Đổ mồ hôi trộm ở người lớn là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Đa số các tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục chúng ra sao? Cùng YouMed tìm hiểu chủ đề này trong bài viết sau.
Đổ mồ hôi trộm là gì?
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể bài tiết mồ hôi trong lúc ngủ. Tình trạng này thường gặp nhất là ban đêm. Do đó có thể có tên gọi khác là đổ mồ hôi đêm.
Mồ hôi trộm thường được bài tiết ở vùng đầu, trán, nách, bàn tay, bàn chân. Mồ hôi có thể nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường mà không phải do nguyên nhân thời tiết.
Vậy nguyên nhân của tình trạng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo.
Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở người lớn
Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở người lớn. Nhưng có 4 nguyên nhân phổ biến là:
Thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là thời kỳ phụ nữ ngừng kinh nguyệt vĩnh viễn. Trong thời kỳ này có những thay đổi đáng kể về lượng hormone estrogen và progesterone. Từ đó có thể gây ra các “cơn bốc hỏa” ở người mãn kinh.
Cơn bốc hỏa được xem là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Chúng ảnh hưởng đến 85% phụ nữ. Các cơn bốc hỏa có thể xảy ra nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm. Do đó, chúng gây đổ mồ hôi trong lúc ngủ mà ta gọi là đổ mồ hôi trộm ở người lớn. Cụ thể hơn là ở những phụ nữ mãn kinh.
Mặc dù tình trạng này không phải là nguyên nhân duy nhất gây khó ngủ. Tuy nhiên chúng có thể góp phần gây giảm chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt là khi chúng ở mức độ nặng.
Thuốc
Một số loại thuốc được có liên quan đến chứng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là:
- Thuốc chống trầm cảm.
- Các loại thuốc dùng để hạ sốt. Ví dụ như: aspirin, acetaminophen. Các chất này có thể gây đổ mồ hôi trộm.
Uống caffein cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi toàn thân. Sử dụng rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ đổ mồ hôi trộm.
Nhiễm trùng
Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể gây đổ mồ hôi trộm. Điều này là do nhiễm trùng có thể gây sốt và tăng thân nhiệt. Điển hình trong trường hợp này là các bệnh:
- Lao.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, và virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Các bệnh liên quan đến nội tiết tố
Những bất thường trong hệ nội tiết của cơ thể có thể gây đổ mồ trộm ở người lớn. Ví dụ như:
- Bệnh cường giáp.
- Bệnh tiểu đường.
- Hormone sinh dục bất thường.
- U tuyến thượng thận.
Ngoài 4 nguyên nhân phổ biến trên, các tình trạng khác có thể làm đổ mồ hôi trộm là:
- Chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis).
- Bệnh lý ung thư.
- Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Cách khắc phục đổ mồ hôi trộm ở người lớn
Thay đổi lối sống
- Thiết kế phòng ngủ thoáng mát.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Hạn chế thức uống chứa caffeine, rượu và thực phẩm cay nóng.
- Uống nhiều nước.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thư giãn bằng các biện pháp vật lý trị liệu như yoga, thiền.
Sử dụng thuốc
Nếu nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở người lớn là do sử dụng thì việc thay đổi liều, hoặc đổi thuốc có thể khắc phục tình trạng này.
Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng cơ bản hoặc các bệnh liên quan đến nội tiết tố thì phải sử dụng thuốc để khắc phục. Ví dụ như thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng.
Đối với nguyên nhân do thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, thuốc có thể được xem xét nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc sử dụng trong liệu pháp hormone, có thể làm giảm đổ mồ hôi trộm. Nhưng chúng có nhiều tác dụng phụ. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm của bạn:
- Thường xuyên.
- Kéo dài.
- Cản trở giấc ngủ.
- Ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày.
- Xảy ra cùng với những thay đổi sức khỏe khác
Việc đến khám bác sĩ là rất quan trọng vì bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân tình trạng của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác. Từ đó có một kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên tổng trạng của bạn.
Đổ mồ trộm ở người lớn xảy ra phổ biến ở cả nam lẫn nữ. Đa số đây là hiện tượng bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể hơn là giảm chất lượng giấc ngủ. Đổ mồ hôi trộm cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn. Do đó, nếu thấy đổ mồ hôi trộm kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đi gặp bác sĩ để khám và có xử trí kịp thời.