Xã hội đang ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Cùng với đó là sự xuất hiện của rất nhiều các trào lưu, các thuật ngữ, ngôn từ mới lạ trên mạng xã hội. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi lướt Facebook cũng đã từng ít nhất 1 lần bắt gặp những từ ngữ như: drama, cà khịa, tik tok, fame … phải không nào?
Có những nội dung, có những câu chuyện mang tính chất kịch tính, gay cấn kéo dài. Luôn dành được sự quan tâm của cộng đồng mạng, đặc biệt là các bạn trẻ. Và họ gọi đó là Drama. Vậy thì rốt cuộc drama là gì? Hít drama là gì? Ý nghĩa thực sự của nó ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn liên quan đến từ drama giúp bạn dùng từ chính xác hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Drama là gì?
Có lẽ chúng ta đã quá quen khi nghe bạn bè nói những câu như “Cuộc tình mình như một bản drama vậy”. Hay “Mối tình của tao đầy drama mày ạ!”,… Thực chất hiểu theo nghĩa thông thường thì drama là một bi kịch. Một chuỗi những sự kiện, quá trình diễn ra khiến chúng ta bất ngờ, đau khổ, hồi hộp,… xen lẫn những cảm xúc của con người.
1. Drama là gì theo tiếng Anh?
Drama trong tiếng Anh thường được dùng khi nói về thể loại phim chính kịch. Đây là một thể loại phim có nội dung chủ yếu nói về quá trình phát triển bề sâu trong tâm thức của nhân vật khi phải đối mặt với các vấn đề về tình cảm.
Đối với các thể loại chính kịch này thì nhân vật trung tâm có thể là một người hoặc cả một tập thể, đồng đội. Những người phải đối mặt với sự thách thức giới hạn trong cuộc sống.
Nhìn chung, Drama là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 yếu tố vừa bi vừa hài. Mang đến cho người xem cảm giác hòa mình vào chính nhân vật. Trạng thái tâm lý căng thẳng, hồi hộp, khi thì cao trào mạnh mẽ, khi thì nhẹ nhàng buồn bã.
2. Drama có nguồn gốc từ đâu?
Drama là một từ ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp với ý nghĩa là chỉ một hành động, một sự việc mang tính kích thích, hấp dẫn.
Drama dịch theo nghĩa tiếng Việt thì là kịch, tuồng – một loại hình nghệ thuật dân gian xưa của người dân Việt Nam. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và hài kịch theo từ ngữ “I do”.
Ngoài ra, từ Drama còn ám chỉ một loại hình thơ ca từ xa xưa. Mang trạng thái tâm lý kịch tính, hồi hộp đối chiếu với những giai thoại sử thi kết hợp thơ ca. Tiêu biểu trong đó phải kể đến “Thơ của Aristotle”. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của thuyết kịch tính được ra đời trong giai đoạn năm 335 trước Công nguyên.
Phim Drama là gì?
Phim Drama là những bộ phim dài tập có nội dung và tình tiết kéo dài. Phim thường nói về một câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật thật hoặc hư cấu. Nội dung về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai về những điều trong cuộc sống, tình cảm, xã hội,… Với những tình tiết hoàn cảnh đã đẩy cảm xúc của người xem lên cao trào tột cùng hay còn được gọi là cẩu huyết.
Có một thể loại phim drama đang phát triển hiện nay đó là web drama. Một số ví dụ cho phim drama như: Goblin (Hàn Quốc), Hậu duệ mặt trời (Hàn Quốc), Vì sao đưa anh tới (Hàn Quốc), Hoa thiên cốt (Trung Quốc), Cuộc chiến của những thiên thần (Thái Lan), Ai chết dơ tay (Việt Nam), Thập tam muội (Việt Nam),…
Drama là từ mà cũng được rất nhiều bạn trẻ sử dụng thường xuyên trên Facebook để ám chỉ những tình huống trớ trêu, bất ngờ đan xen những yếu tố hài hước.
Ngoài ra, Drama cũng có thể hiểu để ám chỉ những phốt, các vụ bóc phốt có tốc độ lan truyền chóng mặt, chẳng hạn như các hotboy, hotgirl dính phốt nào đó chẳng hạn.
Hít Drama là gì?
Như mình đã phân tích ở trên thì ở đây, hít Drama được hiểu là sự hóng hớt, thưởng thức, bàn tán về những câu chuyện những chủ đề hot, những câu chuyện hay cái phốt trên mạng xã hội.
Hậu quả của hít Drama là gì?
Các bạn phải hiểu rằng những câu chuyện được lan truyền để các bạn “hít” liệu đó có phải là sự thật? Hay đó chỉ là những câu chuyện được ai đó bịa đặt hoặc thêm dặm làm mất đi bản chất thật của sự việc? Hay xem cho thỏa lòng của các bạn rồi trở thành những anh hùng bàn phím? Tóm lại, chúng ta không nên vội phán xét người khác, quy chụp định tội họ một cách phiến diện. Nhất là khi chưa rõ sự thật có phải đúng là những gì được thông tin đưa ra hay không.
Các bạn có biết đằng sau những câu chuyện đó thì người trong cuộc họ sẽ ra sao không? Nhân vật chính có thể sẽ bị đẩy đến bước đường cùng, thậm chí là tìm đến cái chết.
Chắc các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện nữ sinh chia tay bạn trai bị phát tán clip nhạy cảm trên mạng. Hậu quả là nữ sinh đó đã không chịu nổi miệng lưỡi của dư luận mà chọn kết thúc bằng cách tự tử. Đây là một câu chuyện thương tâm, minh chứng cho dư luận là con dao 2 lưỡi. Nó có thể đẩy người ta lên đỉnh cao của sự thành công, nhưng cũng có thể giết người vô hình. Thủ phạm chính là những người hít Drama phát tán và buôn lời phán xét tiêu cực.
Nhìn chung, bất kỳ một sự việc nào cũng hình thành nên 2 mặt của nó. Do đó mà mỗi cá nhân cần phải tự ý thức và đưa ra cho mình cách hành xử văn minh nhất. Biết điều nào nên nói và điều nào không nên nói. Drama không xấu nhưng nó sẽ dẫn đến tiêu cực đến được sử dụng một cách bừa bãi, tràn lan và đi kèm với những hành động thiếu suy nghĩ của một bộ phận người sử dụng.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến Drama là gì và ý nghĩa của từ Drama trên Facebook. Qua bài viết này thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về Drama là gì rồi phải không nào? Khi nghe bất kỳ một Drama nào thì chúng ta cũng cần phải xác thực, rõ ràng và tránh những lời bình luận ác ý, gây tổn thương đến người khác, làm mất tình cảm đôi bên. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi! Hãy là một người sử dụng mạng xã hội văn minh nhé!
4.2/5 – (5 bình chọn)