Nguyên tắc VÀNG cho việc điều trị bệnh: càng sớm kết quả mang lại càng cao. Nhiều trường hợp chỉ cần cách ly, nhịn ăn, sưởi, muối, thay nước và THỜI GIAN là đủ.
A. CHUẨN BỊ
+ SƯỞI
+ Bể bệnh viện: bể sạch dung tích khoản 20-50 lít (chiều cao tối ưu để điều trị khoản 15-20 cm, vì vậy bạn nên chọn bể có diện tích mặt thoáng rộng)
+ Máy sủi oxy
+ Muối
+ Nước sạch để thay
B. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁ VÀNG BỆNH:
***Tình huống thường gặp nhất là mang cá mới về mà không theo quy trình cách ly chuẩn, cá thường biểu hiện: nổi đốm trắng, lười bơi, ăn ít, nằm đáy…
Dấu hiệu về hoạt động bơi:
+ Cá vàng tách đàn, bơi lội bất thường là một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết có điều gì đó không ổn trong bể cá của bạn.
+ Cá vàng nằm đáy bể, không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn.
Những dấu hiệu về hô hấp bất thường :
+ Cá hô hấp không bình thường, thở nhanh, hả miệng lớn khi thở là một dấu hiệu nguy hiểm.
+ Nó có thể được gây ra bởi vấn đề về sức khoẻ của cá vàng, hay có vấn đề của chất lượng nước bể cá. + Nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc rằng cá của bạn đã bị bệnh.
Bỏ ăn:
+ Cá chán ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do bạn thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá.
+ Cá bị bệnh có thể nuốt miếng ăn vào miệng sau đó lại nhả ra ngay.
+ Bỏ ăn thường đi kèm với tách bày, nằm đáy.
Dấu hiệu về cơ thể:
+ Rụng, rách vây, đuôi, đầu các vết rách…
+ Cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang mang trứng hoặc có chửa nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng do vi khuẩn.
Thay đổi Màu sắc:
+ Sự mất màu trên cơ thể cá cũng có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, và các yếu tố trong bể nuôi như oxi, ánh sáng.
+ Ngoài ra cá cũng thay đổi màu sắc khi bị căng thẳng hoặc cá tấn công lẫn nhau.
Các vết lở loét và các vết xuất huyết:
+ Bệnh trên da cá thường biểu hiện ở dạng như các u nang, các đốm, vết lở loét… +Những con cá bị bệnh có thể do ký sinh trùng gây ra như nấm, rận nước, trùng mỏ neo…
+Khi cá vàng có bệnh ngoài da thường bị “ngứa” và những con cá bị bệnh này thường tự chữa bằng cách cọ mình vào những vật có bề mặt nhám, xù xì trong bể.
C. NHỮNG BƯỚC CẦN LÀM TRONG BỂ BỆNH VIỆN
C1. Trước khi đưa bé cưng vào viện an dưỡng, bạn cần chuẩn bị tốt nơi nghỉ ngơi:
+ Cho nước đã xử lý vào bể, mực nước 12-15cm là phù hợp.
+ Sủi oxy khoản 1-2 giờ
+ Cho muối khoản 1 phần ngàn
+ Cắm SƯỞI 28-30 độ C
C2. Cho bé cưng vào, tiếp tục các bước sau:
+ Nhịn ăn
+ Tăng nhiệt độ lên từ từ đến khoản 30oC
+ Thay nước mỗi 12 giờ, nhớ bù muối NẾU CẦN. Các ngày 3,4,5 có thể thay nước mỗi 24 giờ
QUAN SÁT CÁC BÉ CƯNG, THEO DÕI DIỄN BIẾN CÁC TRIỆU CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CHÍNH XÁC BỆNH GÌ ĐỂ ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.
C3. THỜI GIAN điều trị ban đầu là 3-5 ngày:
+ Sau 3-5 ngày nếu bé cưng hết các triệu chứng thì có thể cho vào bể chính. Nhớ giảm nhiệt, lượng muối ở ngày cuối trước khi cho vào bể chính.
+ Điều quan trọng trong điều trị ban đầu là quan sát các diễn biến bệnh tiếp theo để định bệnh chính xác qua đó can thiệp ngay bằng ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU.
D. VIỆC CẦN LÀM VỚI BỂ CHÍNH
+ NHỊN ĂN
+ Nếu có cá lâu kính thì bắt riêng ra.
+ Quan sát các bé cưng khác, có dấu hiệu là cho vào bể bệnh viện ngay.
+ Thay nước 30-50%, thay hàng ngày trong 3 ngày kế tiếp 20%, nếu hồ trãi sỏi, vật trang trí nên lấy ra vệ sinh, phơi khô và tạm thời không cho vào bể.
+ Kiểm tra lại các thông số về chất lượng nước: NH3, NO2, NO3, pH, oxy, nhiệt độ… Nếu các chỉ số này vượt quá mức cho phép phải điều chỉnh lại
+ Kiểm tra các ngóc ngách, bể lọc xem có sinh vật chết không
+ Cho muối 1 phần ngàn nếu cần
+ Cho ăn ít lại sau 3-5 ngày nhịn ăn
+ Vệ sinh hệ lọc: thay bông lọc nếu có dùng, làm sạch chổi lọc, thêm men vi sinh, thêm than hoạt vào. Về lâu dài phải nâng cấp hệ lọc.
** Nếu bạn xác định các bé cưng bị bệnh lây nhiễm thì tuỳ theo bệnh mà đánh thuốc cho cả hồ chính.
Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn