Dùng thuốc giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Khi gặp các triệu chứng này, phụ nữ cần làm gì, có thể dùng thuốc gì?

Đối với người phụ nữ, tiền mãn kinh và mãn kinh là 2 giai đoạn sinh lý đến hoàn toàn tự nhiên. Nó diễn ra rất bình thường mà không biểu hiện thành bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Nhưng cũng có khi tiền mãn kinh xảy ra sớm và kéo dài, đem đến rất nhiều bất tiện, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và công việc của người phụ nữ.

Những biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh

Giai đoạn mãn kinh thường rơi vào độ tuổi trung bình khoảng từ 45 – 55 tuổi. Các dấu hiệu của rối loạn tiền mãn kinh bắt đầu đến với chị em ngoài 40. Nó khiến cho nữ giới cảm thấy mệt mỏi, bốc hỏa, toát mồ hôi,  khó chịu, tâm lý không ổn định… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giao tiếp đối với người thân hoặc đồng nghiệp xung quanh. Giai đoạn này là biểu hiện sinh lý bình thường của người phụ nữ khi chuyển từ tuổi sinh đẻ sang tuổi già. Thời kỳ mãn kinh bắt đầu cũng là lúc chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng không còn nữa, kèm theo đó là một số thay đổi về tâm sinh lý của cơ thể người phụ nữ.

Đậu tương chứa nhiều isoflavones tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Đậu tương chứa nhiều isoflavones tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Thuốc nào để ứng phó?

Sự suy giảm estrogen chính là thủ phạm hàng đầu gây ra những rắc rối kể trên. Vì vậy, sử dụng liệu pháp thay thế hormon dưới sự cân nhắc của thầy thuốc chuyên khoa là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị. Việc dùng hormon như thế nào là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số loại thuốc hormon thay thế để điều trị các triệu chứng mãn kinh là estrogen và progestogen. Lợi ích của liệu pháp hormon thay thế sau mãn kinh chính là bổ sung estrogen để làm giảm các triệu chứng vận mạch của cơ thể, đẩy lùi lão hóa da và giảm thiểu các triệu chứng teo khô ở sinh dục của phụ nữ, đồng thời mang lại lợi ích cho hệ thống xương, hạn chế và giảm tỷ lệ gãy xương hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại hormon thay thế này trong nhiều năm liền với những mục đích như để cải thiện khả năng sinh dục, ham muốn tình dục, trị bệnh trầm cảm hay bệnh Alzheimer và phòng ngừa một số bệnh mạn tính là hoàn toàn sai lầm. Phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh rất dễ mắc phải các bệnh lý tim mạch hay huyết áp. Chính vì thế, việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon quá mức khiến cơ thể bổ sung quá nhiều estrogen sẽ làm giảm cholesterol nhưng lại tăng triglyceride và tăng đông máu. Do đó, những trường hợp đang mắc bệnh lý tim mạch hay tăng cân, tăng huyết áp thì nên tránh sử dụng liệu pháp này.

Sử dụng vitamin E hàng ngày cũng là biện pháp tốt cần được cân nhắc. Hiện nay, các thuốc dùng chữa triệu chứng tiền mãn kinh phần lớn là thực phẩm chức năng tổng hợp gồm nhiều thành phần chủ yếu sau đây:

Estrogen: Đây là nội tiết tố nữ, thường được chiết xuất từ thảo dược như đậu nành, bạch quả (ginkgo biloba), tảo spirulina…, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành estrogen người.

Các vitamin và khoáng chất: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, canxi axit pantothenic, acid folic, taurine, vitamin E, vitamin D3, biotin, magnesium…

Isoflavone: Là một nhóm chất phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thực vật), được tìm thấy chủ yếu trong cây họ đậu giúp điều hòa kinh nguyệt và cung cấp dưỡng chất cho da, tóc, cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ. Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu isoflavone. Bên cạnh việc là nguồn protein giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đa, đậu nành chứa lượng lớn genistein và daidzein, là những isoflavone hoạt động như những chất đồng vận và đối vận estrogen.

Canxi: Chống loãng xương…

Collagen: Giúp đàn hồi da…

Cao đương quy, dầu dừa, sữa ong chúa… các thảo dược giúp cân bằng nội tiết tố nữ, làm đẹp da, giúp da mịn màng tươi trẻ, giảm khô hạn, tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương, mệt mỏi, đổ mồ hôi…

Trong điều trị rối loạn tiền mãn kinh có thể dùng một số thuốc chống trầm cảm nhẹ theo chỉ định của thầy thuốc. Với những người có bệnh thực thể khác, cần phải khám chuyên khoa và dùng thuốc phù hợp, ví dụ như chứng đau nửa đầu điều trị bằng ergotamin.

Bổ sung estrogen qua chế độ ăn

Phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh nên chọn chế độ ăn uống chứa ít chất béo, ít cholesterol, giàu canxi như sữa, tôm, cua, trứng… Các loại thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và phytosterols (như cá, đậu tương) rất tốt cho phụ nữ mãn kinh. Bởi vì các chất này có công dụng tương tự như estrogen (cũng giống như bổ sung estrogen thiếu hụt cho cơ thể). Ngoài ra, phụ nữ nên hạn chế tối đa những món ăn, gia vị cay nóng để tránh gây ra cơn bốc hỏa. Song song với chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội… không chỉ đem đến một cơ thể dẻo dai mà còn cải thiện độ cứng chắc của xương, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, cần có một đời sống tinh thần vui vẻ, lạc quan và chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ lượng nội tiết tố thiếu hụt. Có thể dùng các thuốc nói trên ở dạng đơn chất hoặc phối hợp nhưng phải chọn lựa sản phẩm phù hợp với cơ địa từng người.

Rate this post

Viết một bình luận