Đừng tự rước họa vì uống rượu ngâm

Hiện nay, các gia đình thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn chế và sai lầm về ngâm rượu, dùng rượu nên nhiều người đã phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

Rượu thuốc nếu uống vô tội vạ thì sẽ gây ra ngộ độc, dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận, tăng huyết áp, hay nhiễm khuẩn đường ruột…

Ngâm rượu vì lời đồn

Khi uống các loại rượu ngâm có nguồn gốc từ động vật như: kiến, nhộng ong, thậm chí tay gấu… thì chỉ là uống rượu ngâm xác chết. Ví dụ điển hình: tay gấu có nhiều mỡ, nhiều chất đạm nên khi ngâm với rượu thông thường nồng độ cồn không cao mà lại ngâm trong thời gian dài nên nồng độ cồn sẽ bị giảm dần theo thời gian nên chất đạm tiết ra từ tay gấu có thể bị ôi, hư và nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn…

Đừng tự rước họa vì uống rượu ngâmHàng năm, có hàng trăm trường hợp ngộ độc do rượu ngâm

Hiện nay, có rất nhiều kiểu ngâm khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là sự truyền miệng, ngâm theo kinh nghiệm dân gian, chứ không theo phương pháp khoa học nào, chưa được kiểm chứng và thường chỉ ngâm những loại động vật hoặc thực vật được những người từng ngâm trước đó mà thôi cho nên có thể phải gặp phải  những rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực vật hay động vật khi đem ngâm rượu đều có tác dụng và tác hại cho nên có loại dùng theo cách này thì chữa bệnh nhưng khi dùng cách khác thì trở thành tác hại, chẳng hạn rượu ngâm con rết nếu bôi ngoài da thì có thể dùng để trị phong thấp nhưng uống vào sẽ gây độc.

Việc ngâm rượu sai cách cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng và vì thiếu kiến thức về việc ngâm rượu thuốc cho nên cứ cho rằng ngâm càng nhiều loại chung với nhau càng phát huy tác dụng. Đây là điều hết sức sai lầm vì trong số những loại dùng ngâm rượu chung đó có thể có một số loại kỵ nhau nên khi ngâm chung thì chúng sẽ sản sinh ra độc tố, gây hại đến sức khỏe. Thậm chí, với những loại được kiểm chứng có lợi mà ngâm sai cách cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Chẳng hạn như khi ngâm tắc kè thì phải loại bỏ mắt, cơ quan chứa độc tố, nội tạng, sau đó làm sạch, nướng sơ qua rồi mới ngâm nhưng do không hiểu biết và không biết được sự nguy hiểm của tắc kè mà ngâm nguyên con là vô cùng nguy hiểm.

Trên thực tế, có rất nhiều người do nghe đồn thổi nên đã tự ý ngâm các loại củ, rễ cây rừng không rõ nguồn gốc, đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ ngộ độc dẫn đến chết người vì mặc dù thuốc bổ nhưng cũng phải có liều lượng nhất định mới mang lại tác dụng. Không nên có quan niệm thuốc bổ nên dùng bao nhiêu cũng được và việc bồi bổ bằng các loại rượu ngâm dược liệu còn phải phù hợp với thể trạng của từng người vì có thể với người này thì tốt nhưng với người khác có thể không tốt

Hậu quả tai hại

Từ việc sử dụng quá nhiều rượu bổ, hàng năm, có hàng trăm trường hợp ngộ độc do rượu ngâm, nếu nhẹ thì có biểu hiện nôn mửa, rối loạn hành vi, một số khác nặng hơn thì bị hôn mê sâu, truỵ mạch, mặc dù được cứu chữa khỏi ngộ độc nhưng vẫn có thể phải mang di chứng nặng nề.

Mặc khác, do trong máu của động vật thường bị nhiễm ký sinh trùng như: trứng giun sán rồi trong quá trình lấy máu của chúng lại không đảm bảo vệ sinh nên có thể bị nhiễm vi khuẩn, ấu trùng; lại thêm việc ngâm rượu sai cách nên khi uống rượu thì ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bên cạnh đó, hầu hết đều tự ngâm rượu để uống nhằm đảm bảo an toàn hơn và tốt cho sức khỏe hơn, nhưng đây là điều chưa hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn như: nếu dùng các loại rễ cây, các loại thảo dược hay các loại động vật để ngâm rượu mà không rõ thành phần hay công dụng thì sẽ có nguy cơ gây độc cho cơ thể và nếu uống quá nhiều rượu ngâm thì chẳng những bị ngộ độc do các loại dùng để ngâm mà còn bị nghiện rượu và bị các tác hại tương tự rượu bia thông thường.

Đừng tự rước họa vì uống rượu ngâm

Nhiều loại rượu ngâm động vật không có tác dụng như lời đồn

Để ngâm được một bình rượu, người ngâm phải đảm bảo rượu và nguyên liệu rõ nguồn gốc, rượu nấu phải có độ cồn cao khoảng 45 – 550, nhất là khi ngâm động vật vì khi ngâm động vật với rượu có độ cồn thấp sẽ dễ bị ôi hư, phân hủy và sản sinh ra chất độc hại. Khi ngâm rượu thì phải đúng bài, đúng vị. Tuyệt đối không dựa vào tin đồn mà mua nguyên liệu lạ về ngâm và khi uống rượu thì phải đúng liều lượng vì nếu uống nhiều thì có thể có phản ứng của cơ thể, nhất là những người mắc bệnh dạ dày, gan. Tốt nhất chỉ nên dùng 1 – 2 ly nhỏ cách ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nên kết hợp ăn uống đầy đủ dưỡng chất và có chế độ rèn luyện phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi có nhu cầu sử dụng các loại rượu ngâm dược liệu, nên tìm mua dược liệu ở các cơ sở Đông dược có tư cách pháp nhân và cần có sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền. Tuyệt đối không nên tự ý sưu tầm các loại rễ cây để ngâm rượu bởi dễ chọn nhầm loại cây có độc tính và không nên lạm dụng rượu, bởi vì khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn rượu, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kể cả việc sử dụng dụng rượu bổ.

Rate this post

Viết một bình luận