Tất cả chúng ta đều có cùng tổ tiên loài người, có các hệ cơ quan và bộ phận giống nhau nhưng khả năng hoạt động của các hệ cơ quan ở mỗi người là khác nhau. Việc 1 hệ cơ quan nào đó hoạt động chiếm ưu thế sẽ ảnh hưởng đến đến chức năng hoạt động của các cơ quan còn lại và toàn cơ thể. Từ đó, tác động đến sự hình thành cấu trúc cơ thể (ngoại hình), tâm lý, tính cách và đặc biệt biểu hiện trực tiếp lên làn da. Da dầu, da mụn, da khô, da nhạy cảm đều là ảnh hưởng khác nhau của từng cơ địa con người. Khi dùng mỹ phẩm cho da mụn chúng ta đặc biệt phải cẩn thận hơn vì đây là loại da khó chiều nhất. Vậy khi dùng mặt nạ ngủ da mụn cần lưu ý điều gì? Trong bài viết này, Physiodermie sẽ cung cấp đến bạn đọc kiến thức về da mụn và những thông tin xung quanh mặt nạ ngủ cho da bị mụn.
Bạn biết gì về da mụn?
1. Da mụn là gì?
Da mụn là một loại da nhạy cảm. Làn da khỏe mạnh bình thường sẽ tự động cân bằng và điều chỉnh độ ẩm, bảo vệ da chống lại các tác động từ bên ngoài. Da nhạy cảm sẽ phản ứng nhiều hơn với các ảnh hưởng từ bên ngoài và các thành phần có trong mỹ phẩm. Da nhạy cảm biểu hiện ra ngoài bề mặt da theo những dạng: da mẩn đỏ, da bị dị ứng kích ứng, viêm da cơ địa và mụn là một trong số đó.
2. Mụn hình thành từ đâu?
Có hai nguyên nhân chính hình thành nên mụn:
- Khi lớp màng bảo vệ da trở nên yếu kém khiến da bị khô, mất nước. Lúc đó, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn lượng bã nhờn (dầu) bình thường để cung cấp thêm nước và độ ẩm cho da. Một lượng bã nhờn khá lớn bao phủ làm bít tắc các lỗ chân lông khiến da không thể thở được. Từ đó mụn đầu trắng hình thành, mụn đầu trắng khi tiếp xúc với môi trường bị oxy hóa sẽ thành mụn đầu đen và lâu ngày phát triển thành các loại mụn nặng hơn như mụn nhọt, mụn trứng cá..
- Trong cơ thể con người tồn tại 2 hóc môn chính là: Estrogen và testosterone. Testosterone không chỉ có ở nam giới mà nó có cả trong cơ thể nữ giới. Tuyến hóc môn nam hoạt động mạnh hơn khiến nồng độ testosterone trong cơ thể cao lên là nguyên nhân thứ hai gây ra mụn.
Da mụn là một làn da vô cùng khó chiều. Khi sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào cũng nên kiểm tra thành phần tránh gây kích ứng làm mụn “bộc phát” thêm. Bên cạnh đó, khi dùng mặt nạ ngủ cho da bị mụn bạn cần lưu ý một số điều dưới đây!
Những lưu ý khi dùng mặt nạ ngủ cho da mụn
1. Làm sạch da
Da dù có mụn hay không thì bước làm sạch da luôn là bước tiên quyết trong chu trình chăm sóc da mỗi ngày của các cô gái. Đối với da đang có vấn đề về mụn, rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt và không chà xát mạnh tay tránh làm tổn thương các nốt mụn. Da phải thông thoáng và sạch sẽ thì mới hấp thu được hết các dưỡng chất ở các bước tiếp theo. bằng sữa rửa mặt
2. Chọn loại mặt nạ ngủ phù hợp
Mặt nạ ngủ có tác dụng cung cấp nước và độ ẩm đồng thời tái tạo da khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, các loại mặt nạ ngủ dạng cream quá dày có thể gây nên tình trạng bí da và dư thừa ẩm. Môi trường da thừa ẩm chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và làm tình trạng da mụn ngày càng tệ hơn. Vì thế, khi da bị mụn, cần chọn loại mặt nạ ngủ dạng gel dưỡng lỏng và chỉ thoa một lớp mỏng trước khi đi ngủ.
3. Rửa sạch mặt vào buổi sáng
Khi dùng mặt nạ ngủ vào ban đêm. Mỗi sáng thức dậy chúng ta cần rửa sạch da mặt bằng nước ấm để loại bỏ lớp mặt nạ sau 1 đêm. Mặt nạ ngủ nếu để quá lâu trên da sẽ khó rửa sạch, các chất còn sót lại cùng bụi bẩn len lỏi vào lỗ chân lông gây nên mụn. Sau khi rửa mặt sạch, tiếp tục các bước skincare cho da như bình thường.
4. Không “lạm dụng” mặt nạ ngủ mỗi ngày
Mặt nạ ngủ như một bữa tiệc buffet cung cấp dưỡng chất và độ ẩm tái tạo làn da trong 8 tiếng cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ. Nhưng mặt nạ ngủ chỉ nên dùng từ 2-3 tuần 1 lần là vừa đủ cho da bị mụn. Dùng mặt nạ ngủ thay kem dưỡng hoặc dùng mỗi ngày có thể làm da bị “bội thực” và khiến da mụn càng “nổi loạn hơn”.
5. Vệ sinh chăn gối, ga nệm sạch sẽ
Chăn, ga, gối, nệm là những đồ vật da mặt tiếp xúc trong lúc ngủ. Những cọ xát trực tiếp với chăn gối không được vệ sinh sạch sẽ khiến bụi bẩn bám vào da và gây ra mụn. Thường xuyên giặt giũ, vệ sinh chăn gối sạch sẽ mỗi tuần 1 lần để hạn chế những tiếp xúc của da với bụi bẩn. Lưu ý khi đắp mặt nạ ngủ nên để 15 phút cho mặt nạ thấm vào da rồi mới đi ngủ. Trong lúc ngủ, nằm với tư thế thoải mái nhất để hạn chế da mặt cọ xát với chăn gối khiến mặt nạ ngủ bị trôi đi.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mặt nạ ngủ nhưng tìm ra 1 loại mặt nạ ngủ cho da bị mụn lại rất hiếm. Physiodermie sẽ giới thiệu đến bạn 2 loại mặt nạ ngủ da mụn được tin dùng và an toàn tuyệt đối trên làn da nhạy cảm.
Mặt nạ ngủ cho da mụn nào tốt?
#1 Mặt nạ ngủ Physiodermie Recovery Night Mask
Mặt nạ ngủ phục hồi tái tạo da Recovery Night Mask có dạng gel dưỡng, mỏng, nhẹ, dễ thẩm thấu, thành phần chiết xuất thiên nhiên an toàn cho làn da. Với 3 hoạt chất tiên phong: Vitamin C, Oligopeptide 24 và Hyaluronic axit mang đến 3 công dụng rõ rệt: Chống oxy hóa, săn chắc, tái tạo da và dưỡng ẩm tầng sâu, an toàn tuyệt đối trên làn da mụn nhạy cảm:
- Oligopeptide 24 với khả năng tái tạo da tuyệt vời giúp vết thương do mụn để lại mau lành và phục hồi da suót 8 tiếng đồng hồ cơ thể chìm vào giấc ngủ.
- Hyaluronic axit với 2 dạng phân tử nhỏ và lớn giúp cung cấp nước và độ ẩm cho làn da. Da mụn khi được cung cấp đủ nước sẽ cân bằng và khỏe mạnh, từ đó giảm sự hình thành của mụn.
- Vitamin C Steady C+ ổn định chống oxy hóa và các gốc tự do đồng thời giảm thâm do mụn để lại, tăng sắc tố sau viêm.
Physiodermie với công nghệ độc quyền MEIMA vi nang 3 lớp giúp dưỡng chất thẩm thấu vào chính xác từng lớp da cùng thành phần chiết xuất tinh dầu thiên nhiên an toàn tuyệt đối cho da kể cả làn da mụn nhạy cảm nhất.
#2 Mặt nạ ngủ Laneige Cica Sleeping Mask
Mặt nạ ngủ Laneige Cica Spleeping Mask với thành phần chính là rau má – madecassoside và cây bách giúp làm dịu da nhạy cảm khỏi các tác nhân bên ngoài và mang lại một làn da tươi mới. Bên cạnh đó, với chiết xuất từ nấm men rừng tăng khả năng chữa lành vết thương cho da, giảm thiểu những tổn thương do kích ứng, mẩn đỏ và da nhạy cảm. Mặt nạ ngủ Laneige Cica Sleeping Mask đặc biệt thích hợp cho làn da mụn nhạy cảm, giúp da trở nên khỏe mạnh hơn.
5/5 – (1 bình chọn)
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com