Dưa chuột có tác dụng gì và nên ăn bao nhiêu dưa chuột mỗi ngày?

Dưa chuột là một trong những thực phẩm quen thuộc và dễ ăn đối với người Việt. Từ dưa chuột có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết dưa chuột cũng được sử dụng làm thuốc. Vậy dưa chuột có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưa chuột có hương vị nhẹ nhàng, sảng khoái và hàm lượng nước cao. Chúng có thể giúp giảm mất nước và giải nhiệt trong thời tiết nóng bức. Người ta ăn dưa chuột như một món mặn, nhưng nó là một loại trái cây. Nó cũng xuất hiện trong một số sản phẩm làm đẹp.

Dưa chuột cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo, chất béo, cholesterol và natri. Người dân ở Ấn Độ đã trồng dưa chuột để làm thực phẩm và làm thuốc từ thời cổ đại, và chúng từ lâu đã trở thành một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải.

Thành phần dinh dưỡng trong dưa chuột

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một cốc 142g dưa chuột cắt nhỏ, sống, chưa chế biến có chứa các chất dinh dưỡng sau:

Nước: 137g

Calo: 17

Chất đạm: 0,8g

Chất béo: 0,2g

Carbohydrate: 3,1g bao gồm 2,0 g đường

Chất xơ: 1g

Canxi: 19,9 g

Sắt: 0,3 mg

Magiê: 17 mg

Phốt pho: 29,8 mg

Kali: 193 mg

Natri: 2,8 mg

Vitamin C: 4,5 mg

Folate: 19,9 mcg

Beta caroten: 44 mcg

Lutein + zeaxanthin 22,7 mcg

Vitamin K: 10,2 mcg

Dưa chuột cũng chứa nhiều loại vitamin B, vitamin A và chất chống oxy hóa, bao gồm một loại được gọi là lignans.

Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do. Một số gốc tự do đến từ các quá trình tự nhiên của cơ thể, và một số đến từ áp lực bên ngoài, chẳng hạn như ô nhiễm. Nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể, chúng có thể dẫn đến tổn thương tế bào và nhiều loại bệnh tật.

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng lignans trong dưa chuột và các loại thực phẩm khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Dưa chuột có tác dụng gì?

Nguồn dinh dưỡng của dưa chuột có thể mang lại cho chúng một số lợi ích sức khỏe.

Hydrat hóa

Các chất điện giải trong dưa chuột có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Dưa chuột chủ yếu chứa nước và chúng cũng chứa các chất điện giải quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời tiết nóng bức hoặc sau khi tập luyện.

Dưa chuột có tác dụng gì và nên ăn bao nhiêu dưa chuột mỗi ngày? - 1

Dưa chuột có tác dụng gì và nên ăn bao nhiêu dưa chuột mỗi ngày? - 2

Dưa chuột giúp bổ sung nước cho cơ thể

Đối với những người không thích uống nước, thêm dưa chuột và bạc hà có thể làm cho nước hấp dẫn hơn. Giữ đủ nước là điều cần thiết để duy trì một đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, tránh sỏi thận,… 

Tốt cho xương

Vitamin K giúp đông máu và nó có thể hỗ trợ sức khỏe của xương. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một chén cỡ 142 gram (g) dưa chuột sống cắt nhỏ, chưa gọt vỏ cung cấp 10,2 microgram (mcg) vitamin K. Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 90 mcg vitamin K một ngày và nam giới thì cần 120 mcg.

Dưa chuột cũng chứa 19,9 miligam (mg) canxi. Người lớn cần 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi.

Vitamin K giúp cải thiện sự hấp thụ canxi. Kết hợp với nhau, những chất dinh dưỡng này có thể góp phần giúp xương chắc khỏe.

Phòng chống ung thư

Là một thành viên của họ bầu bí, dưa chuột chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có vị đắng gọi là cucurbitacin. Theo một bài báo trên tạp chí Quốc tế về Dịch vụ Y tế, cucurbitacins có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sinh sản.

Một cốc khoảng 133g dưa chuột băm nhỏ với vỏ cũng cung cấp khoảng 1g chất xơ. Chất xơ có thể giúp phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết chất xơ có thể giúp cân bằng cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch liên quan.

Một chén dưa chuột chưa gọt vỏ nặng 142g cũng cung cấp 193mg kali và 17mg magiê. Người lớn cần tiêu thụ 4.700 mg kali mỗi ngày và 310-410 mg magiê, tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác.

Giảm lượng natri và tăng lượng kali có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Các cucurbitacins trong dưa chuột cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Phòng chống bệnh tiểu đường

Dưa chuột có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nó chứa các chất có thể giúp giảm lượng đường trong máu hoặc ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao.

Một giả thuyết cho rằng cucurbitacins trong dưa chuột giúp điều chỉnh quá trình giải phóng insulin và chuyển hóa glycogen ở gan, một loại hormone quan trọng trong quá trình xử lý đường trong máu.

Một nghiên cứu cho thấy vỏ dưa chuột giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở chuột. Điều này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa của nó.

Theo AHA, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Dưa chuột đạt điểm thấp về chỉ số đường huyết (GI). Điều này có nghĩa là chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không thêm carbohydrate có thể làm tăng lượng glucose trong máu.

Chống viêm

Dưa chuột có thể có lợi ích chống viêm. Các chuyên gia tin rằng chứng viêm có thể giúp kích hoạt sự phát triển của các tình trạng sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư….

Tốt cho da

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các chất dinh dưỡng của dưa chuột có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe làn da. Đắp dưa chuột thái lát trực tiếp lên da có thể giúp làm mát và dịu da, giảm sưng tấy và kích ứng. Nó có thể làm dịu vết cháy nắng. Khi thoa lên mắt, chúng có thể giúp giảm bọng mắt vào buổi sáng.

Dưa chuột có tác dụng gì và nên ăn bao nhiêu dưa chuột mỗi ngày? - 3

Dưa chuột là một phương pháp làm đẹp rẻ tiền, đơn giản và hiệu quả

Các mẹo làm đẹp bằng dưa chuột khác bao gồm:

Làm toner: Xay nhuyễn dưa chuột và rây lấy nước cốt để có một loại toner tự nhiên. Bôi nước cốt dưa chuột trên da trong 30 phút, sau đó rửa sạch. Dưa chuột có thể có đặc tính làm se và giúp thông thoáng lỗ chân lông.

Làm mặt nạ: Trộn nước ép dưa chuột và sữa chua với lượng bằng nhau để tạo thành hỗn hợp mặt nạ giúp giảm khô da và mụn đầu đen.

Dưa chuột an toàn cho hầu hết mọi người để sử dụng trên da. Bạn nên bắt đầu bằng cách áp dụng một lượng nhỏ. Nếu không gặp phản ứng bất lợi, nó có thể an toàn để sử dụng.

Tác hại của dưa chuột

Dưa chuột là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng có một số điều cần lưu ý.

Vấn đề về tiêu hóa

Một số người khi ăn một số loại dưa chuột có thể cảm thấy khó tiêu, đầy hơi. 

Ảnh hưởng quá trình đông máu

Dưa chuột có hàm lượng vitamin K tương đối cao. Ăn quá nhiều dưa chuột có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những người sử dụng warfarin (Coumadin) hoặc các loại thuốc làm loãng máu tương tự không nên tăng lượng dưa chuột đột ngột mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Dị ứng

Một số người đã báo cáo phản ứng dị ứng với dưa chuột. Các triệu chứng của phản ứng bao gồm:

– Nổi mề đay

– Sưng tấy

– Khó thở

Nếu một người có vấn đề về hô hấp, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Độc tính

Một số cucurbitacin gây độc cho người tiêu thụ. Tuy nhiên, nồng độ cucurbitacins trong dưa chuột hàng ngày không có khả năng gây độc.

Nên ăn bao nhiêu dưa chuột mỗi ngày?

Trung bình mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 400g dưa chuột để đảm bảo cơ thể không bị đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc.

Nguồn tham khảo:

Health benefits of cucumber – đăng tải trên trang tin y tế Medical News Today. Xuất bản ngày 3/12/2019.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dua-chuot-co-tac-dung-gi-va-nen-an-bao-nhieu-dua-c…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dua-chuot-co-tac-dung-gi-va-nen-an-bao-nhieu-dua-chuot-moi-ngay-d282417.html

Theo H.M (Dịch từ Medical News Today ) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Rate this post

Viết một bình luận