Rối loạn tiền đình với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai,… gây không ít phiền toái cho cuộc sống, công việc của người bệnh. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến, nhất là trong giới văn phòng. Song không ít người nhầm lẫn, chủ quan trong điều trị khiến rối loạn tiền đình tái phát thường xuyên.
1. Nguyên tắc trong điều trị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là hội chứng gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn,…
Hội chứng tiền đình gồm hai nhóm chính xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau:
- Hội chứng tiền đình ngoại biên: do viêm dây thần kinh số 8 (VD: tác dụng phụ của khánh sinh nhóm aminosid), viêm mê nhĩ, bệnh meriene, u góc tiểu cầu não, virus gây viêm thần kinh sọ não số 8, chấn thương mê lộ,…
- Hội chứng tiền đình trung ương: do thiếu máu não hệ thống nền, u thân não, áp xe não, khối máu tụ vùng hố sau,…
Do vậy, để điều trị rối loạn tiền đình tận gốc và hiệu quả, trước hết cần xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời cần dùng thuốc điều trị các cơn chóng mặt, đau đầu – triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh.
2. Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
- Thuốc glucocorticoid: methylprednisolon (tác dụng chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình)
- Thuốc an thần: diazepam, lorazepam… (dùng trong những ngày đầu để giảm lo lắng cho bệnh nhân)
- Thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình: betahistin, almitrin – raubasin (thường sử dụng sau giai đoạn cấp để điều trị duy trì)
- Thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não: flunarizin, cinnarizin
- Thuốc hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình: piracetam, Ginkgo biloba
- Nhận biết sớm, chữa kịp thời để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Hỗ trợ điều trị bằng phương pháp tự nhiên
- Ngâm chân với nước nóng: giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Day ấn huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút.Giúp kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng hoa mắt chóng mặt
- Xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và đỉnh đầu 10-20 phút để giảm triệu chứng và phòng ngừa rối loạn tiền đình
Xem thêm
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
- Thường xuyên tập thể dục
- Hạn chế ngồi liên tục quá lâu, giữ nguyên một tư thế (nhất là ngồi máy tính liên tục trong phòng điều hòa, nhiệt độ lạnh)
- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột
- Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, thực phẩm có mùi vị kích thích,…
- Uống nhiều nước
- Tránh lái xe, điều khiển máy móc khi thường xuyên bị choáng váng
- Tránh leo trèo cao
- Ban đêm nên để đèn sáng để dễ quan sát sự vật xung quanh
- Khi nằm nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu lên não tốt hơn
- Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu, hốt hoảng,…
Với triệu chứng ban đầu đặc trưng là hoa mắt, chóng mặt, không ít người đã lầm tưởng rối loạn tiền đình với các cơn chóng mặt thông thường và chủ quan tự ý mua thuốc về dùng. Bệnh đã không được nhận biết đúng và điều trị tận gốc nên tái đi tái lại. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Vì vậy, khi có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt,… nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân, cũng như điều trị bệnh kịp thời.
DS Thu Trang
Theo Nội khoa Việt Nam