Trong sinh hoạt hàng ngày không khó để bắt gặp kí hiệu Exp, Mfg xuất hiện trên hầu khắp bao bì các sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa dược mỹ phẩm,….Vậy Exp là gì? Mfg là gì? Nó tác động như nào đến chất lượng sản phẩm khi ta sử dụng. Hãy cùng Mua hàng đảm bảo cùng đi tìm hiểu nhé.
Các thông số kỹ thuật trên bao bì sản phẩm hầu hết được nhà sản xuất viết tắt để tiết kiệm, chính vì thế ta cần phải có những kiến thức cơ bản để hiểu được những ký hiệu đó nghĩa là gì.
Không phải tất cả các loại hàng hóa đều có Mfg hay Exp, mà các ký hiệu trên chỉ phần lớn được in trên các loại thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rau củ, đồ uống,…
Mfd là gì?
Ký hiệu Mfg là gì? Mfg là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: manufacturing date. Manufacturing date được hiểu là ngày sản xuất của sản phẩm. Mfg hay Mfg date chính là ký hiệu ngày sản xuất.
Các ký hiệu này thường được in dập trên nhãn mác, vỏ hộp của sản phẩm, nắp lọ, thân chai, đáy lọ. Tùy vào nhà sản xuất mà ký hiệu Mfg này được in ở những vị trí khác nhau tuy nhiên phần lớn sẽ là nơi bắt mắt, dễ nhìn thấy. Những ký hiệu này thường được in đậm, rõ ràng đảm bảo cung cấp thông tin cho khách hàng.
Ký hiệu Mfg thường cung cấp ngày, tháng, năm sản xuất của sản phẩm đó, một số doanh nghiệp công ty cũng cung cấp cả giờ sản xuất. Mfg được viết theo trình tự Ngày/ Tháng/ Năm, cũng có thể viết Năm/ Tháng/ Ngày.
Ví dụ: MFG: 22/09/1998
MFG: 1998/09/22
Tất nhiên mỗi sản phẩm hàng hóa sẽ có ký hiệu Mfg khác nhau bởi mỗi sản phẩm, lô sản phẩm sẽ có thời gian sản xuất khác nhau riêng biệt. Mfg date sẽ phản ánh cho ta thấy chất lượng của sản phẩm, độ mới, đã sản xuất được bao lâu, bảo quản trong bao lâu nữa.Đó là lý do vì sao mà chúng ta cần phải quan tâm đến ký hiệu Mfg khi mua sắm hay sử dụng bất kỳ sản phẩm nhất là những thực phẩm, mỹ phẩm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sức khỏe của chúng ta.
Bên cạnh đó cũng bảo vệ quyền lợi của người mua hàng không bị mua phải những sản phẩm hết date, đã sản xuất quá lâu. Một số người do không để ý hay không biết đọc mã Mfg nên vẫn sử dụng những sản phẩm hết date, đã sản xuất quá lâu gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe không đáng có.
Exp là gì?
Song hành cùng Mfg thì một ký hiệu nữa cũng quan trọng không kém đó là Exp.Gần như bất kỳ sản phẩm nào khi đã có mã Mfg thì sẽ có mã Exp ghi song song với nhau.
Exp là gì? Exp date là gì? Exp là ký hiệu viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Expiry date được hiểu với ý nghĩa là hạn sử dụng, hay ngày hết hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của sản phẩm chỉ đến ngày, tháng, năm đó, thời điểm không nên sử dụng sản phẩm nữa. Giống như ký hiệu Mfg thì cách ghi ký hiệu Exp thường sẽ là:
Exp: ngày/tháng/năm hoặc Exp: năm/tháng/ngày.
Khác với ký hiệu Mfg luôn phải ghi rõ ràng ngày tháng năm sản xuất thì Exp có thể lấy mã Mfg làm căn cứ nên một số thương hiệu sẽ không ghi rõ ngày tháng năm hạn sử dụng mà sẽ ghi khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất. Ví dụ như: Exp: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, 12 tháng kể từ ngày sản xuất, 7 ngày kể từ này sản xuất.
Hạn sử dụng cũng thường in trên bao bì của sản phẩm như: nắp chai, đáy lọ, thân chai, in nổi ở phần dập của tuýp sản phẩm,….
Ngoài kí hiệu Exp- hạn sử dụng ra thì một số thương hiệu cũng sử dụng ký hiệu BE/ BBE. Vậy BE/ BBE có ý nghĩa tương đương với Exp không? BE/BBE là ký hiệu viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Best before có nghĩa là sử dụng tốt nhất trước khi, thời hạn sản phẩm tốt nhất, có ý nghĩa giống với hạn sử dụng. Như vậy nếu một sản phẩm ghi là BBE: 23/05/2021 thì cũng chính là Exp: 23/05/2021 hay BE:23/05/2021.
Như bất kỳ ký hiệu nào thì chúng đều phải quan tâm đến hạn sử dụng của sản phẩm trước khi sử dụng hay mua sắm bởi những ký hiệu này chi phối trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng ta.
Điều cần biết khi mua, sử dụng thuốc và mỹ phẩm.
Lưu ý mua và sử dụng mỹ phẩm.
Sau phần chia sẻ trên có lẽ bạn đã biết được cách đọc Mfg, Exp, vì vậy khi đi mua sắm hay sử dụng bất kì một sản phẩm nào bạn cũng phải quan tâm đến ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.Các ký hiệu Mfg, Exp ở các khu vực lãnh thổ cũng sẽ khác nhau. Kí hiệu Exp trên mỹ phẩm Hàn quốc sẽ khác với mỹ phẩm Châu âu. Đặc biệt là những sản phẩm là mỹ phẩm thì hạn sử dụng và ngày sản xuất tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến nhan sắc, bộ mặt thậm chí sức khỏe của chúng ta.
Tuy nhiên đối với mỹ phẩm thì ta phải chú thêm, bởi ngoài hạn sử dụng và ngày sản xuất thì đối với mỹ phẩm sẽ có chia làm hai loại hạn sử dụng: hạn sử dụng trước khi mở nắp và hạn sử dụng sau khi mở nắp.
Hạn sử dụng trước khi mở nắp đơn thuần là trước thời điểm đó sản phẩm vẫn sử dụng được, tuy nhiên chúng ta cũng không nên sử dụng những sản phẩm quá cận date, lúc đó khi đã sản xuất quá lâu chất lượng sản phẩm cũng không còn đảm bảo.
Hạn sử dụng sau khi mở nắp đặc biệt với mỹ phẩm là thông số rất đáng được quan tâm vì mỹ phẩm cũng là chúng ta sử dụng hàng ngày.
Đối với bất kỳ sản phẩm nào khi đã mở nắp tiếp xúc với môi trường không khí thì sản phẩm bắt đầu oxi hóa, nhất là chúng ta sử dụng hàng ngày thì phản ứng oxi hóa liên tục diễn ra, đến một thời điểm nào đó thì mỹ phẩm đã không còn giữ được tác dụng như ban đầu nữa thậm chí có thể gây hại đến làn da của chúng ta. Thêm vào đó thì tính chất của mỗi loại mỹ phẩm khác nhau sẽ có hạn sử dụng sau khi mở nắp khác nhau.
Ví dụ như sau:
Với các loại mỹ phẩm là kem dưỡng da, kem lót như: Kem lót, Essence, Kem mắt, dưỡng môi, Toner,… hạn sử dụng trước khi mở nắp thường là 3 năm, hạn sử dụng sau khi mở nắp là từ 6 tháng đến 1 năm.
Đối với mỹ phẩm trang điểm make up thường hạn sử dụng trước mở nắp là 3 năm, hạn sử dụng sau khi mở nắp là 1 năm. Riêng với mascara thì hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, hạn sử dụng sau khi mở nắp chỉ có 3 tháng. Kem chống nắng hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm hạn sử dụng sau khi mở nắp là 6 tháng.
Tuy nhiên, đối mặt hàng mỹ phẩm chúng ta nên tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, không nên sử dụng quá hạn sử dụng, không nên dùng mỹ phẩm sau khi mở nắp quá lâu, khuyến cáo chỉ nên mỹ phẩm sau khi mở nắp tối đa 1 năm. Đặc biệt một số loại mỹ phẩm không được để trực tiếp với ánh sáng mặt trời, sẽ bị oxi hóa nhanh hơn như : Vitamin C, Serum, kem mắt,… Nên để trong khu vực râm mát không có ánh sáng mặt trời, có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc.
Thuốc cũng như mỹ phẩm hay thực phẩm cũng là thứ mà chúng ta sử dụng trực tiếp vào cơ thể nên khi mua và sử dụng thuốc ta cần lưu ý đến ký hiệu ngày sản xuất, hạn sử dụng, bên canh đó là một số những điều khác:
Một là, không tự ý mua thuốc, khi không có đơn hay sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc uống thuốc vô tội vạ không tuân theo đơn của bác sĩ có chuyên môn sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: sốc thuốc, dị ứng, kháng thuốc,…
Hai là, cần quan sát kỹ bao bì sản phẩm , hạn sử dụng, ngày sản xuất.Tránh mua phải những loại thuốc cận date, hết hạn sử dụng, đầu tiên là thuốc không có tác dụng chữa trị bệnh, hoặc có thể gây phản tác dụng của thuốc, đặc biệt nên chú ý hạn sử dụng, rất nhiều người có thói quen mua dự trữ thuốc, sử dụng cho lần ốm tiếp theo mà không để ý đến hạn sử dụng của thuốc,co thể gây ra những hậu quả không đáng có.
Ba là, nên chọn mua thuốc ở địa chỉ bán thuốc uy tín, những cơ sở được cấp phép mua bán tuyệt đối không nghe theo quảng cáo, truyền miệng, mua thuốc bán trên mạng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mfg, Exp đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với người tiêu dùng hay nhà sản xuất, quyết định chất lượng của một sản phẩm. Chính vì thế hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết cách đọc các ký hiệu Mfg là gì? Exp là gì? Quan tâm đến hai ký hiệu trên khi mua bán hay sử dụng sản phẩm, giúp ta nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.