Cơ thể của bạn phải hoạt động liên tục để giữ cân bằng sức khỏe. Trong đó bao gồm cân bằng độ axit và độ kiềm, còn được gọi là độ pH.
Video: Độ pH là gì
Tổng quan
Cơ thể kiểm soát rất kỹ độ pH của các chất lỏng như máu và dịch tiêu hóa.
Máu có độ pH từ 7,35 đến 7,45. Do đó nó có tính kiềm nhẹ.
Axit dạ dày có độ pH thấp, khoảng 3 đến 5,5. Nó giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn và bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn xâm nhập.
Thang đo pH có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 14:
- 7: trung tính (nước tinh khiết có độ pH là 7)
- Dưới 7: có tính axit
- Cao hơn 7: có tính kiềm
Thang đo pH. (Nguồn sciencenotes.org)
Phạm vi giá trị tuy nhỏ nhưng thực tế mỗi giá trị pH lớn gấp10 lần so với giá trị tiếp theo. Có thể lấy ví dụ minh họa như sau: độ pH 5 có tính axit cao hơn 10 lần so với độ pH 6 và 100 so với độ pH 7. Tương tự, độ pH 9 có tính kiềm cao hơn 10 lần so với giá trị pH 8.
Cơ thể của bạn sẽ điều chỉnh để luôn giữ độ pH ổn định. Chế độ ăn uống có thể tạm thời thay đổi độ pH tổng thể của cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể làm cho độ pH có tính axit hơn một chút. Các loại thực phẩm khác có thể làm cho nó có tính kiềm.
Nhưng nếu bạn khỏe mạnh, ăn một chế độ ăn uống cân bằng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến độ pH.
Sữa là một loại đồ uống phổ biến được tranh luận sôi nổi về những lợi ích và nguy cơ đối với sức khỏe của bạn. Các loại sữa khác như sữa hạt hoặc sữa đậu nành, thường được quảng cáo là có lợi cho sức khỏe hơn sữa truyền thống.
Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để biết những loại sữa khác nhau có độ pH như thế nào và những điều bạn nên biết về tác động của chúng đến sự cân bằng trong cơ thể.
Ảnh hưởng của thực phẩm sinh axit và sinh kiềm
Thực phẩm không nhất thiết phải có tính axit hay có độ pH thấp để có thể hình thành axit trong cơ thể. Đây là một quan niệm sai lầm khá phổ biến.
Các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin trong thực phẩm là nguyên nhân hình thành axit hoặc kiềm trong quá trình chuyển hóa. Quá nhiều axit trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nếu bạn có bệnh lý tiềm ẩn.
Ăn thực phẩm ít tạo axit có thể giúp cải thiện các tình trạng như trào ngược axit dạ dày hoặc ợ chua. Một nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện ra rằng ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm dường như giúp loại bỏ axit ra khỏi máu, có thể có tác dụng hữu ích đối với bệnh gút.
Ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm như trái cây và rau quả cũng có thể giúp cải thiện và duy trì khối lượng cơ. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm ít bị mất cơ do lão hóa.
Nó có thể là do những thực phẩm này có nhiều khoáng chất như kali – rất quan trọng cho cơ và xương.
Theo nguyên tắc chung, sữa (chẳng hạn như sữa bò), thịt, gia cầm, cá và hầu hết các loại ngũ cốc là thực phẩm tạo axit. Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều tạo kiềm. Một chế độ ăn uống cân bằng nên có nhiều thực phẩm tạo kiềm hơn.
Vấn đề này thực ra có hơi phức tạp một chút, vì thực phẩm có độ pH dưới 7 không nhất thiết là thực phẩm tạo axit. Một ví dụ điển hình là chanh, có tính axit trước khi tiêu hóa nhưng khi bị phân hủy trong cơ thể, các sản phẩm chuyển hóa của nó lại tạo kiềm.
Độ pH của các loại sữa khác nhau
Sữa bò
Sữa – được tiệt trùng, đóng hộp hoặc làm khô – là một loại thực phẩm tạo axit. Độ pH của nó dưới mức trung tính, vào khoảng 6,7 đến 6,9. Đó là do nó có chứa axit lactic. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng độ pH thực tế ít quan trọng hơn việc nó tạo thành axit hay tạo kiềm trong quá trình chuyển hóa.
Các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai cứng, phô mai tươi và kem cũng tạo axit. Sữa chua và sữa tách bơ là những thực phẩm tạo kiềm mặc dù có độ pH thấp từ 4,4 đến 4,8.
Trường cao đẳng khoa học sức khỏe Hoa Kỳ lưu ý rằng sữa tươi là một ngoại lệ – nó có thể tạo kiềm. Tuy nhiên, nếu uống sữa chưa qua xử lý có thể gặp nhiều nguy cơ không an toàn.
Nó thậm chí còn được cho là một phương thuốc chữa chứng trào ngược axit dạ dày hoặc chứng ợ chua. Sữa có thể giúp làm dịu các triệu chứng tạm thời. Đó là do chất béo trong sữa sẽ bao bọc bề mặt thực quản và dạ dày.
Tuy nhiên, uống sữa có thể làm các triệu chứng ợ chua trở lên trầm trọng hơn. Sữa làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hoặc cản trở quá trình chữa lành.
Sữa dê
Giống như sữa bò, độ pH của sữa dê phụ thuộc vào cách nó được xử lý. Trong cơ thể sữa dê nguyên chất tạo kiềm. Tuy nhiên, hầu hết sữa dê có sẵn trong các cửa hàng là sữa tiệt trùng và tạo axit khi được chuyển hóa.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu nành. Trong khi hầu hết các loại đậu là thực phẩm tạo axit, thì đậu nành có tính trung tính hoặc kiềm. Thông thường, khi vào cơ thể, sữa đậu nành sẽ tạo kiềm.
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân
Biểu đồ thực phẩm của trường cao đẳng khoa học Sức khỏe Hoa Kỳ có ghi chú rằng hạnh nhân là một thực phẩm tạo kiềm. Sữa hạnh nhân cũng có tính kiềm. Loại đồ uống này cũng có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Nước cốt dừa
Tác dụng của nước cốt dừa đối với độ pH của cơ thể phụ thuộc vào cách chế biến. Dừa tươi tạo kiềm, trong khi dừa khô tạo axit.
Sữa yến mạch
Sữa yến mạch được làm từ yến mạch và có tính axit. Các loại ngũ cốc như yến mạch và bột yến mạch là thực phẩm tạo axit, mặc dù chúng có những lợi ích khác đối với sức khỏe.
Sữa hạt điều
Sữa hạt điều sẽ tạo axit trong quá trình chuyển hóa. Nó được làm từ hạt điều. Hầu hết các loại hạt, chẳng hạn như hạt điều, đậu phộng, quả óc chó và hạt dẻ cười là những thực phẩm tạo axit.
Bạn có cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen uống sữa không?
Cơ thể bạn cần cả thực phẩm tạo axit và tạo kiềm. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giúp bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để có một sức khỏe tốt.
Chọn thực phẩm tạo axit lành mạnh như cá, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa. Cân bằng chế độ ăn uống của bạn với nhiều rau và trái cây tạo kiềm.
Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống cân bằng tốt nhất cho bạn. Nếu bạn mắc các bệnh lý làm cho pH máu nghiêng về axit hơn, như bệnh tiểu đường, bạn có thể cần nhiều thực phẩm tạo kiềm hơn. Đi kèm với đó là hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc chuyển sang sữa thực vật tạo kiềm, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.
Bạn có thể kiểm tra nồng độ axit trong cơ thể bằng đo độ pH hoặc sử dụng giấy quỳ. Xét nghiệm này sử dụng nước bọt hoặc nước tiểu sẽ cho ra kết quả gần đúng. Phần màu xanh của que thử sẽ chuyển sang màu đỏ nếu cơ thể bạn có tính axit. Phần màu đỏ của que thử sẽ chuyển sang màu xanh lam nếu cơ thể bạn có tính kiềm cao hơn.
Độ pH sữa có thể thay đổi trong ngày. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra độ pH chính xác. Điều này có thể xác định xem độ pH của bạn có nằm trong phạm vi bình thường hay không.