Đừng kết hợp thịt vịt với 5 món “đại kỵ” này vì sẽ sinh độc hoặc làm mất dinh dưỡng

Thịt vịt là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo, chính vì vậy nó từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vào mùa hè, thịt chỉ cần đem luộc, chấm cùng chút nước mắm gừng là đủ làm xao xuyến nhiều người.

Nhưng thịt vịt không chỉ ngon mà còn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trung bình trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein, hàm lượng này cao gấp nhiều lần lượng protein có trong thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá, trứng. Ngoài ra, thịt vịt cũng cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…

Đừng kết hợp thịt vịt với 5 món "đại kỵ" này vì sẽ sinh độc hoặc làm mất dinh dưỡng, tiếc là nhiều người Việt không hề biết - Ảnh 1.

Trung bình trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein, hàm lượng này cao gấp nhiều lần lượng protein có trong thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá, trứng.

Chia sẻ về loại thực phẩm này, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay: Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, dùng để tư âm, dưỡng vị, có lợi trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi…

Lương y Sáng khuyên mọi người nên ăn thịt vịt ít nhất 1 lần/tuần để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không được ăn chung, nấu chung thịt vịt với một số thực phẩm đại kỵ dưới đây.

5 thực phẩm không nên kết hợp với thịt vịt

1. Loại quả có tính nóng

Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.

2. Trứng gà

Lương y Sáng cho hay, dù bạn có yêu thích trứng gà và thịt vịt đến mấy thì cũng không nên dùng đồng thời cả hai loại thực phẩm này để tránh làm tổn hại nguyên khí trong cơ thể.

3. Thịt ba ba

Trong thịt vịt và thịt ba ba chứa những chất kỵ với nhau, nếu ăn cùng một lúc sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba lại giàu chất sinh học – chất này có thể làm biến đổi hàm lượng đạm, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt.

thịt vịt ngon 2.jpeg

4. Thịt rùa

Bạn không nên ăn thịt rùa chung với thịt vịt vì có thể gây nên tình trạng “âm thịnh dương suy”, gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy.

5. Tỏi

Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Vậy nên ăn kèm thịt vịt với loại thực phẩm nào để có lợi cho sức khỏe?

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, để tận dụng hiệu quả nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt, bạn nên chế biến loại thịt này với một số thực phẩm dưới đây:

Cháo

Cháo vịt là món ăn bổ dưỡng, ăn nhiều sẽ giảm chất béo trong cơ thể, bổ sung lượng lớn protein và thúc đẩy quá trình đào thải các chất dư thừa.

Kim ngân hoa

Trong Đông y, thịt vịt có thể làm giảm tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa thường được dùng để giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… Vậy nên, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành “bài thuốc quý” giúp làm đẹp da hiệu quả.

Cải thảo

Thịt vịt giàu protein, chất béo và cholesterol…, vì vậy nên dùng chung với các loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo để thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe.

ai không nên ăn thịt vịt.jpeg

Củ mài

Bạn nên chế biến các món ăn có cả thịt vịt và củ mài, có công dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp bồi bổ cơ thể rất tốt.

Dưa chua

Dưa chua vốn chứa nhiều axit, nếu ăn kèm với loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt vịt sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, món ăn này phù hợp với người bị sốt nhẹ, kém ăn, miệng khô và sưng phù.

Rate this post

Viết một bình luận