Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nhiều, nên các thiết bị chăm sóc sức khỏe này cũng đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn về sức khỏe lưu ý: Không nên lạm dụng chúng!
Đầu tháng 2-2005, Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cấp cứu bệnh nhân N.T.N.H, nữ, 50 tuổi, ngụ tại P.25, Q. Bình Thạnh, TPHCM, trong tình trạng vận động khó khăn, đau cột sống, sưng nề nhiều vùng trên người. Bệnh nhân cho biết, do thấy cơ thể gần đây thường bị nhức mỏi, được người quen chỉ dẫn nên bà quyết định mua một ghế massage hiệu Perfect, giá 20 triệu đồng, để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng máy mới được một tuần, thì bà bắt đầu có cảm giác đau ở vùng lưng, bắp chân, khớp gối… rồi dần dần đi lại rất khó khăn. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định tình trạng của bệnh nhân là do quá lạm dụng máy massage!
Sảng khoái và… chữa bách bệnh (!?)
Trong vai người có nhu cầu mua máy massage, tôi đến một cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1. Tiếp tôi là 2 nhân viên bán hàng chào mời rất đon đả. Sau khi nhiệt tình mời bằng được khách ngồi thử vào chiếc ghế massage hiệu Perfect PF M44 có giá tới 42,9 triệu đồng, các cô bắt đầu thi nhau “ca” đây là loại ghế thế hệ mới nhất, cao cấp nhất và được làm bằng chất liệu đặc biệt nhất trên thế giới, là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ kỹ thuật số và kỹ năng massage chuyên nghiệp (?!)… Vì vậy, ngoài nhiều chế độ massage thông thường, ghế còn được thiết kế để có thể massage theo trạng thái tâm lý con người. Như để minh chứng cho những tính năng trên, khi tôi vừa yên vị trên ghế họ lập tức bấm nút cho hệ thống tivi, DVD và chế độ đấm bóp lập trình sẵn hoạt động mà hệ thống nút điều chỉnh nằm ngay tay vịn của ghế. Bên cạnh tôi, một khách hàng khác cũng đang được ngồi thử trên chiếc ghế “chăm sóc sức khỏe tối ưu”, được giới thiệu là có đèn hồng ngoại với công dụng làm sống dậy các huyệt đạo trong cơ thể, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu và thư giãn cơ… Ngoài ra, chiếc ghế này còn được quảng cáo là còn điều trị được những căn bệnh kinh niên do mệt mỏi lâu ngày gây ra như: đau đầu, đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, kể cả… mất ngủ. Một chiếc máy massage chân còn được người bán giới thiệu là có thể “giải quyết” được các căn bệnh có liên quan tới tứ chi, phát huy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật phát sinh…
Cứ tập thoải mái, thấy “đã” thì ngừng
Cứ như thế, khách hàng như lọt vào mê hồn trận và lầm tưởng rằng những loại máy này có thể chữa được bá bệnh. Tuy nhiên, khi tôi thắc mắc máy tác động vào hệ thống huyệt đạo như thế nào, cường độ hoạt động và thời gian sử dụng như thế nào cho tối ưu… thì các nhân viên bắt đầu ú ớ rồi phán: “Cứ cho máy chạy thoải mái, thấy đã thì ngừng lại”!
Rời cửa hàng chuyên bán máy massage, chúng tôi ghé đến một cửa hàng chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao trên đường Phạm Hồng Thái, Q.1. Ngoài một số máy massage, tại đây bày bán rất nhiều loại máy tập thể dục tại nhà. Có loại máy giá trên dưới 1 triệu đồng nhưng cũng có loại giá lên đến… 70 triệu đồng! Các máy này đều có các chức năng đạp xe, leo núi, xoay eo, chèo thuyền, đi bộ. Cũng như những cửa hàng chuyên bán máy massage, ở đây tuyệt nhiên không có một nhân viên nào am hiểu để cách sử dụng máy, cứ thấy khách cần mua là bán ngay, không cần biết sức khỏe người sử dụng có phù hợp với máy hay không.
Chỉ có tác dụng hỗ trợ
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thanh Hải, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, hiện nay số người có nhu cầu sử dụng các loại máy tập đa năng, máy massage là rất cao, nhưng đa số lại không được hướng dẫn sử dụng như thế nào cho đúng cách, vì thế khi sử dụng thường bị tác dụng ngược. Trong năm qua BV đã tiếp nhận cả chục bệnh nhân đến khám và điều trị với các triệu chứng như bà H. nói trên, mà nguyên nhân là do không biết cách sử dụng máy massage, máy tập thể dục.
Bác sĩ Hải cho biết các loại máy này chỉ tác dụng trên những lớp cơ bên ngoài, không tác dụng được vào sâu trong cơ thể nên không hiệu quả như quảng cáo. Do vậy, không thể dựa hoàn toàn vào máy móc để chữa bệnh mà phải kết hợp với những bài tập thể dục hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng phải có ý kiến của các nhà chuyên môn, nếu lạm dụng thì hệ thống cơ bắp sẽ thụ động và nhão ra, máy chỉ là phương tiện hỗ trợ, không gì tốt hơn tự thân vận động. Riêng các máy massage ngực chỉ có giá trị về thẩm mỹ chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Trong vai người có nhu cầu mua máy massage, tôi đến một cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1. Tiếp tôi là 2 nhân viên bán hàng chào mời rất đon đả. Sau khi nhiệt tình mời bằng được khách ngồi thử vào chiếc ghế massage hiệu Perfect PF M44 có giá tới 42,9 triệu đồng, các cô bắt đầu thi nhau “ca” đây là loại ghế thế hệ mới nhất, cao cấp nhất và được làm bằng chất liệu đặc biệt nhất trên thế giới, là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ kỹ thuật số và kỹ năng massage chuyên nghiệp (?!)… Vì vậy, ngoài nhiều chế độ massage thông thường, ghế còn được thiết kế để có thể massage theo trạng thái tâm lý con người. Như để minh chứng cho những tính năng trên, khi tôi vừa yên vị trên ghế họ lập tức bấm nút cho hệ thống tivi, DVD và chế độ đấm bóp lập trình sẵn hoạt động mà hệ thống nút điều chỉnh nằm ngay tay vịn của ghế. Bên cạnh tôi, một khách hàng khác cũng đang được ngồi thử trên chiếc ghế “chăm sóc sức khỏe tối ưu”, được giới thiệu là có đèn hồng ngoại với công dụng làm sống dậy các huyệt đạo trong cơ thể, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu và thư giãn cơ… Ngoài ra, chiếc ghế này còn được quảng cáo là còn điều trị được những căn bệnh kinh niên do mệt mỏi lâu ngày gây ra như: đau đầu, đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh, kể cả… mất ngủ. Một chiếc máy massage chân còn được người bán giới thiệu là có thể “giải quyết” được các căn bệnh có liên quan tới tứ chi, phát huy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật phát sinh…Cứ như thế, khách hàng như lọt vào mê hồn trận và lầm tưởng rằng những loại máy này có thể chữa được bá bệnh. Tuy nhiên, khi tôi thắc mắc máy tác động vào hệ thống huyệt đạo như thế nào, cường độ hoạt động và thời gian sử dụng như thế nào cho tối ưu… thì các nhân viên bắt đầu ú ớ rồi phán: “Cứ cho máy chạy thoải mái, thấy đã thì ngừng lại”! Rời cửa hàng chuyên bán máy massage, chúng tôi ghé đến một cửa hàng chuyên bán dụng cụ thể dục thể thao trên đường Phạm Hồng Thái, Q.1. Ngoài một số máy massage, tại đây bày bán rất nhiều loại máy tập thể dục tại nhà. Có loại máy giá trên dưới 1 triệu đồng nhưng cũng có loại giá lên đến… 70 triệu đồng! Các máy này đều có các chức năng đạp xe, leo núi, xoay eo, chèo thuyền, đi bộ. Cũng như những cửa hàng chuyên bán máy massage, ở đây tuyệt nhiên không có một nhân viên nào am hiểu để cách sử dụng máy, cứ thấy khách cần mua là bán ngay, không cần biết sức khỏe người sử dụng có phù hợp với máy hay không.Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thanh Hải, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, hiện nay số người có nhu cầu sử dụng các loại máy tập đa năng, máy massage là rất cao, nhưng đa số lại không được hướng dẫn sử dụng như thế nào cho đúng cách, vì thế khi sử dụng thường bị tác dụng ngược. Trong năm qua BV đã tiếp nhận cả chục bệnh nhân đến khám và điều trị với các triệu chứng như bà H. nói trên, mà nguyên nhân là do không biết cách sử dụng máy massage, máy tập thể dục. Bác sĩ Hải cho biết các loại máy này chỉ tác dụng trên những lớp cơ bên ngoài, không tác dụng được vào sâu trong cơ thể nên không hiệu quả như quảng cáo. Do vậy, không thể dựa hoàn toàn vào máy móc để chữa bệnh mà phải kết hợp với những bài tập thể dục hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng phải có ý kiến của các nhà chuyên môn, nếu lạm dụng thì hệ thống cơ bắp sẽ thụ động và nhão ra, máy chỉ là phương tiện hỗ trợ, không gì tốt hơn tự thân vận động. Riêng các máy massage ngực chỉ có giá trị về thẩm mỹ chứ không có tác dụng chữa bệnh.
4 lưu ý khi sử dụng máy massage
1. Máy móc chỉ có tác dụng thư giãn trong một thời gian nhất định, không nên sử dụng liên tục và lạm dụng nó.
2. Máy massage cầm tay không phải ai cũng dùng được, người mắc bệnh tim tuyệt đối không sử dụng máy này. Người bị viêm nhiễm hoặc có vết thương ngoài da, bong gân, phong thấp… cũng tránh sử dụng, nếu sử dụng trong thời kỳ này người bệnh dễ gặp nguy hiểm. Cẩn thận trong các trường hợp bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường, gout…). Những người bị đau lưng cũng không nên sử dụng máy massage nhiều vì không có tác dụng.
3. Những tác hại của việc lạm dụng máy massage thường âm thầm chứ không xuất hiện ngay để người sử dụng có thể nhận biết được, vì vậy khi sử dụng không nên sử dụng liên tục quá 30 phút/lần và quá 2 lần/ngày.
4. Nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn trước khi mua máy để có hướng dẫn cụ thể thích hợp theo thể trạng của từng người.
(Ghi theo ý kiến bác sĩ Nguyễn Văn Thanh Hải)