Lười biếng được hiểu như thế nào? Tại sao ngày nay giới trẻ lại dễ mắc phải tật lười biếng đến thế? Và sự lười biếng có cách nào để khắc phục không?
Lười biếng được hiểu như thế nào? Tại sao ngày nay giới trẻ lại dễ mắc phải tật lười biếng đến thế? Và sự lười biếng có cách nào để khắc phục không? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến các bạn một số thông tin đó.
Lười biếng được hiểu như thế nào?
Khái niệm lười biếng có lẽ hơi khó để cắt nghĩa bởi khi đọc lên nó đã bao quát được hàm ý của từ ngữ rồi. Hiểu một cách đơn giản thì lười biếng chính là một trạng thái vận động hời hợt, không thích và không chịu cố gắng. Đi kèm với nó là thái độ tỏ ra mệt mỏi và khó chịu khi phải thực hiện một công việc nào đó.Có thể coi lười biếng là một tật xấu của mỗi người.
Một vài biểu hiện của sự lười biếng được bộc lộc qua hành vi trốn tránh, không muốn cố gắng và nỗ lực để làm bất kỳ điều gì. Khi có khó khăn thử thách thì dễ dàng đầu hàng và dễ dàng chấp nhận kết quả mà không có sự vượt lên nào cả. Đùn đẩy trách nhiệm, không dám đối mặt với thử thách cũng là một biểu hiện của sự lười biếng.
Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì?
Nguyên nhân của sự lười biếng
Lười biếng được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính sau:
-
Lười biếng do sự bao bọc, che chở từ gia đình : Việc giới trẻ luôn luôn nhận được sự bao bọc, bảo vệ từ gia đình là điều đương nhiên. Tuy nhiên khi bố mẹ nuông chiều con cái của họ quá, sẽ dẫn đến một điều là con trẻ bắt đầu ỉ nại và dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Chúng bị phụ thuộc vào gia đình quá nhiều và không có động lực hay mục tiêu để phấn đấu…Khi có khó khăn, thử thách đã có bố mẹ trợ giúp và điều này khiến cho giới trẻ bị mất đi khả năng tự nhận thức vấn đề và tư duy rằng mình phải nỗ lực vượt qua. Dần dần chúng bị phụ thuộc và dựa dẫm quá nhiều và chúng cảm thấy mình không cần thiết phải làm gì cả.
-
Lười biếng do chính bản thân mình : Xã hội ngày càng phát triển và việc đắm mình trong các thiết bị công nghệ là việc không thể tránh khỏi đối với giới trẻ hiện nay. Chính vì lẽ đó mà chúng trở nên lười biếng làm mọi chuyện và chỉ biết tiêu thời gian của mình cho các hoạt động bổ ích. Mọi người có thái độ thờ ơ và không có hứng thú trong công việc hay học tập ngoài giải trí và vui chơi. Khi điều này được lặp lại nhiều lần và trở thành một thói quen, cơ thể và hệ thần kinh của bạn sẽ từ chối tiếp nhận các công việc và báo hiệu cho bạn sự cần thiết phải nghỉ ngơi. Đó chính là biểu hiện của sự lười biếng. Một điều nữa gây nên sự lười biếng ở mọi người chính là việc sợ hãi. Bạn cho rằng mình không thể làm được điều này, mình không thể vượt qua được thử thách này, bạn sợ hãi rằng bản thân sẽ không thu được kết quả nào mà thậm chí còn bị tổn thương…. Vì thế chúng khiến bạn từ chối những công việc đó với lí do là bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Có một thực tế là cơ thể của chúng ta luôn tìm cách duy trì những trạng thái quen thuộc của bản thân. Vì vậy nếu sự lười biếng kia bạn không thể vượt qua thì nó sẽ trở thành thói quen xấu cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Nói giảm nói tránh là gì? Cách sử dụng biện pháp này
Một số cách khắc phục sự lười biếng
-
Đối thoại với chính bản thân mình: Đó là việc bạn thường xuyên nói chuyện với chính bản thân mình. Các chuyên gia đã phân tích rằng nói chuyện với chính mình có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác và những việc mình làm. Bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy cảm giác tích cực mỗi khi bạn nói chuyện với bản thân về một nhiệm vụ sắp phải chinh phục. Ví dụ như ngày hôm nay của bạn sẽ thật dài và khó khăn. Thay vì bỏ cuộc, bạn hãy tự nói với mình rằng : “ hãy cứ làm đi vì biết đâu mình sẽ đạt được kết quả tốt thì sao!” và bạn hãy đón nhận nó với một tình thần vui vẻ thoải mái nhất. Việc độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng giúp bạn có những suy nghĩ và cái nhìn tích cực về mọi việc. Từ đó đẩy lùi tật lười biếng của bản thân
-
Chỉ tập trung vào một số việc quan trọng trong một lần: Mọi người thường có những kế hoạch và danh sách việc làm rất hoành tráng, tuy nhiên lại ít ai có thể làm hết được những gì mà mình đã lên kế hoạch. Chỉ tập trung vào một hai điều quan trọng trong số những công việc đó. Sau đó bạn hãy dồn hết động lực để đạt được mục tiêu. Việc làm này giúp các bạn không bị chán nản bởi một đống công việc quá tải mà mình viết ra bởi khi quá nhiều công việc thì các bạn thường không biết nên bắt đầu từ đâu và dễ sinh ra tật lười biếng không làm gì cả.
-
Sắp xếp nơi sống ngăn nắp: Một môi trường làm việc năng động và giúp bạn có cảm giác muốn được làm việc hết mình chính là môi trường sạch sẽ, được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.
Một vài biện pháp nữa giúp bạn vượt qua được tật lười biếng chính là thường xuyên tập thể dục để đầu óc được thư thái, dành thời gian làm những điều mình thích để kích thích sự hăng say của bản thân, đặt mục tiêu và kế hoạch và tìm bạn đồng hành để cùng nhau cố gắng….
Sự lười biếng chính là nguyên nhân để bản thân né tránh khỏi những công việc và những nhiệm vụ khó khăn. Nhưng một khi bạn quyết tâm để bắt đầu và giải thoát cho bản thân ra khỏi sự lười biếng thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Mong rằng khái niệm lười biếng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục sự lười biếng mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn nhận thức đúng đắn để thay đổi bản thân mình.
>> Bài liên quan: