Bạn thấy hứng thú với những cuộc tranh tụng tại phiên tòa? Bạn yêu thích những thứ liên quan đến pháp luật, pháp lý? Bạn mong muốn trở thành một luật sư trong tương lai?… Tất nhiên là bạn có thể, nhưng bạn phải biết một điều rằng không hề dễ dàng dễ dàng để trở thành một luật sư và càng không phải vụ kiện tụng nào cũng hấp dẫn như trong phim hoặc trên các chương trình truyền hình.
Ngành Luật là gì?
Ngành luật là một thiết lập của những quy định bắt buộc mỗi cá nhân phải tuân theo để đảm bảo quyền được bảo vệ và lợi ích của họ. Còn, luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.
>> Du học ngành Luật tại Ireland 2019
Tại sao nên chọn ngành Luật?
1. Danh giá
Trải qua nhiều thế hệ, luật sư luôn được xem là một nghề danh giá. Được biết đến là những người tốt nghiệp từ các trường Đại học nổi tiếng, với mức lương cao, là người đại diện cho công lý và quyền lực hơn tất cả. Những điều đó đã giúp nghề luật sư thể hiện được sự chuyên nghiệp và hình ảnh uy danh trên các phương tiện truyền thông.
2. Cơ hội để giúp người khác
Rất nhiều luật sư làm việc để bảo vệ người vô tội và giúp đỡ những người có thu nhập thấp hoặc chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Nhưng thực tế không phải luôn như vậy, đặc biệt như các công ty thương mại lớn, các khách hàng quyền lực, các tập đoàn vô danh. Đạo đức của người luật sư có thể thay đổi tùy theo các đối tượng khách hàng, loại luật pháp mà luật sư đó theo đuổi.
3. Thử thách trí tuệ
Nghề Luật sư phải nói là một trong những công việc trí tuệ nhất hành tinh. Từ việc giúp đỡ thân chủ trong các vụ kiện, đến việc lấy bằng sáng chế bí quyết thương mại và xây dựng các chiến lược giả thiết, giải quyết những vụ sáp nhập trị giá hàng triệu đô la. Luật sư là lời giải cho mọi vấn đề, là những nhà phân tích có tư tưởng sáng tạo, vậy nên có trí tuệ là điều rất quan trọng để thành công trong công việc này.
4. Kỹ năng linh hoạt
Thậm chí nếu bạn không đi theo con đường luật pháp, tấm bằng luật có thể mở ra những cơ hội mới và là một bước đệm cho một sự nghiệp sau này. Các kỹ năng hữu ích bạn học được tại trường Đại học và với tư cách của một luật sư có thể giúp bạn gia nhập nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực.
5. Ảnh hưởng toàn cầu
Cũng như các nhà lập pháp, những nhà lãnh đạo tư tưởng và những người đề xuất điều chỉnh luật lệ, Luật sư là vị trí duy nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của xã hội. Trong nhiều thế kỷ, các luật sư là trung tâm của xã hội; họ viết luật, nguyên tắc của tòa án và giữ các chức vụ có tầm ảnh hưởng trong chính phủ. Với những vai trò đó, luật sư có thể tác động đến các nhà hoạch định chính sách cấp cao và các nhà lãnh đạo, họ sẽ gây nên những ảnh hưởng làm thay đổi thế giới.
>> Du học ngành Luật tại Úc 2019. Top trường Đại học hàng đầu?
Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Luật?
Dưới đây là những gợi ý nghề nghiệp để các bạn tham khảo, dựa trên thông tin của những người đi trước và sự đam mê của bản thân, các bạn hãy chọn cho mình một công việc đúng đắn và phù hợp.
1. Làm việc tư nhân
Gắn mình với một công ty luật với tư cách là một luật sư tư nhân, có lẽ là một trong những lựa chọn nghề nghiệp truyền thống. Bắt đầu với một công ty luật, bạn sẽ giữ chức Trợ lý pháp lý hoặc quan hệ khách hàng. Sau đó, có thể thăng chức Trợ lý pháp lý cao cấp hoặc chuyên gia tư vấn sau một vài năm. Ở những công ty luật có quy mô nhỏ, bạn có thể liên kết với các đối tác khác để cùng điều hành công ty đó.
2. Làm việc cho các tổ chức, cá nhân
Ngoài ra, bạn có thể làm việc cho các tập đoàn. Ví dụ, các tổ chức tài chính, có tổ chức/công ty dành cho công đồng, và các tổ chức đa quốc gia có yêu cầu luật sư riêng. Có thể bạn sẽ làm việc trong bộ phận pháp lý của công ty như một nhân viên pháp lý/hành pháp, giữ vị trí quản lý hoặc thậm chí là người đứng đầu bộ phận.
3. Làm việc cho Các cơ quan Chính phủ
Nếu như hai vị trí công việc trên đây chưa đủ sức hấp dẫn bạn thì có lẽ phục vụ cho Chính phủ là lựa chọn phù hợp với bạn. Có rất nhiều vị trí mà bạn có thể ứng tuyển vào. Ví dụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Chống tham nhũng, và các Ủy ban tư pháp và Dịch vụ pháp lý.
4. Sư phạm
Nếu như chương trình bạn được học nghiêng nhiều về học thuật, nghiên cứu, thì có lẽ bạn phù hợp với ngành sư phạm. Bạn có thể trở thành giảng viên khoa luật của các Viện giáo dục hoặc trường Đại học. Ở đó, bạn có thể nuôi dưỡng các thế hệ sinh viên luật tiếp theo và nghiên cứu thêm về các khía cạnh mới trong lĩnh vực này.
>> Du học ngành Luật tại Singapore 2019
Các lĩnh vực Chuyên môn khác nhau của ngành luật là gì?
Ngành Luật đặc biệt có rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành mà bạn có thể theo đuổi. Dưới đây là một số lĩnh vực phổ biến:
- Luật hình sự: Chuyên bảo vệ cá nhân và các công ty bị buộc tội
- Luật Tố tụng dân sự: Tranh chấp pháp lý và xác định thiệt hại tài chính hoặc các hoạt động cụ thể không thuộc vụ kiện hình sự
- Luật dân sự: Chuyên về các vụ đền bù thiệt hại
- Luật Thuế: Liên quan đến tất cả các vấn đề pháp lý về thuế trên khía cạnh cá nhân, thương mại, chính phủ và có thể bao gồm cả các vấn đề pháp lý xuyên biên giới
- Công ty / Luật Thương mại: tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho tất cả các loại hình doanh nghiệp lớn nhỏ, bao gồm các vấn đề phá sản và vỡ nợ, mua bán và các giao dịch khác.
Một số loại Luật Tố tụng dân sự:
- Tai nạn & Luật Thương tích cá nhân
- Luật Xây dựng
- Luật Môi trường
- Luật Việc làm
- Luật Sở hữu trí tuệ
- Luật Đất đai
Có nên du học ngành Luật?
Học ngành Luật ở nước ngoài là quyết định của không ít bạn có ý định đi du học, bởi vô số những lý do và đặc biệt là luật là ngành học sẽ cho bạn khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, kiến thức uyên bác, tư duy phản biện; một công việc thú vị, thu nhập tốt hay sự trọng vọng của xã hội. Theo nhiều chuyên gia về du học, nếu bạn lựa chọn du học ngành luật thì phải chú ý đến ba yêu cầu đặc biệt quan trọng là: trình độ tiếng Anh, thư giới thiệu và liên hệ nhà trường.
Vì sự khác nhau về hệ thống luật tại mỗi quốc gia, nhiều bạn e ngại sau khi học tập ngành luật ở nước ngoài sẽ khó có thể bắt nhịp với luật pháp nước nhà sau khi về nước làm việc. Nhưng Chị Nguyễn Thị Kim Loan – cựu SV trường The College of Law (London), hiện đang đảm nhiệm vị trí Trưởng cố vấn pháp lý tại Ngân hàng HSBC là một trường hợp điển hình chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của chị, nếu xác định du học để trở về VN làm việc, thì có kiến thức nền tảng về luật VN là chuyện quan trọng không thể thiếu.”
Con đường du học sẽ mang lại cho bạn không chỉ sự thông thạo về hai hệ thống luật cùng lúc, các kỹ năng hành nghề rất cần thiết, mà còn là cơ hội để bạn trang bị cho mình kỹ năng Anh ngữ tại môi trường ngôn ngữ bản địa, bằng cấp được công nhận toàn cầu, nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao ngất ngưởng – là lý do chính để nhiều sinh viên quyết tâm du học luật.
>> Học Luật tại Malaysia 2019, Top trường Đại học hàng đầu.
Bạn cần tố chất/ kỹ năng gì để học ngành Luật?
Để học tập và làm việc bất kỳ lĩnh vực nào, trước hết bạn phải thực sự có niềm yêu thích với công việc đó, và những tố chất/ kỹ năng khác mà ngành Luật đòi hỏi bạn nên có là:
- Khả năng phân tích
- Chú ý chi tiết
- Chính trực
- Khả năng thuyết phục
- Kỹ năng mềm khác
>> Liệu bạn đã có đủ tố chất để trở thành luật sư?
Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật ?
Cũng như các ngành nghề khác, mức lương ngành Luật sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm mà bạn có được. Dưới đây là một vài mức lương trung bình tham khảo của nghề Luật Sư tại các quốc gia (nguồn: payscale)
*Mức lương Luật sư tại Vương quốc Anh (1 bảng Anh = 32,000 VNĐ)
*Mức lương Luật sư tại Mỹ (1 USD = 23,000 VNĐ)
*Mức lương Luật sư tại Malaysia (1RM = 6,000 VNĐ)
*Mức lương Luật sư tại Singapore (1 SGD = 18,000 VNĐ)
Top các trường Đại học đào tạo ngành Luật năm 2019 (theo QS World University Ranking 2019)
>> QS: Công bố bảng xếp hạng trường Đại học theo môn học 2019