Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi giai đoạn này chính là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần chú ý hơn cả.
1. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu
Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Do đó, mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ sẽ giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần khi lớn lên. Tuy nhiên, khi bà mẹ ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng và tích tụ trong cơ thể. Kết quả sẽ làm cho mẹ tăng cân, tích trữ nhiều chất béo. Đây có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim, đột quỵ hoặc trầm cảm.
Vì thế, các sản phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai, điều này sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ được sinh ra đủ dinh dưỡng có thể có IQ cao hơn những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trí thông minh còn được quyết định bởi gen, dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ nhưng vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của bé.
Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
- Năng lượng: tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
- Protein: tăng 18g/ngày.
- Chất béo: chiếm 20 – 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
- Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
- Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 – 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm …
2. Những thực phẩm nên lựa chọn cho bà mẹ mang thai 3 tháng cuối
2.1. Thực phẩm giàu sắt và protein
Cơ thể mẹ sẽ cần bổ sung thêm lượng sắt trong ba tháng cuối của thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh thậm chí sinh non. Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung khoảng 27mg sắt/ngày. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn của mẹ như: các loại rau có lá màu xanh đậm (rau bina, rau cải xoăn…), trái cây sấy khô (nho khô, mơ khô, hạt bí ngô, vừng…), đậu nành, thịt đỏ và thịt gia cầm.
Protein cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Các acid amin có ở thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 75 – 10 gam protein theo khuyến nghị mỗi ngày.
2.2. Thực phẩm giàu canxi
Việc bổ sung canxi trong 3 tháng cuối của thai kỳ rất quan trọng. Vì hàm lượng canxi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương của bé và giúp cho xương có cấu trúc vững chắc. Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung đủ 1,000 gam canxi mỗi ngày theo khuyến nghị. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như: sữa, phô mai, paneer, sữa chua (đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột).
2.3. Thực phẩm giàu magie
Cùng với canxi, người mẹ cũng cần magie với một lượng tương xứng để đồng hóa canxi. Magie giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và cũng ngăn ngừa sinh non. Cứ 1,000 gam canxi cần 400mg magie để đồng hóa. Nguồn thực phẩm có giàu magie như: đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô.
2.4. Thực phẩm giàu DHA
Acid béo DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não của trẻ. Một lượng 200mg mỗi ngày theo khuyến nghị giúp cho não bộ của bé phát triển tốt. Dầu cá, cá béo như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Vì vậy, hãy sử dụng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn của bà bầu đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
2.5. Thực phẩm giàu acid folic
Acid folic làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh. Bà mẹ cần chắc chắn nhận được ít nhất 600 – 800 mg acid folic mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn khi đang mang thai đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, bà mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu acid folic vào chế độ ăn theo nhu cầu khuyến nghị. Những thực phẩm có giàu acid folic sử dụng trong chế độ ăn như: rau có lá màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.
2.6. Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón là phổ biến trong thời kỳ mang thai, theo đó một chế độ ăn giàu chất xơ không những giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có thể giúp làm sạch mật. Nước trong đường tiêu hóa được hấp thụ bởi lượng chất xơ, nên hãy bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể. Những loại thực phẩm giàu chất xơ được lựa chọn cho khẩu phần ăn của bà mẹ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối bao gồm: trái cây, quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
2.7. Thực phẩm giàu vitamin C
Tăng lượng vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn trong giai đoạn thai kỳ. Những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào như: trái cây họ cam quýt (chanh, cam, dưa), tiêu xanh, bông cải xanh.
3. Những thực phẩm nên tránh trong 3 tháng cuối của thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối của thai kỳ không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn những thực phẩm tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn phụ thuộc vào việc tránh những loại thực phẩm không nên sử dụng cho mẹ ở giai đoạn này.
Chứng ợ nóng, bàn chân và bàn tay sưng, mệt mỏi, táo bón là một số vấn đề thường gặp ở thời kỳ mang thai. Nếu dung nạp một số thực phẩm không có lợi sẽ làm cho các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà mẹ nên tránh sử dụng:
- Thực phẩm cay và béo: Thực phẩm giàu chất béo và gia vị đặc biệt là thực phẩm chiên sẽ làm tăng sự khó chịu của chứng ợ nóng. Chúng rất khó tiêu hóa và có thể cản trở giấc ngủ. Nên tránh những đồ chiên rán đặc biệt là không ăn vào buổi đêm.
- Thực phẩm giàu natri: Lượng natri cao sẽ dẫn đến sưng và đầy hơi. Bà bầu nên tránh ăn khoai tây chiên giòn, dưa chua, nước sốt, thực phẩm đóng hộp và sốt cà chua. Đồng thời nên uống thêm nhiều nước để điều chỉnh nồng độ natri trong cơ thể.
- Đồ uống có ga và caffeine: Cà phê và trà nên tránh hoàn toàn trong thai kỳ. Vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Đồ uống có ga được nạp đường và chất ngọt nhân tạo nên chất dinh dưỡng của nó hoàn toàn bằng không.
- Rượu: Ở giai đoạn này, bắt buộc không được sử dụng rượu vì nó có thể cản trở quá trình sinh nở.
- Đồ ăn vặt: Bà bầu có thể thèm ăn gà rán hay hamburger nhưng những đồ ăn vặt này tốt nhất nên tránh khi mang thai. Hãy lựa chọn những thức ăn nhẹ như: bánh mì, các loại hạt…
Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ có vai trò rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ để chuẩn bị đến giai đoạn vượt cạn. Vì thế ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, mẹ bầu cần chú ý và hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Ngoài ra, các thai phụ cũng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai cũng như một số cách để hạn chế các bệnh lý thường gặp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, healthline.com, vinmec.com