Đa số nốt ruồi đều lành tình nhưng một số trường hợp nốt ruồi lại mọc ở những vị trí kém duyên, khiến bạn muốn loại bỏ chúng. Hiện nay có nhiều phương pháp để giúp bạn giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như tẩy nốt ruồi, đốt nốt ruồi bằng điện, xóa nốt ruồi bằng laser,… Trong đó, nhiều người thắc mắc đốt nốt ruồi có an toàn không? Mời bạn cũng theo dõi thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời.
14/03/2021 | Nốt ruồi hình thành thế nào trên cơ thể của bạn?
21/01/2021 | Kinh ngạc bí mật đằng sau nốt ruồi son
1. Nốt ruồi là gì? Đốt nốt ruồi có an toàn không?
Nốt ruồi thường có màu nâu, đen hoặc đỏ. Chúng chính là những nốt đốm trên da, có thể phẳng hoặc nhô cao hơn, bề mặt trơn hoặc thô ráp, cũng có những nốt ruồi có xuất hiện tình trạng mọc lông phía trên. Hình dạng của nốt ruồi thường là hình tròn, hình oval với những đường viền mềm mại.
Đa số nốt ruồi đều lành tính
Nốt ruồi chính là tế bào biểu bì, được tạo thành do hắc tố và chúng có xu hướng đậm màu hơn nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nốt ruồi của chúng ta thường có từ khi sinh ra và đa số thường xuất hiện trên da trong 30 năm đầu đời.
Đa phần nốt ruồi đều lành tính và theo thời gian nó sẽ không thay đổi. Nhưng một số trường hợp nốt ruồi ác tính và thường bị nhầm lẫn với tình trạng ung thư hắc tố. Nhiều người thắc mắc đốt nốt ruồi có an toàn không? Thực tế, nếu là nốt ruồi lành tính thì việc tẩy nốt ruồi hay đốt nốt ruồi ở những cơ sở y tế uy tín chất lượng hoàn toàn không nguy hiểm, không có gì đáng ngại. Ngược lại, nếu nốt ruồi thuộc dạng ác tính, nốt ruồi bệnh lý và được thực hiện xóa bỏ tại những cơ sở y tế không uy tín thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.
Nên quan sát để nhận biết những nốt ruồi bất thường
Vì thế, trước khi muốn tẩy, đốt nốt ruồi, bạn cần xác định nốt ruồi của mình ác tính hay lành tính. Trong trường hợp nốt ruồi của bạn có những bất thường dưới đây thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn, thăm khám:
-
Một nửa của nốt ruồi hoặc vết bớt trên da của bạn không khớp với nửa còn lại.
-
Đường viền của nốt ruồi không liên tục, bị mờ hay không đều.
-
Màu sắc của nốt ruồi không giống nhau, có thể trong suốt hay có những sắc tố nâu, đen, trắng, xanh, đỏ.
-
Đường kính của nốt ruồi lớn hơn bình thường, lớn hơn 6mm.
-
Nốt ruồi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước và màu sắc.
Theo các chuyên gia da liễu những nốt ruồi có kích thước lớn, hình dạng bất thường, màu sắc không đồng đều,… có nguy cơ cao trở thành những khối u ác tính. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ đánh giá về tình trạng nốt ruồi của mình và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
2. Những phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, rất nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi cho chúng ta lựa chọn. Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cũng như gợi ý về phương pháp tẩy nốt ruồi phù hợp. Dưới đây là những phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến:
Tẩy nốt ruồi bằng tia laser
Đây là phương pháp hiện đại nhất và đang được ứng dụng rộng rãi. Công nghệ này không chỉ đảm bảo hiệu quả mà còn rất an toàn. Các bác sĩ sẽ sử dụng đầu máy laser để chiếu, tác động vào vùng nốt ruồi cần đốt. Những tia laser sẽ tác động lên nốt ruồi để loại bỏ những tế bào sắc tố trên da và những tế bào sắc tố nằm sâu dưới da.
Nhiều phương pháp đốt nốt ruồi giúp bạn lấy lại vẻ tự tin
Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp đốt điện: Phương pháp này cần được thực hiện nhiều lần. Dòng điện sẽ có tác động và phá hủy mô nốt ruồi. Nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương cho vùng da lành xung quanh.
Dùng hóa chất để chấm lên nốt ruồi: Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nốt ruồi lành tính, nhỏ và nông. Nhưng không đảm bảo hiệu quả và có thể để lại sẹo và hóa chất cũng có thể gây tổn thương da.
Tiểu phẫu: Một số trường hợp nốt ruồi to, sần sùi và ăn sâu dưới da sẽ được bác sĩ thực hiện xét nghiệm để xác định là nốt ruồi lành tính hay ác tính. Sau đó, sẽ cân nhắc để phẫu thuật loại bỏ hay không và phác đồ điều trị như thế nào.
Mẹo dân gian: Nhiều người thường tẩy nốt ruồi tại nhà bằng nhiều mẹo dân gian như dùng tỏi, mật ong, dầu thầu dầu hay nước ép hành tây,… Tuy nhiên, bạn nên thận trọng vì những phương pháp này hoàn toàn chưa được kiểm chứng và chưa có kết luận khoa học nào đảm bảo an toàn với những phương pháp này.
3. Những lưu ý khi tẩy nốt ruồi
3.1. Cách phòng tránh nhiễm trùng sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi, da cần thời gian để hồi phục và tái tạo, bởi vậy chế độ chăm sóc cần hợp lý và đúng cách. Bạn cần chú ý những điều sau:
-
Chỉ nên dùng nước muối để rửa vết thương. Vùng da được tẩy nốt ruồi trong thời gian này rất nhạy cảm và rất dễ để lại sẹo thâm hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng,…
-
Nên dùng thuốc bôi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Thực đơn ăn uống cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, nên kiêng những món ăn dễ gây sẹo về sau.
Nên khám da liễu trước khi tẩy nốt ruồi
3.2. Không tẩy nốt ruồi tại cơ sở kém uy tín
Nếu lựa chọn những cơ sở y tế kém chất lượng rất dễ dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang, không xóa được nốt ruồi mà còn để lại sẹo, hậu quả sức khỏe và tốn kém về chi phí. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Hiện nay, khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ tin cậy dành cho bạn. Bạn chỉ cần nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về các phương pháp tẩy nốt ruồi, đốt nốt ruồi có an toàn không, chi phí điều trị ra sao và đặt lịch khám như thế nào?