Đơn vị đo độ dài là gì? Đây là một đơn vị đo lường rất quan trọng trong tinh toán. Vậy làm thế nào để giúp chúng ta ghi nhớ được tất tần tật các đơn vị đo lường. Bài viết này sẽ chia sẻ bảng đơn vị đo độ dài cùng vài mẹo giúp các bạn ghi nhớ siêu nhanh, cách đổi đơn vị đo lường trong nháy mắt.
I. Đơn vị đo độ dài là gì?
- Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống.
- Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
Đơn vị đo độ dài: là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Một đơn vị đo chiều dài là một đơn vị chuẩn (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
II. Bảng đơn vị đo độ dài toán học
Bảng đơn vị đo độ dài trong Toán học
III. Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo độ dài
Học và nhớ các đơn vị đo độ dài cần có những kinh nghiệm và cách ghi nhớ vắn tắt nhất có thể, vì rất dễ nhầm lẫn khi chúng ta tiến hành đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Cách đọc và nhớ kí hiệu viết tắt của đơn vị đo độ dài. Giới thiệu về các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:
- Đơn vị đo độ dài lớn nhất của bảng đơn vị đo độ dài là Ki-lô-mét (km). Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là km.
- Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm). Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là hm.
- Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam) Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là dam.
- Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m). Mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
- Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm). Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
- Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm). Xen-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là cm.
- Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm). Mi-ni-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là mm.
IV. Mẹo đổi các đơn vị đo độ dài trong tích tắc
Trong bảng đơn vị đo độ dài: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau. Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.
Từ đó, để đổi đơn vị, ta áp dụng 2 nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10.
- Ví dụ: 1 m = 1 x 10 = 10 dm
1 m = 1 x 100 = 100 cm
Ta có: 1 m = 10 dm = 100 cm - Hay ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam
– Nguyên tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10.
- Ví dụ: 50cm = 50 : 10 = 5 dm. Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo, tức là số 100 trong phép đổi. 1m = 1 x 100 = 100cm và số 10 trong phép đổi 50cm = 50 : 10 = 5dm, không phải là số đo, nó không có đơn vị đo.
V. Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất
Để học thuộc bảng các đơn vị đo độ dài nhanh nhất, các bậc phụ huynh và các bé có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp 1: Phổ nhạc cho cách đọc đơn vị đo độ dài ở phía trên. Khi có giai điệu, khả năng các con ghi nhớ sẽ tăng nhanh gấp 20 lần việc học vẹt, học chay.
- Phương pháp 2: Chơi trò chơi: Tìm đáp án đúng. Các bậc phụ huynh viết 3 cặp đơn vị đo độ dài theo thứ tự đúng và sai, các con sẽ tìm ra đâu là phương án chính xác và sửa lại các trường hợp sai cho đúng. Với trò chơi này, các con sẽ có cảm giác mình đang được chơi, không bị căng thẳng, khi đó hứng thú hơn với việc học tập, khả năng ghi nhớ cũng tăng.
- Phương pháp 3: Trong các sinh hoạt thường ngày, các bậc phụ huynh có thể hỏi các bé về độ dài các vật dụng quen thuộc trong gia đình và hướng các con chuyển đổi độ dài đó sang các đơn vị đo lường đã được học. Đây cũng là phương pháp tăng hứng thú cho các con mà nhiều gia đình đang áp dụng.
Đơn vị đo độ dài là một kiến thức cơ bản nhất của chúng ta, hệ đo lường nói chúng và đơn vị đo độ dài nói riêng là quan trọng, thiết yếu cần cho cuộc sống. Hi vọng sau khi hiễu rõ về đơn vị đo độ dài là gì có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, có nhiều giờ học vui vẻ và hiệu quả.