Điện hóa là gì? Chi tiết về Điện hóa mới nhất 2021 | LADIGI

220px Faraday Daniell

Hai nhà hóa học Anh John Daniell (Trái) and Michael Faraday (Phải), là cha đẻ của ngành điện hóa ngày nay.

Điện hóa là tên gọi một lĩnh vực trong hóa học nghiên cứu về mối liên hệ giữa các quá trình hóa học và dòng điện. Một phản ứng hóa học xảy ra khi có dòng điện chạy qua, hay qua phản ứng hóa học có một hiệu điện thế, đây là những quá trình điện hóa. Trong các quá trình này luôn tồn tại đồng thời hai hiện tượng: ôxi hóa và ôxi hóa khử (phản ứng ôxi hóa khử.

Mục lục

  • 1

    Lịch sử phát triển

  • 2

    Ứng dụng điện hóa

  • 3

    Cơ sở hóa học

  • 4

    Tham khảo

  • 5

    Liên kết ngoài

Lịch sử phát triển

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • 1799: Alexandro Volta lần đầu tiên chế tạo ra pin hoạt động được, trước đấy Luigi Galvani đã có nhiều thí nghiệm trên đùi ếch, các cơ chúng co lại khi chạm vào kim loại khác nhau
  • 1832: Michael Faraday phát hiện ra định luật cơ bản về điện hóa
  • 1929: Jaroslav Heyrovský nghiên cứu về phương pháp cực phổ và nhận được giải Nobel hóa học cho công trình này vào năm 1959
  • 1969: tế bào nhiên liệu hiđrô đã được nghiên cứu và dùng trong chương trình Apollo, chúng không chỉ là nguồn điện mà còn cung cấp cả nước cho phi hành đoàn

Ứng dụng điện hóa

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

  • Trong sản xuất các kim loại như kali, nhôm,… hay các halogen như clo, flo,… qua điện phân
  • Sản xuất các nguồn điện di động như pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu,…
  • Phân tích các chất hóa học trong hóa phân tích, ví dụ trong phương pháp cực phổ
  • Kỹ thuật mạ điện

Cơ sở hóa học

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Trong các ôxít kim loại có liên kết ion, ví dụ CaO thì Ca cho e–, chất bị ôxi hóa và O nhận e–, chất ôxi hóa hay chất bị ôxi hóa khử, các quá trình:

Ôxi hóa: Ca → Ca2+ + 2e–
Ôxi hóa khử: O + 2e– → O2-
Phản ứng ôxi hóa khử: Ca + O → Ca2+ + O2-

Khi mở rộng các khái niệm này ra, quá trình ôxi hóa: chất A cho ne– thành An+, quá trình ôxi hóa khử: chất B nhận ne– thành Bn-, phản ứng ôxi hóa khử A + B → An+ + Bn-; khi A và B đều là kim loại thì có phản ứng ôxi hóa khử An+ + B → A + Bn+.

Nếu phản ứng này là liên tục thì có 1 dòng chuyển động của ne– hay 1 dòng điện giữa A và B

Nếu các ion này có mặt trong 1 điện trường thì dưới tác dụng của lực tĩnh điện, các ion có điện tích âm sẽ di chuyển và tụ lại trên cực dương anôt, còn ion dương thì về cực âm catôt

Tham khảo

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Liên kết ngoài

[

sửa

|

sửa mã nguồn

]

Rate this post

Viết một bình luận