Chùa Tam Chúc (Hà Nam) là ngôi chùa lớn nhất thế giới, tọa lạc trên nền ngôi chùa cùng tên có niên đại hơn 1000 năm tuổi và là khu thắng cảnh cấp quốc gia.
Chùa Tam Chúc Hà Nam
Tên hành chính:Chùa Tam ChúcDiện tích:5.100haVị trí:Hà NamKhu vực hành chính:Xã Khả Phong, huyện Kim Bảng
Khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam là một khu du lịch cấp quốc gia với tổng diện tích 5.100ha, nhằm phục vụ văn hóa tâm linh, lịch sử, sự kiện phật giáo, thể thao.
Được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, Tam Chúc Hà Nam được xây dựng với thế Tựa sơn, hướng thủy” là một trong những đặc điểm chung về phong thủy của những chùa cổ.
Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo, Thiên cúa giáo, Hồi giáo thi công những vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.
Bái Đính, Tam Chúc và Chùa Hương tạo nên một “trục du lịch tâm linh” lớn nhất cả nước, thuận lợi về mặt địa lý, tiện giao thông đi lại, tiềm năng phát triển du lịch.
Đến với khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam, du khách không chỉ hòa mình vào những truyền thuyết mà còn đến với những dấu tích của một triều đại xa xưa.
Tọa lạc trên nền ngôi chùa cổ, Chùa Tam Chúc Hà Nam thuộc địa giới T.T Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, lân cận là nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng như: chùa Bà Đanh, động Vòng, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.
Ngôi Chùa Tam Chúc Hà Nam cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – Hậu Thất Tinh”.
Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn.
Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó.
Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao.
Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Trụ trì chùa Tam Chúc Hà Nam là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngoài ra, chùa Tam Chúc Hà Nam còn là nơi các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.
Hiện tại vé vào khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam tham quan vẫn đang miễn phí cho du khách đến hành hương lễ Phật, nhưng phải mất tiền vé xe điện hoặc du thuyền.
Bảng giá vé tham quan Chùa Tam Chúc
Vé vào Chùa:Miễn PhíVé thuyền:200.000đVé thuyền vip:250.000đBuffet:130.000đThuyền vip + buffet:350.000đXe điện chùa Ba Sao:50.000đThuyền Vip + chùa Ba Sao:270.000đThuyền + chùa Ba Sao:240.000đ
Miễn phí vé xe điện, du thuyền đối với trẻ em cao dưới 1m.
Giá vé đò và thuyền Chùa Tam Chúc Hà Nam hiện tại lần lượt là 200.000đ và 250.000đ/ lượt/ người. Đây là 2 phương tiện từ Thủy Đình đến Cổng Tam Quan.
Khu du lich Chùa Tam Chúc Hà Nam hiện này đã hoàn thành và mở cửa cho du khách đến thăm quan các hạng mục:
Khu du lichhiện này đã hoàn thành và mở cửa cho du khách đến thăm quan các hạng mục:
Đến với chùa Tam Chúc Hà Nam, thì chắc chắn là nơi đặt chân đầu tiên của bạn sẽ là nhà khách Thuỷ Đình.
Cách chùa chính khoảng 5km, Nhà khách Thuỷ Đình được xây 3 tầng uy nghi rộng lớn với mái cong cổ kính theo phong cách truyền thống trến mặt hồ Tam Chúc.
Tại đây, bạn có thể mua vé thăm quan khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam và vé tàu hoặc vé xe điện để đi đến cổng chùa.
Tại Thuỷ Đình cũng bán các vật dụng thiết yếu như hương, hoa và cũng là nơi bạn có thể nghỉ chân trước và sau khi lễ phật.
Hồ Tam Chúc là hồ nước tự nhiên, nằm trong số những hồ lớn nhất Việt Nam, bao quanh hồ là những dãy đá vôi sừng sững.
Trên mặt hồ với 6 ngọn núi tượng chưng cho 6 quả chuông gắn liền với câu chuyện truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc”.
Chuyện kể rằng: “Có 6 tiên nữa giáng xuống trần gian, khi đến Tam Chúc các tiên nữ mê mẩn với cảnh đẹp hữu tình chốn này mà quên đường về.
Nhà chùa đã sáu lần cử người xuống gọi mà không về, mỗi lần dùng một quả chuông làm binh khí.
Và đó chính là sáu ngọn núi nằm rải rác khắp hồ nước lớn trước cảnh chùa hiện hay hay tích xưa còn gọi là Tiền lục nhạc”.
Điểm nhấn của Hồ Tam Chúc còn là những đóa sen thơm mát lan tỏa khắp trong gió, trong sương, bao chùm cả một vùng rộng lớn.
Đến khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam đúng mùa sen, du khách được thả hồn trong cảnh sắc tươi đẹp của những đóa sen hồng, trắng tren nhau giữa mặt hồ như đưa người phàm đến với cảnh tiên.
Đình Tam Chúc là ngôi đình cổ kính lâu đời với kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ, được tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ giữa Hồ Tam Chúc.
Một cây cầu nhỏ, dài nối từ bờ tới khu đình. Đứng trên sân đình hay tản bộ trên cây cầu, chúng tôi có thể ngắm nhìn toàn bộ khu hồ Tam Chúc sáng bừng, lung linh trong muôn ngàn tia nắng vàng.
Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích của một ngôi chùa cổ lớn, đã có liên đại hàng nghìn năm từ thời Đinh, Lê.
Tam quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai.
Thuyết khác thì cho rằng tam quan là “tam giải thoát môn” của Thiền tông gồm cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện).
Vì vậy mà các nước không thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.
Cổng Tam Quan Chùa Tam Chúc Hà Nam được xây 3 tầng mái cong có tổng diện tích sàn là 3.558m2, với chiều cao là 28.8m, nhìn ra bến du thuyền và là điểm trả khách của xe điện.
Từ Thuỷ Đình bạn đi thuyền mất 30 phút và đi xe điện mất khoảng 20 phút là tới Cổng Tam Quan.
Từ đây du khách bắt đầu đi bộ hành hương thăm quan và dâng hương Chùa Tam Chúc Hà Nam từ 3 cổng lớn rộng mở vào khu trung tâm.
Bước qua Cổng Tam Quan, Du khách bắt gặp trước mắt mình là khoảng không rộng lớn với những cây cột lớn vươn lên trời.
Vườn cột kinh gồm 32 cột đá xanh hình lục giác, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, chân cột là đài sen, đỉnh cột là nụ sen và được khắc những lời Phật dạy.
Đọc những lời dăn của Phật, du khách sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn, sống yêu thương và sống có nghĩa hơn.
Được lấy ý tưởng từ bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Nình Bình và được phục dựng lại với quy mô lớn không hề kém.
Qua vườn cột kinh, du khách tản bộ bước trên những bậc đá để đến dâng hương tới Quán Thế Âm Bồ Tát tại Điện Quán Âm.
Tại đây, đặt bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lớn bằng đồng, nặng 90 tấn.
Bước vào điện, du khách sẽ choáng gợp bởi sự nguy nga cổ kính, ngước lên nhìn thấy Bồ Tát lòng cảm thấy nhẹ đi và thanh tịnh vạn phần.
Quanh điện là những bức phù điêu lớn được tạc khắc bằng đá núi lửa tuyệt đẹp, kể về quá trình phổ độ chúng sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nhìn từ Điện Quán Âm, du khách có thể bao quát toàn bộ Vườn Cột Kinh như gợi nhớ cho chúng ta một lần nữa những điều dăn của Phật.
Phía xa xa là Hồ Tam Chúc rộng lớn mênh mông hòa cùng núi trời như cảnh thần tiên chốn hồng trần.
Điện Pháp Chủ là nơi thờ Phật Thích Ca. Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (Nặng 200 tấn).
Bảo điện được thiết kế ba tầng mái cong, cao khoảng 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông, nối vào chính giữa là bức phù điêu lớn kết hợp với rồng chầu 2 bên.
Trước của điện có lưu hương lớn với đôi hạc lớn đứng chầu, giữa sân là đỉnh đồng khổng lồ và hai bên tả hữu là hai hàng phật ngồi tịnh thiền.
Cũng như Điện Quán Âm, Quanh tường Điện Pháp Chủ đều được dựng những bức phù điêu kể về quá trình sinh ra, lớn lên, thành chính quả, phổ độ phật pháp và niết bàn của Phật Thích Ca.
Điện Tam Thế tọa lạc trên diện tích rộng 5.400m2, tại đây thờ ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ba pho Tam Thế nặng 80 tấn, được đúc bằng đồng đen và phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.
Một nhánh cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi được trồng ở sân trước cửa điện Tam Thế.
Nhánh cây này được mang về từ Sri Lanka, nguồn gốc khởi thủy của nó được lấy từ nhánh phải gốc bồ đề mà Phật tu thành đạo.
Sân điện còn đặt vạc đồng đen cao 4m, trên mặt vạc điêu khắc những danh nam thắng cảnh nổi tiếng nhất Việt Nam.
Đàn Tế Trời Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh được xây dựng bằng đá nguyên khối nặng 2.000 tấn.
Để lên được Chùa Ngọc bạn phải vượt qua 299 bậc đá và lên đến độ cao 468m sẽ chạm tới nơi giao hòa giữa trời và đất.
Chùa Ngọc là điểm tham quan lễ Phật cuối cùng và ở vị trí cao nhất của khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam.
Tổng hợp những cung đường đi khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam nhanh nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí từ một số tỉnh thành Miền Bắc.
Lưu ý: Nếu bạn đi xe riêng thì có thể gửi xe tại bãi giử xe của Chùa. Giá vé như sau:
- Xe máy: 5.000đ
- Ô tô: 10.000đ
Bấm xem thêm → Tour du lịch Tam Chúc 1 ngày từ Hà Nội
Từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Hà Nam thuận tiện nhất là đặt xe buýt Hà Nội – Chùa Tam Chúc của Cát Bà Express. Xe sẽ đón tại trung tâm Hà Nội và trả tại Chùa Tam Chúc.
Bấm xem thêm → Xe buýt Hà Nội đi Chùa Tam Chúc Giá 200.000đ/ 1 người/ lượt và 300.000đ/ 1 người/ 2 chiều.
Hoặc bạn có thể thuê xe riêng có người lái và nếu không không muốn phải lo lắng điều gì thì nên đặt tour trọn gói Chùa Tam Chúc 1 ngày với giá chỉ 590.000đ.
Phương án này là phương án thuận tiện nhất và cũng có thể là phương án an toàn, rẻ nhất cho du khách.
Bấm xem thêm → Bảng giá thuê xe đi Chùa Tam Chúc
Phương án 2 là đi xe buýt 206 xuất phát từ bến Giáp Bát – Phủ Lý(vé xe khoảng 35k/ lượt/ người).
Phương án thứ 3 là đi xe khách Hà Nội – Hà Nam tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Yên Nghĩa với giá khoảng 50.000đ/ người/ lượt.
Cả 2 phương án trên đều chỉ đưa bạn tới thị xã Phủ Lý, để đến khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam bạn phải thuê thêm xe ôm hoặc taxi, giá cả thỏa thuận với chủ xe.
Khoảng cách từ thị xã Phủ Lý vào Chùa khoảng 19km, Chắc mất khoảng 150.000đ đến 190.000đ tiền xe.
Phương án thứ 4 là thuê xe tự lái hoặc đi xe riêng từ Hà Nội:
Bạn có thể chọn một trong 2 đường chính để đi là: Quốc Lộ 1A hoặc Cao Tốc Pháp Vân Cầu Rẽ + Cao Tốc Hà Nội Nình Bình.
Nếu bạn đi đường Cao Tốc thì đến nút giao Đại Xuyên bạn rẽ phải để đi vào đường Quốc Lộ 1A.
Tiếp đó, từ đường 1A bạn rẽ phải vào QL38 và rẽ trái vào DT771, đi tiếp đến đường DT977, sau đó rẽ phải vào QL21A, khi bạn thấy biển hiệu khu du lịch Chùa Tam Chúc thì bạn rẽ phải vào là đến nơi.
Khoảng cách từ Hà Nội đến khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam khoảng là 64km và đi mất khoảng 2 tiếng, chưa tính thời gian nghỉ chân trên đường đi.
Đi Chùa Tam Chúc bằng xe máy: Từ Hà Nội, Bạn chạy dọc theo quốc lộ 1A qua cầu Giẽ. Tiếp tục chạy thẳng là đến Hà Nam. Hoặc chạy quốc lộ 21B từ Ba La – Hà Đông.
Bảng giá phí đường bộ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Giá áp dụng cho các loại xe từ Hà Nội đến Liêm Tuyền
Loại xePhí tuyến Cầu Giẽ(Hà Nội) – Hà Nam/ xe/ lượtXe dưới 12 chỗ ngồi45.000đXe từ 12 – 30 chỗ60.000đTừ 31 nghế trở lên75.000đ
Từ Hải Phòng có rất nhiều nhà xe chạy tuyến Hải Phòng – Hà Nam như: Thanh Long, Đồng Tâm, Đại Dương, Kết Đoàn và xuất phát từ bến xe Cầu Rào.
Giá xe khách Hải Phòng – Hà Nam giao động từ 50.000đ – 80.000đ/ người/ lượt.
Số điện thoại các nhà xe:
- Thanh Long: 02253858264
- Đồng Tâm: 0942122343
- Đại Dương: 02253847981
- Kết Đoàn: 0777089567
Nếu bạn đi xe riêng thì bạn có thể đi theo cung đường QL10 đến Thái Hà tại Hưng Hà, Tiếp theo đến Liêm Tuyền, đi theo ĐT494 đến Lê Chân/Đường Phủ Lý.
Tiếp theo, Bạn đi đường ĐT 494B đến QL21A tại Thi Sơn, rẽ trái tại Babymart Thi Sơn vào QL21A cho đến khi thấy biển khu du lịch Chùa Tam Chúc Hà Nam thì rẽ vào là đến nơi.
Cung đường này dài 122km và đi mất khoảng 3 tiếng.
Hoặc bạn cũng có thể đi đường cao tốc 5B, sau đó rẽ vào nút Yên Mỹ, đi đường này thì xa hơn, phí cầu đường cao hơn nhưng nhanh hơn vì đa phần đi cao tốc.
Để có chuyến đi khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam suôn sẻ nhất thì mình nghĩ bạn nên thuê xe có người lái hoặc đặt tour 1 ngày từ Hải Phòng.
Bảng giá phí QL10(Hải Phòng – Thái Bình).
Từ 1/1/2019 QL10 đoạn Hải Phòng – Thái Bình bắt đầu cho thu phí với mức phí như sau:
Loại xePhí tuyến cao tốc Thái Hà (Thái Bình – Hà Nam)/ xe/ lượtXe dưới 12 chỗ ngồi50.000đXe từ 12 – 30 chỗ75.000đTừ 31 nghế trở lên120.000đ
Bảng giá phí đường bộ cao tốc Thái Hà(Thái Bình – Hà Nam).
Giá áp dụng cho các loại xe từ Thái Bình đến Hà Nam
Loại xePhí tuyến cao tốc Thái Hà (Thái Bình – Hà Nam)/ xe/ lượtXe dưới 12 chỗ ngồi35.000đXe từ 12 – 30 chỗ50.000đTừ 31 nghế trở lên75.000đ
Bấm xem thêm → Tour du lịch Tam Chúc 1 ngày từ Hải Phòng
Hiện tại thì mình vẫn chưa tìm thấy nhà xe khách nào chạy tuyến Thái Bình, Nam Định đến Hà Nam.
Vì thế, phướng án đi xe riêng, thuê xe có người lái hoặc đi tour chùa Tam Chúc 1 Ngày là lựa chọn tốt nhất.
Bạn đi theo đường 10 đến Tx Phủ Lý (Hà Nam), tiếp theo bạn đi vào đường 21B rồi đến đường 21A đến khi thấy biển khu du lịch Chùa Tam Chúc thì rẽ vào là đến nơi.
Hiện tại có nhà xe Mận Thịnh đi từ Thanh Hóa đến Phủ Lý, Hà Nam nhưng khung giờ khởi hành khá là sớm nên lựa chọn này không khả thi cho lắm.
Tổng hợp những kinh nghiệm du lịch, ăn uống, những điều cần lưu ý khi hành hương lễ phật, những nhà hàng tốt nhất tại khu danh thắng Tam Chúc.
Nên mặc quần áo thoải mái để dễ di chuyển nhưng cần lịch sự và kín đáo, không nên thắp quá nhiều hương khi vào các điện, cũng như không xả rác bừa bãi.
Vào mùa lễ hội chùa Tam Chúc Hà Nam rất đông, nên việc mua vé xe điện, vé thuyền phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, vì vậy mọi người nên ở lại khu tập trung và cử 1 người đi mua vé.
Hoặc bạn có thể đặt vé trước tại đây: Đặt vé xe điện, du thuyền ở Tam Chúc
Các bạn nên hẹn nhau một điểm chờ cố định trước Cổng Tam Quan tránh lạc mất nhau.
Khi vào chùa nên làm lễ trình tại Cổng Tam Quan chính giữa là tượng Phật nằm, hai bên là tượng Hộ Pháp.
Hướng đi lên cánh tả (bên phải), hướng đi xuống cánh hưu (bên trái).
Khi vào lễ Phật cần lưu ý
- Cửa chính giữa ở các đền chùa là dành cho các quan. Người phàm đi vào cửa cạnh bên phải, đi ra cửa bên trái.
- Chỉ thắp một nén hương ở đỉnh ngoài sân.
- Chỉ nên thả tiền vào hòm công đức hoặc tại bàn ghi công đức, không đặt tiền lên ban thờ.
- Chuẩn bị lễ chay, ngọt, hương, trái cây thật đơn giản.
- Chùa là chốn thanh tịnh, không nên nói to hay làm mất trật tự.
- Ăn mặc lịch sự, kín đáo.
Mặc dù mới được xây dựng và cách xa trung tâm thị trấn tuy nhiên, khu du lịch Chùa Tam Chúc có đầy đủ những hạng mục nhà hàng chất lượng.
Nhà hàng Thủy Đình là một lựa chọn tốt, nhà hàng này nằm trên tầng 3 của nhà khách Thủy Đình với sức chứa lên tới 500 khách ăn cùng lúc.
Với không gian rộng, thoáng đãng được trang hoàng bằng những bộ bàn ghế ăn khảm ngọc trai, đến với nhà hàng Thủy Đình Bạn sẽ có cảm giác được phục vụ như vua chúa thời xưa.
Set menu Hàn Huyên tại nhà hàng
- Cơm trắng.
- Canh cua mồng tơi.
- Cà pháo muối.
- Sườn xào chua ngọt.
- Cá hấp xì dầu.
- Đậu phụ xốt tứ xuyên.
- Mướp đắng xào trứng.
- Nước suối, nước ngọt.
Tổng thanh toán 399,000đ cho 4 người ăn, giá rẻ bất ngờ.
Review về nhà hàng Thủy Đình
Nếu đánh giá thang điểm của các nhà hàng trong chương trình đi lễ chùa với tháng 10 thì Thủy Đình đạt tới 8 điểm cộng.
- Không gian rộng, thoáng 4 phía. Có quầy buffet nhưng phải mua vé và tùy vào từng thời điểm thích hợp nhà hàng mới tổ chức.
- Bàn ghế sạch sẽ và đẹp.
- Có quạt công nghiệp được bật khi có khách ngồi vào bàn.
- Nhâ viên phục vụ nhẹ nhàng, chuyên nghiệp trong bộ đồng phục.
- Đầu bếp nấu ăn ngon, đậm đà vừa miệng.
- Các món ăn tươi ngon, đầy đặn.
- Có hai thực đơn chay và mặn.
- Có gọi theo mâm phù hợp với đoàn khách cụ thể.
- Giá rẻ hợp lý ở một khu du lịch.
- Nhà hàng nằm trong khu du lịch Chùa Tam Chúc
Một số nhà hàng gần khu du lịch Tam Chúc
Ngoài nhà hàng Thủy Đình thì gần khu du lịch Tam Chúc cũng đã xây dựng nhiều nhà hàng mới, to đẹp, để đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương vào mùa lễ hội.
Dưới đây mình đã liệt kê một vài nhà hàng tốt nhất
- Nhà hàng Tố Loan gần chùa nhất, nhỏ phù hợp với đoàn lẻ.
- Nhà hàng Hà Nam rộng, đỗ xe thuận tiện cho đoàn.
- Xuân Trang chuyên phở bò, bánh cá rô đồng.
- Nhà hàng Hùng Thắng Cố.
- Nhà hàng Chim trời Núi Sẻ.
- Nhà hàng đặc sản lẩu nướng lươn đồng.
- Nhà hàng Hoàng Anh.
- Nhà hàng Hảo Trúc.
- Nhà hàng Tam Chúc lớn, đẹp sang trọng nhất.
- Nhà hàng Lá Cọ 2 (To, đẹp nhất khu vực, có phòng riêng cho từng đoàn khách).
- Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao, ra cổng rẽ phải.
- Nhà hàng Lẩu tiến vua.
Ngoài Chùa Tam Chúc Hà Nam thì du khách cũng có thể lựa chon thêm một số điểm đến thăm quan và dâng hương cầu an, cầu tài, cầu lộc sau:
- Chùa Ba Sao: với pho tượng Đức Phật rất lớn khi ngồi xe điện đi 1 vòng bờ hồ đã nhìn thấy.
- Chùa Bà Đanh: Danh bất hư truyền, vắng như Chùa Bà Đanh.
- Khu du lịch Đền Trúc: Có Ngũ Động Thi Sơn và đền thờ Mẫu Hậu cùng Công Chúa do tướng Lý Thường Kiệt cùng nhân dân xây dựng.
- Ở xa hơn gần với Nam Định đó là Đền Trần Thương và Làng Vũ Đại. Hai điểm này cũng có thể kết hợp tour tham quan 1 ngày.
Bài viết chi tiết này, Cát Bà Express kính chúc quý khách có một chuyến hành hương Chùa Tam Chúc vui vẻ và đầy ý nghĩa.
Ngoàithì du khách cũng có thể lựa chon thêm một số điểm đến thăm quan và dâng hương cầu an, cầu tài, cầu lộc sau:Bài viết chi tiết này, Cát Bà Express kính chúc quý khách có một chuyến hành hương Chùa Tam Chúc vui vẻ và đầy ý nghĩa.