụng
- Người làm nghề điện phải có một nền tảng kiến thức cơ bản về cách sử dụng, kĩ năng sửa chữa, lắp đặt điện. Đồng thời áp dụng những kiến thức vào thực hành một cách hiệu quả nhất
- Có một thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, chăm chỉ, chính xác và đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm có một sức khoẻ tốt, không bị bệnh sợ độ cao, các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh hiểm nghèo,…
- Cần có một óc sáng tạo, xử lý tình huống nhanh chóng, chính xác, chịu khó tìm hiểu, học hỏi,…
Lí do nên chọn nghề điện dân dụng
Không bị ám ảnh về thất nghiệp
Khi bạn vừa tốt nghiệp đại học thì mối lo lắng đầu tiên đó là tìm một công việc phù hợp. Thì nghề điện dân dụng là một lựa chọn tốt khi giờ đây mọi công việc đều có sự góp mặt của điện năng. Các thiết bị điện luôn cần sửa chữa và bảo trì chính vì vậy nếu bạn theo học ngành điện thì sẽ không cần lo lắng về vấn đề này.
Đây là công việc mang tính ổn định, lâu dài
Với nghề liên quan đến sửa chữa điện dân dụng thì lượng khách hàng luôn ổn định theo thời gian. Không một thiết bị động cơ nào, thiết bị nào có thể hoạt động lâu dài mà không cần sự can thiệp của việc sửa chữa. Cơ hội làm việc không chỉ ở thiết bị dân dụng mà còn là những công việc liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng mạng hệ thống điện. Những công việc phù hợp với chuyên ngành bạn học.
Tuy nhiên để làm những công việc như vậy, bạn cần có một vốn kiến thức là luôn chăm chỉ rèn luyện để trau dồi bản thân để có thể duy trì công việc lâu dài.
Nghề sửa chữa điện dân dụng đơn giản, dễ làm
Nghề điện dân dụng luôn đòi hỏi người làm phải có một kĩ năng nhất định. nhưng đây vẫn là một công việc dễ làm và dễ tiếp cận bởi các kĩ thuật chuyên môn sử dụng có thể được cập nhật theo những nguyên tắc, nguyên lý chung hầu như không có sự thay đổi nhiều. Do đó bạn có thể nắm chắc các kiến thức là áp dụng vào công việc một cách thuận lợi.
Không chỉ vậy ngành điện dân dụng còn là ngành có thể làm ở nhiều nơi, nhiều chỗ khác nhau để tạo thu nhập cho bản thân.
Trên đây là một số những thông tin về ngành điện dân dụng. Tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có những kiến thức hữu ích. Hẹn các bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi.