Du Lịch Lạng Sơn Tháng 7 Có Gì Đẹp?

Du Lịch Lạng Sơn Tháng 7 Có Gì Đẹp?

Xứ Lạng không chỉ được biết đến là miền biên giới xa xôi của Tổ quốc, nơi chứng kiến bao chiến công hiển hách của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn nổi tiếng là một vùng sơn thủy hữu tình, một miền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Hãy đồng hành cùng chúng tôi với cẩm nang du lịch khám phá Lạng Sơn Tháng 7 có gì đẹp và hấp dẫn nhé!!

 

Đắm chìm trong sắc hoa tam giác mạch nở rộ Đắm chìm trong sắc hoa tam giác mạch nở rộ

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương

 

 

Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ…

 

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng. - Ảnh 1

Cuối tháng 7, thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn) như được nhuộm vàng khi những cánh đồng lúa chín vào vụ thu hoạch. Từ đỉnh Nà Lay, điểm dừng chân quen thuộc của những tay săn ảnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng.

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng. - Ảnh 2

Điểm đặc biệt tại thung lũng mùa này là gam màu đất của ruộng đã gặt xen kẽ màu vàng lúa chín và những góc lúa còn xanh non. Nét đẹp riêng này hình thành bởi người dân trồng không đồng đều

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng. - Ảnh 3

Người nông dân thu hoạch lúa trên một cánh đồng. So với Y Tý ở Lào Cai hay Mù Cang Chải ở Yên Bái, Bắc Sơn chưa phải là cái tên đình đám nhưng lại được nhiều tay săn ảnh tìm đến mỗi khi vào mùa lúa.

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng. - Ảnh 4

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn sớm hơn những địa phương khác và thường kéo dài khoảng một tuần. Do đó, du khách nên tranh thủ thời gian để kịp lên kế hoạch cho một chuyến đi ngắn 2-3 ngày.

Hàng cây trên bờ ruộng soi bóng giữa mùa vàng Bắc Sơn. Nơi đây có thời tiết thuận lợi để trồng lúa. Mùa lúa chín vàng rơi vào tầm cuối tháng 7 và giữa tháng 11.

Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng. - Ảnh 5

Trời vừa chiều, người dân ra đồng để đốt rơm rạ nhằm dọn sạch mảnh ruộng, chuẩn bị gieo trồng vụ sau. Cứ xuôi theo chiều gió, khói đốt đồng bay cao, du khách có thể dễ dàng ngửi thấy mùi rơm rạ thoang thoảng cả một vùng đồi núi.

 

núi Nà Lay

Ngoài cánh đồng lúa chín, mây luồn còn là “đặc sản” trên những ngọn núi ở Bắc Sơn. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo quốc lộ 3 tới Thái Nguyên rồi theo quốc lộ 1B, di chuyển thêm gần 80 km là tới thung lũng này.

Trên đường đến thung lũng Bắc Sơn vào sáng sớm, du khách có thể dừng chân tại đèo Tam Canh, cách thị trấn Bắc Sơn khoảng 3 km để ngắm cảnh quan hùng vĩ và nên thơ lúc mây luồn xuất hiện.

 

Trời vừa chiều, người dân ra đồng để đốt rơm rạ nhằm dọn sạch mảnh ruộng, chuẩn bị gieo trồng vụ sau. Cứ xuôi theo chiều gió, khói đốt đồng bay cao, du khách có thể dễ dàng ngửi thấy mùi rơm rạ thoang thoảng cả một vùng đồi núi.

đỉnh Nà Lay cao khoảng 400 m so với mực nước biển là nơi chụp toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn đẹp nhất. “Lúc mặt trời ló rạng sau những dãy núi, thung lũng trong mây hiện lên như bức tranh thủy mặc”. Du khách muốn săn ảnh bình minh và mây luồn phải xuất phát lúc 3h30 tại chân núi, vừa leo vừa nghỉ qua 1.200 bậc thang đá trong khoảng một tiếng là tới đỉnh Nà Lay. Khách nên hạn chế leo núi sau những đêm mưa vì các bậc đá trơn trượt nguy hiểm. Dù đi vào mùa hè, du khách vẫn nên mang theo áo khoác mỏng đề phòng lúc sáng sớm và khi đêm xuống ở Bắc Sơn nhiệt độ có thể hạ xuống.

 

Động Nhị Thanh là một hang đá tự nhiên dài khoảng 500m, có cửa trước, cửa sau thông ra 2 con đường lớn của Phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn.

Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo hang động kỳ vĩ giữa phố thị Lạng Sơn - Ảnh 1

Từ đường lớn, bước qua cổng, du khách thấy ngay phía bên trái một hồ nước, gọi là hồ Nhất Bích; do nước suối Ngọc Tuyền từ trong động chảy ra tạo thành. Men theo hồ Nhất Bích, đường vào cửa động Nhị Thanh bằng phẳng; chỉ cần rời chân khỏi mặt đường là đã bước vào bên trong lòng hang.

Tục truyền tên động Nhị Thanh do Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780) đặt vào tháng 5/1779, khi ông được cử lên làm quan đốc trấn Lạng Sơn (1777 – 1780) và phát hiện ra nơi này. Thuở ấy, Ngô Thì Sĩ là bậc danh nhân đã ghi công lớn trong việc dẹp yên thổ phỉ, mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh. Còn động Nhị Thanh ở địa thế hoang vu, lau lách che kín; Ngô Thì Sĩ đã cho phát quang, mở rộng cho lộ hang động ra và tu sửa nơi này thành một điểm tu tập. 

Ngay cửa động, người xưa đã khắc chân dung Ngô Thì Sĩ trên hốc đá nhỏ ở độ cao 8m trong tư thế Kiết Già ngồi dựa vào vách đá giống như người thật của ông. Đây là bức chạm khắc chân dung có giá trị nghệ thuật độc đáo được tạo tác vào đá nhưng không làm mất đi vẻ mềm mại của thân thể. Ngày nay nhằm báo đáp công ơn của Ngô Thì Sĩ, nhân dân trong vùng đã xây dựng ban thờ ông ngay dưới bức phù điêu tạc chân dung Ngô Thì Sĩ.

Động Nhị Thanh - Chùa Tam Giáo hang động kỳ vĩ giữa phố thị Lạng Sơn - Ảnh 2

Theo giới nghiên cứu, Động Nhị Thanh là hang đá vôi duy nhất ở Việt Nam có tạc văn bia. Trên vách động Nhị Thanh có hệ thống bia Ma Nhai với 20 văn bia của các danh nhân, thi sĩ nhiều thời kỳ; đủ mọi kích thước xen kẽ nhau. Nội dung bia chủ yếu ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người Xứ Lạng, ghi lại việc phát hiện, tạo dựng động Nhị Thanh và chùa Tam Giáo của các bậc tiền nhân, trong đó có bài “Nhị Thanh động phú” của Ngô Thì Sĩ viết năm 1779 cùng bài thơ tự tán của ông khi mới phát hiện và đặt tên cho động Nhị Thanh.

Cạnh động Nhị Thanh, ở thế đất cao hơn hẳn, là chùa Tam Giáo – ngôi chùa không có mái và ẩn trong núi đá. Chùa thờ ba đạo (Đạo Phật – Đạo Nho – Đạo Lão), nên còn được gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên.

Di tích Nhị Thanh, gồm chùa Tam Giáo và động Nhị Thanh còn được gọi là “đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”, di sản văn hóa quí báu của Việt Nam đã được xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1962.

 

Đỉnh Mẫu Sơn

Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông-tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn nằm cách tp Lạng Sơn khoảng 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đỉnh Mẫu sơn là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ từ lâu được người Pháp chọn là nơi du lịch nghỉ dưỡng với nhiều ngôi nhà và biệt thự cổ. Đỉnh Mẫu Sơn là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Không khí rất trong lành và thiên nhiên phóng khoáng, tạo cảm giác gần gũi và thân thiết. Đến Mẫu Sơn du khách còn có thể mua các đặc sản nổi tiếng như chè tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn…

 

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Thung lũng hoa Bắc Sơn – Thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam sở hữu diện tích 20.000m2 tại thôn Lân Khoang, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tới đây, du khách có thể tự do thư giãn giữa không gian hoa cỏ bát ngát, ngập tràn hương sắc và ghi lại những khoảnh khắc đẹp cùng các loài hoa đang đua nở.Thung lũng hoa Bắc Sơn với những cánh đồng hoa bạt ngàn khoe sắc trở thành điểm “check- in” lý tưởng cho những các bạn trẻ đam mê, yêu thích du lịch.Ngoài thung lũng hoa nổi tiếng, bạn còn có thể khám phá cảnh đẹp hữu tình của núi non trùng điệp, những ô ruộng lúa chín vàng rực và thả hồn trong cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, trong lành của nơi đây

 

Chùa Tiên

Chùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn Ngoài tên gọi Chùa Tiên, động còn có tên gọi khác là Song Tiên.
Động Chùa Tiên Nằm ngang chừng núi, lối lên có 64 bậc, cửa phụ quay về hướng đông, có cửa thông hiên, có đường xuống hồ thu thuỷ. Động nằm ở chính giữa lòng núi Đại tượng, là một động lớn, có vòm cao, rộng, Đây là 1 trong 8 cảnh đẹp được Ngô Thì Sỹ ca ngợi trong bài thơ “Trấn Doanh bát cảnh” được ông ghi dấu tại động chùa Tiên.

 

Mắc mật – gia vị không thể thiếu cho món nướng

Mắc mật là một loại rau đặc sản Lạng Sơn. Người Tày, người Nùng hay gọi gần gũi là cây mắc mật thay cho cái tên mỹ miều hồng bì núi. Cả lá và quả của mắc mật đều là một thứ gia vị vô cùng đặc trưng, làm tăng thêm mùi vị của món ăn vùng núi Tây Bắc. Hàng năm, cứ vào tháng 6 đến thàng 7 âm lịch, người dân ở đây lại kéo nhau lên rừng hái mắc mật về đem bán cho khách thập phương. Tại các phiên chợ vùng cao, đi đâu bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy món ra vị này.

Rượu Mẫu Sơn

Rượu Mẫu Sơn là loại rượu nức tiếng cả nước bởi sự kết hợp giữa nguồn nước suối tinh khiết chảy ra từ lòng núi với khí hậu trong lành quanh năm mát mẻ ở đỉnh Mẫu Sơn.

Người dân tộc Dao là cha đẻ của loại rượu trứ danh này. Người ta đã chưng cất thủ công gạo với nước tinh khiết từ những ngọn núi cao hơn 1000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại dược liệu quý hiếm. Công thức này đã được lưu truyền từ xa xưa đến bây giờ và vẫn luôn khiến người ta uống rượu Mẫu Sơn chỉ một lần thôi là nhớ mãi không quên.

Hồng Bảo Lâm

Hồng Bảo Lâm cũng là trái cây đặc sản Lạng Sơn vô cùng có tiếng bên cạnh đào Mẫu Sơn và na Chi Lăng. Nếu xét về vẻ ngoài thì có lẽ hồng Bảo Lâm không được to và bóng đẹp như các loại hồng mà ta thường thấy ở miền xuôi. Quả hồng chỉ to hơn ngón chân cái một chút, khi chín ngả màu vàng cam, càng chín thì màu cam càng rõ. Đặc biệt, giống hồng này không có hạt, sau lớp vỏ là những múi thịt đầy đặn, ngon mắt.z

Na Chi Lăng

Na Chi Lăng thuộc giống na huộc thơm ngon có tiếng. Phải người sành ăn mới biết được rằng Lạng Sơn có món của ngon vật lạ này vị số lượng rất ít. Khí hậu thuận lợi đã giúp cây cối ở Chi Lăng phát triển mạnh mẽ, chất lượng quả cũng ngày càng thơm ngon. Trái na ở đây múi dày mà đều, thịt trắng ngần xen lẫn hạt đen nhánh.

Na Chi Lăng có vị ngọt nhưng không ngấy. Thịt na dai dai chứ không bở như những loại na thường thấy. Na ăn ngon nhất là khi đã chín kỹ, mấy mắt nứt ra để lộ thớ thịt dày dặn. Bóc vỏ đến đâu ăn đến đấy để giữ được trọn vẹn mùi vị của loại trái ngon.

Đặc sản Lạng Sơn không thiếu món ngon tuy nhiên na Chi Lăng chưa bao giờ làm du khách thất vọng. Giá na cũng rất phải chăng, mua làm quà biếu hoặc tặng vô cùng thích hợp.

Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp cho du khách giải đáp được thắc mắc về vấn đề tháng 7 ở Lạng Sơn có gì đẹp?

 

 

Rate this post

Viết một bình luận