Dọa sảy thai là gì? Tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai

Dọa sảy thai là gì? Tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai

Thứ Năm ngày 26/08/2021

Hiện tượng dọa sảy thai thường sẽ gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên các mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng và lưu ý các dấu hiệu để phát hiện và can thiệp kịp thời. Vậy dọa sảy thai là gì? Tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ bầu có các dấu hiệu dọa sảy thai có thể sẽ dẫn đến sảy thai. Chính vì vậy, để mẹ có thể an toàn vượt qua 3 tháng đầu tốt nhất nên nắm rõ hiện tượng dọa sảy thai là gì và những dấu hiệu dọa sảy thai. Điều này sẽ giúp các mẹ bầu phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ cho thai nhi. 

Hiện tượng dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai (hay còn gọi là động thai) là tình trạng thai phụ ra máu âm đạo và đau bụng bất thường, có hiện tượng tổn thương bánh nhau, bóc tách nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung và vẫn đang phát triển bên trong buồng tử cung.

Một số trường hợp, các thai phụ chỉ phát hiện động thai trên siêu âm khi đi khám định kỳ mà không hề có triệu chứng gì. Hiện tượng dọa sảy thai thường sẽ xảy ra trong khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ do bánh nhau dễ bị bong ra. Đa phần các hiện tượng dọa sảy thai thường sẽ kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau khi thụ thai. Sau thời gian này, nõ không còn phổ biến nữa. 

doa-say-thai-la-gi-tu-the-nam-an-toan-cho-ba-bau-khi-bi-doa-say-thai

Dọa sảy thai là tình trạng thai phụ ra máu âm đạo và đau bụng bất thường

Vậy hiện tượng dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Hiện tượng dọa sảy thai vẫn có thể dẫn đến sảy thai, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Theo thống kê thì có đến 83% trường hợp thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và chào đời bình thường và cứ 7 trường hợp sẽ có 1 trường hợp bị biến chứng nặng và dẫn đến sảy thai. 

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi dọa sảy thai có sao không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bạn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ thì bạn vẫn sẽ có một chu kỳ thai kỳ khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng dọa sảy thai mẹ cần cảnh giác

Chảy máu âm đạo dù là xảy ra trong trường hợp nào thì trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ đều vẫn có thể là dấu hiệu bị dọa sảy thai mà mẹ cần phải cẩn thận: 

  • Chảy máu âm đạo bất thường từ nhẹ đến nặng. Dịch có thể có màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen hoặc có một vài giọt máu chảy ra ở âm đạo (thường sẽ lẫn với dịch nhầy).
  • Đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.
  • Nếu siêu âm, cổ tử cung vẫn có thể còn đóng kín và có thể có dấu hiệu bong nhau dọa sảy thai.

doa-say-thai-la-gi-tu-the-nam-an-toan-cho-ba-bau-khi-bi-doa-say-thai-2

Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng dọa sảy thai mẹ cần cảnh giác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dọa sảy thai ở thai phụ

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, chảy máu âm đạo có thể sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tử cung, cổ tử cung, âm đạo hoặc vùng sinh dục ngoài bị tổn thương. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân như: 

  • Nhiễm sắc thể bất thường, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé
  • Bụng bầu bị va chạm mạnh, thói quen xoa bụng bầu hoặc núm vú quá nhiều
  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Thường xuyên lao động nặng, ăn uống không đủ dinh dưỡng
  • Sử dụng thuốc hoặc tiếp xúc với hóa chất
  • Hút thuốc, sử dụng rượu bia hoặc tiêu thụ hơn 200 mg caffeine mỗi ngày
  • Mắc các bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, cao huyết áp, béo phì, bệnh về thận, nhiễm trùng…
  • Niêm mạc tử cung mỏng do nạo phá thai nhiều, các vấn đề về nhau thai. 
  • Nguyên nhân tự miễn hoặc thậm chí là vô căn, không có lý do gì cả.

Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh hiện tượng dọa sảy thai

1. Bị dọa sảy thai nên làm gì?

Khi mẹ bầu có các dấu hiệu dọa sảy thai thì hãy đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung để xác định được chính xác nguyên nhân gây chảy máu, đồng thời xem túi ối có bị vỡ không.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được siêu âm qua ngả âm đạo để theo dõi nhịp tim và quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng bánh nhau, tử cung… Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG và progesterone.

Đối với các trường hợp dọa sảy thai sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường, thả lỏng và thư giãn tránh căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện cùng người thân. Đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu cũng như cân nặng.

2. Tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ bụng vẫn chưa to nên cơ thể còn nhẹ nhàng linh hoạt, lúc này mẹ bầu vẫn có thể nằm ngủ thoải mái, chỉ cần tránh nằm sấp và nằm gục xuống bàn. Nếu bị dọa sảy thai có thể nằm nghiêng về bên trái, duỗi chân trái, gấp chân phải lại sao cho thoải mái. Hoặc mẹ cũng có thể kê một chiếc gối dưới chân để gác và một chiếc gối ngay bụng để thoải mái hơn khi ngủ.

Việc nằm ở tư thế này sẽ làm giảm áp lực của tử cung đè lên các tĩnh mạch, lưng và cơ quan nội tạng, từ đó giúp tuần hoàn máu được cải thiện tốt hơn và các chất dinh dưỡng quan trọng được đưa đến nhau thai dễ dàng.

doa-say-thai-la-gi-tu-the-nam-an-toan-cho-ba-bau-khi-bi-doa-say-thai-1

Tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai

3. Mẹ bầu bị dọa sảy thai nên ăn gì?

Khi bị động thai, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, canxi  như các loại thịt nạc (thịt lợn, thịt gà, thịt bò), trứng, các loại rau sẫm màu, bông cải xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại trái cây giàu vitamin C (cam, ổi, dâu tây và bơ…)

Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh vấn đề dọa sảy thai là gì và tư thế nằm nào sẽ an toàn cho bà bầu khi bị dọa sảy thai. Hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình làm mẹ của mình nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận