Khi mới học bất kỳ loại ngoại ngữ nào, cách nói của chúng ta nhiều khi lại buồn cười, mất tự nhiên, không rõ ràng hoặc là quá trẻ con mặc dù có thể không sai ngữ pháp, không sai từ vựng. Lấy ví dụ, khi bạn nghe các bạn nước ngoài nói tiếng Việt nhiều khi quá trang trọng hoặc quá “sến”.
Người học Việt nhiều trường hợp nói tiếng Anh bị “buồn cười” mặc dù không phải là sai do: dù đúng ngữ pháp nhưng người bản địa, đơn giản không ai nói vậy cả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sửa sai một số trường hợp như vậy.
1. See you again!
Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam họ mới nghe câu “See you again!” lần đầu tiên (?!). Bạn muốn nói tạm biệt, hẹn gặp lại ở nước ngoài, những trường hợp đó ở nước ngoài không ai nói “See you again!”cả. Người bản ngữ nói: “See you later!”.
Với người bản ngữ, khi nói câu “See you again!”, có vẻ 2 người đã hẹn gặp vào một thời điểm xác định.
VD: “So I’ll see you again on Sunday, right?”
Hoặc là người nói đang nghĩ về một ngày rất xa: “ I’ll see you again someday, my dear.”
Nhưng nếu bạn muốn nói hẹn gặp lại ở một trường hợp bình thường hãy dùng: “See you later!” nhưng nhớ đừng nói quá nặng mà hãy nói /si: jer ‘lei der/
2. Hello, teacher.
Khi nói ngoại ngữ, ta nên nói theo văn hóa của ngoại ngữ đó. Ở Việt Nam, chúng ta nói chào thầy, chào cô. Nhưng ở các nước nói tiếng Anh không ai gọi giáo viên bằng teacher cả. Như thế có thể bị coi là bất lịch sự. Ví dụ, nếu một giáo viên đã dạy lâu năm mà bạn cứ gọi họ “Teacher!Teacher!” họ sẽ phản ứng theo kiểu: “ What, you don’t remember my name?” Ở nước ngoài mọi người gọi giáo viên bằng Mr. Mrs. Miss. Kèm với họ. Còn sinh viên đại học thường gọi giáo sư bằng tên luôn. Và nếu gặp một giáo viên lạ chưa biết họ tên, sinh viên sẽ nói “Hello” thôi chứ không phải “Hello, teacher.”
3. Mr. + tên
Nên nhớ Mr., Mrs., Miss., Ms. Luôn đi kèm với họ thôi, chứ không phải tên. Ở Việt Nam, việc gọi bằng họ quá khó để phân biệt, chúng ta có đến 60% dân số họ Nguyễn và các họ còn lại như Trần, Lê, Phạm, Đỗ…. Chiếm đa phần còn lại. Chúng ta có thể gọi Mr. Dũng, Ms. Hoa. Điều đó ổn ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài thì không thế, không ai gọi Mr. Dan, Mr. Peter cả, điều đó rất buồn cười.
Thêm nữa, từ Mr. Ms càng ngày càng được sử dụng ít hơn vì nghe có vẻ cũ và nghiêm túc quá. Thường, trong các công ty họ gọi nhau trực tiếp bằng tên, kể cả khi gọi sếp.
4. Delicious.
Delicious không có nghĩa là ngon mà có nghĩa là rất ngon. Nếu bạn cứ nói “Delicious” mỗi lần thích một đồ ăn gì đó thì người khác sẽ nghĩ bạn quá dễ ấn tượng với đồ ăn. Tốt hơn là các bạn nói “Good” thôi. VD: “ The tea is good.”
Và dùng “Delicious” khi cảm thấy thật sự ấn tượng.
5. Can you eat…….?
Việt Nam có rất nhiều đồ ăn cực khó ăn như mắm tôm, trứng vịt lôn… nhưng bạn không nên hỏi người nước ngoài: “Can you eat Mam tom?” Khi nghe câu hỏi đó họ sẽ trả lời kiểu: “Yeah, it’s like eating anything else. Put in mouth then swallow”. Theo quan điểm của một người bản ngữ nói Tiếng Anh, việc ăn mắm tôm chẳng hạn, không phải là một việc có khả năng hoặc là không có khả năng mà là một điều thích hoặc không thích. Bạn nên hỏi đơn giản là: “Do you like mam tom?”
Trường hợp rủi nhất người bản ngữ nó: “I can’t eat that.” Là nói đến dị ứng của cơ thể khi ăn nó. VD: “ I can’t eat seafood” có nghĩa là ăn hải sản thì mình sẽ bị dị ứng.
6. No.
Hãy hình dung bạn đang nói lẩm bẩm một điều gì đó vô nghĩa 1 mình rồi bạn của bạn “ Cậu nói gì cơ?” Nhưng bạn thấy lời nói của mình không quan trọng lắm không cần nhắc lại. Bạn sẽ nói: “Không.” Bây giờ, thay vào đó là nói tiếng Anh, hãy hình dùng bạn sẽ thay gì vào từ không? No? Không bạn sẽ không nói thế, bạn sẽ nói “Nothing.” Nếu bạn chỉ nói “No” thì nghe có vẻ rất là cộc lốc. Nói “Nothing” mới là tự nhiên và lịch sự.
7. E.
Người học Việt Nam thường dùng E để chỉ từ viết tắt thay cho English. Nhưng thực tế, không người bản ngữ nào dùng E để viết tắt cho English cả. Hãy viết đầy đủ English khi bạn nhắn tin với bạn bè của bạn là người nước ngoài nhé!
Trên đây là 7 kiểu Tiếng anh Ngố bạn rất có thể đã từng sử dụng qua. Sau khi đọc bài viết này hãy nhanh chóng sửa đi nhé! Chúc các bạn học tốt.
Nếu bạn thấy nội dung bài viết trên hay và muốn nhận cập nhật các bài viết của Antoree nhanh nhất thì để lại thông tin đăng ký nhận tin TẠI ĐÂY nhé!
Còn nếu bạn muốn bắt học tiếng Anh với gia sư online 1 kèm 1 trên Antoree. Hãy đăng ký học thử miễn phí ngay TẠI ĐÂY hoặc xem hồ sơ gia sư của Antoree TẠI ĐÂY nhé!
XEM THÊM BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN