Loài ong chăm chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm và mang mật hoa, phấn hoa về tổ cho cả đàn chính là ong thợ. Khác với ong chúa, ong thợ chỉ được nuôi bằng sữa ong chúa trong 3 ngày đầu khi còn là ấu trùng, thêm vào đó, mùi hương từ chất chúa pheromon tiết ra khiến cho ong thợ, tuy là ong cái nhưng cơ quan sinh sản không phát triển hoàn chỉnh, trong một số ít trường hợp cần thiết, ong thợ sinh sản và chỉ đẻ ra trứng không thụ tinh và nở ra ong đực. Ong thợ là thành phần chủ lực, chiếm số lượng đông nhất trong đàn.
Vài ngàn con ong thợ phối hợp với nhau trong việc xây tổ, tìm thức ăn và nuôi ấu trùng. Mỗi một con ong thợ sẽ thực hiện những công việc khác nhau theo độ tuổi. Ong thợ đã dành toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi của mình để làm việc cho sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Sau khi nở được 3 ngày, ong thợ đã bắt đầu làm việc cho đến khi tự tìm chỗ để chết bên ngoài tổ ong. Tuổi thọ của ong thợ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí khậu, thời tiết và nguồn thức ăn. Thông thường tuổi thọ của con ong thợ chỉ được khoảng 50-60 ngày. Vào mùa hè nắng nóng, ong thợ chỉ có thể sống được 5 đến 6 tuần, khi mùa thu mát mẻ, ong thợ sống được khoảng 2 tháng.
Một chú ong thợ đang đậu trên một bông hoa để hút mật và lấy phấn hoa
Một chú ong thợ phải làm những công việc sau trong suốt cuộc đời sinh tồn của mình:
-
Nuôi ong chúa và nuôi ấu trùng: Hàng ngày lớp ong thợ từ 3-5 ngày tuổi chuyên cho ấu trùng ăn và lớp từ 6-9 ngày tuổi thì cho chúa ăn. (Người ta tính: trong 6 ngày ong thợ tới thăm và chăm nom ấu trùng 8000 lần)
-
Ong chúa sau khi đã giao phối về tổ thì không bay ra ngoài nữa và được ong thợ chăm sóc rất chu đáo như: rửa mặt, chải lông, hót phân chúa đưa ra ngoài tổ và nuôi chúa bằng thứ sữa đặc biệt từ trong tuyến sữa của chúng.
-
Những con ong non chuyển đổi thức ăn dư thừa trong trong cơ thể nó để tạo thành sáp. Tuyến sáp được đặt ở phía dưới bụng và ong sẽ dùng chân của chúng để khảy những miếng sáp được sản xuất và sử dụng chúng trong việc xây dựng cầu ong. Những con ong thợ thu nhặt keo ong từ những chồi cây và sử dụng chúng như là những chất kết dính để bít những vết nứt và vết rò rỉ xung quanh tổ. Nhỏ ra sáp ong và xây lỗ hình khối 6 cạnh trên cầu ong (việc sản xuất ra sáp ong thuộc nhiệm vụ của ong thợ từ 12-18 ngày tuổi và nó chỉ xây cầu khi đàn ong có chúa). Khi nguồn mật phong phú, một đàn ong mạnh có thể xây được 2-3 vạn lỗ tầng ong hoàn chỉnh trong một ngày đêm. Trong điều kiện bình thường, một mùa hè đàn ong có thể sản xuất ra từ 3-3,5 kg sáp ong.
Một chiếc tổ ong xinh xắn được tạo ra từ những chú ong thợ
-
Bảo vệ đàn, canh gác cửa tổ và sẵn sàng xông trận khi có kẻ địch xâm nhập vào tổ. Đó là nhiệm vụ của những con ong thợ khoẻ mạnh, trên 25 ngày tuổi.
-
Bay đi tìm nguồn hoa, nguồn mật và nước rồi bay về báo cho cả đàn biết để đi lấy.
-
Đi lấy phấn hoa và mật hoa mang về tổ
-
Chế biến thức ăn cho ấu trùng và chế biến mật ong thành thức ăn dự trữ cho đàn. (Nguồn thức ăn dự trữ này chính là mật ong mà chúng ta đang dùng mỗi ngày đấy các bạn)
-
Đảm bảo cho tổ ong sạch sẽ lý tưởng: làm vệ sinh trong tổ ong, phân chúa, rác bẩn đưa ra ngoài.
-
Điều hoà nhiệt độ, tạo không khí trong sạch và mát mẻ trong tổ. Trong suốt những ngày nắng nóng, nhiệt độ bên trong tổ ong phải được giảm nếu không thì sáp sẽ chảy và ong sẽ bị thương, vì vậy mà chúng thu lượm nước và trải đều chúng bên trong tổ và quạt nước bằng đôi cánh của chúng. Nhờ vậy, hơi nước bên trong được làm mát.
Qua chuỗi hai bài viết Đời sống sinh học của loài ong mật, Ong Mật Ban Mê Thuột tin rằng, các bạn đã có thêm những thông tin thú vị về loài ong mật và có phần “nể phục” tài năng sắp xếp, tổ chức của loài vật này phải không ạ. Hi vọng rằng, với thông tin Ong Mật Ban Mê Thuột đã cung cấp, các bạn đã có thể tự mình trả lời các câu hỏi thú vị về loài ong này. Chúc các bạn luôn “bản lĩnh” như con ong chúa, “chăm chỉ” như con ong thợ và “chung thủy” như con ong đực nhé!