Định Nghĩa Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm bà mẹ việt nam anh hùng đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định nghĩa Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng là gì?
Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia định nghĩa về Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng là: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là danh hiệu được Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.”
Định nghĩa Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng là gì?
Danh hiệu này được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” ngày 29/8/1994[1], sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điểm a khoản 2 Điều 58 Luật Thi đua, khen thưởng 2003.
Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Tiêu chuẩn đạt danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” (kể cả là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam) dành cho những phụ nữ đạt một trong những tiêu chuẩn sau:
- Có 2 con trở lên là liệt sĩ;
- Có 2 con mà 1 con là liệt sĩ, 1 con là thương binh với thương tật từ 81% trở lên.
- Chỉ có 1 con mà người đó là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ, chồng hoặc bản thân là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ đã được pháp luật xác nhận, và đã được Chính phủ tặng Bằng “Tổ Quốc Ghi Công”.
Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần, vẫn được tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”
Người chồng là liệt sĩ nói ở trên đây là người đã được Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà Bà mẹ là vợ của người đó được hưởng chế độ tuất liệt sĩ.
Danh hiệu này do Chủ tịch nước ký tặng hoặc truy tặng theo đề nghị của Chính phủ. Người được tặng (truy tặng) được cấp bằng và huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Top 3 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng vĩ đại nhất cùng những câu chuyện cảm động
-
Mẹ Lê Thị Soi
Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Soi, sinh năm 1915, quê xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2014, mẹ chuyển vào Vũng Tàu sinh sống tại số 97 đường Võ Văn Tần, phường Thắng Nhất. Mẹ Lê Thị Soi có 2 con trai là liệt sĩ. Năm 18 tuổi, mẹ Lê Thị Soi kết duyên với người thanh niên cùng xã Lê Văn Nghi và sinh được 8 người con. Khi vừa tròn mười tám đôi mươi, 5 người con của mẹ Lê Thị Soi lần lượt tham gia cách mạng.
Năm 1966, sau khi lập gia đình được vài tháng và chưa kịp có con thì ông Lê Văn Thất (sinh năm 1944), con trai cả của mẹ, đã hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại mặt trận phía Nam. Tiếp đó, tháng 8-1969, ông Lê Văn Thập (sinh năm 1951), con trai thứ hai của mẹ, cũng lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7. Tiếp nối tinh thần yêu nước của các anh, 2 người con gái của mẹ là Lê Thị Gia và Lê Thị Dâu cũng tình nguyện đi thanh niên xung phong. Đến năm 1970, người con trai thứ 5 của mẹ là ông Lê Văn Sỹ cũng tham gia dân công hỏa tuyến, mở đường ở khu vực biên giới Việt – Lào.
Ở nhà, mẹ Lê Thị Soi luôn mong chờ ngày đất nước thống nhất để gia đình được đoàn tụ. Thế nhưng, tháng 9-1970, mẹ Lê Thị Soi nhận được tin con trai Lê Văn Thập hy sinh tại chiến trường Sa Mát, tỉnh Tây Ninh. Nỗi đau này chưa nguôi thì đến tháng 1-1977, mẹ Lê Thị Soi tiếp tục nhận được tin con trai Lê Văn Thất hy sinh tại mặt trận Tây Nam. Đến nay, mẹ Lê Thị Soi vẫn chưa tìm được hài cốt của 2 con trai đã hy sinh. Năm 2014, mẹ Lê Thị Soi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam Anh hùng.
-
Mẹ Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010)
Mẹ Nguyễn Thị Thứ sinh ra tại Thanh Quýt, Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam, có chồng, 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ. Mẹ là người có nhiều con cháu hi sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài gần 30 năm (kể từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975).
Top 3 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng vĩ đại nhất cùng những câu chuyện cảm động
Tại khu vườn nhà mẹ có 5 hầm bí mật, nơi mẹ Thứ và người con gái cả nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội và du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mẹ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 17 tháng 12 năm 1994.
Mẹ Nguyễn Thị Thứ là bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tường đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Mẹ mất vào lúc 1 giờ 40 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng. Người con gái cả của mẹ Nguyễn Thị Thứ tên là Lê Thị Trị, cũng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 30 tháng 4 năm 2007, vì có chồng và 2 con gái là liệt sĩ.
Xem thêm bài viết cảm động nhưng đầy nhân văn về bài viết: “Tờ tiền 500 ngàn của mẹ”
-
Mẹ Lê Thị Tự (1902 – 1982)
Mẹ Lê Thị Tự sinh ra ở thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương, có 9 trong tổng số 12 người con là liệt sĩ.
Mẹ Tự lập gia đình năm 20 tuổi với ông Phan Văn Tại – một người giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ông đã cùng nhân dân Tấn Thới tham gia cướp chính quyền, rồi gia nhập vũ trang Tân Thơi chiến đấu Giữ quê hương.
Trong cuộc kháng chiến, mẹ Tự đã bị bắt giam ở nhà lao Thủ Đức nhằm khai thác thông tin của đồng đội và con trai mẹ. Song chúng buộc phải thả mẹ và ra lệnh trúc xuất mẹ khỏi quê hương khi chẳng khai thác được gì.
Năm 1994, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Theo reviews365