Đối với kinh doanh trực tuyến, việc sở hữu một trang thương mại điện tử, web doanh nghiệp là nền tảng thiết yếu. Mặc dù mỗi hình thức đều được hỗ trợ theo bởi nhiều công cụ. Nhưng việc khởi chạy một cửa hàng trực tuyến thành công vẫn đòi hỏi thời gian, tiền bạc, chiến lược. Và một số tài nguyên khác mà các đơn vị kinh doanh nhỏ hơn không có. May mắn thay, những đối tượng này đã tìm được một hình thức phù hợp – Facebook shop. Trong hướng dẫn hôm nay, cùng phanmemmarketing.vn tìm hiểu khái niệm Facebook shop là gì ? Và hướng dẫn cách tạo gian hàng trên một trong những trang mạng xã hội khổng lồ này.
Facebook Shop là gì ?
Facebook Shops là công cụ miễn phí hỗ trợ nhà quản trị tạo cửa hàng trực tuyến. Cửa hàng này được tối ưu hóa cho thiết bị di động dựa trên Facebook hoặc Instagram để làm nổi bật các sản phẩm, gian hàng.
Việc thiết lập một cửa hàng rất đơn giản. Ngoài việc liên kết với các trang doanh nghiệp trên Instagram và Facebook, cửa hàng cũng có thể được tích hợp vào Messenger của tài khoản Facebook Business hoặc tài khoản WhatsApp Business để khách hàng trên Face có thể mua hàng.
Tham khảo: 10 mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng trực tuyến trên Facebook
Cách tạo cửa hàng trên Facebook
1. Đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu của Facebook Shop
Mặc dù Facebook Shop được tạo miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng vẫn có một vài yêu cầu trong việc muốn thiết lập:
- Có Trang Doanh nghiệp trên Facebook và / hoặc tài khoản Doanh nghiệp Instagram mà bạn có quyền quản trị trình quản lý doanh nghiệp.
- Có quyền quản lý đối với các danh mục trên Facebook thương hiệu.
Một điều cần lưu ý là bạn không nhất thiết phải có tài khoản Facebook Business để tận dụng công cụ này.
2. Đi tới trình quản lý thương mại để tạo cửa hàng trên Facebook
Để bắt đầu thiết lập Facebook Shop, hãy đi tới Trình quản lý thương mại Facebook và nhấp vào “Bắt đầu” ở đầu trang. Từ đó, bạn sẽ được đưa ra một số câu hỏi liên quan đến cài đặt. Chẳng hạn như “Chọn cách bạn muốn khách hàng mua hàng“.
Tại mục này, bạn có thể liên kết đến trang web thương mại điện tử hoặc API mà bạn đã thiết lập. Và hướng khách hàng đến đó mua các mặt hàng của bạn. Hoặc yêu cầu họ mua hàng trực tiếp thông qua Facebook, Instagram hoặc sms.
3. Thiết lập thông tin doanh nghiệp
Trong bước tạo Cửa hàng, Facebook sẽ hỏi một số câu hỏi về doanh nghiệp. Chẳng hạn như :
- Doanh nghiệp thuộc ngành gì
- Vị trí
- Thông tin liên hệ hiện tại của bạn.
Trong bước này, bạn cũng có thể đưa vào mô tả tổng quát về doanh nghiệp.
4. Thêm sản phẩm và thông tin vận chuyển
Tiếp tục, bạn sẽ được yêu cầu thêm từng sản phẩm thông qua biểu mẫu danh sách hoặc hàng loạt:
Sau đó, bạn sẽ có thể thêm hoặc cập nhật mô tả sản phẩm, hình ảnh hoặc thông tin vận chuyển, thông tin khác…v.v
5. Thêm thông tin thanh toán và thuế
Nếu bạn không có cửa hàng thương mại điện tử và muốn thực hiện tất cả việc bán hàng trên Facebook hoặc Instagram. Bạn sẽ được đề nghị thiết lập thông tin tài khoản ngân hàng để người mua thanh toán.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phải cung cấp thông tin thuế của công ty. Và đồng ý với các chính sách của Facebook Shops trước khi hoàn tất.
6. Tùy chỉnh cửa hàng trên facebook
Khi đã thiết lập xong các thông tin cơ bản. Bạn sẽ bắt tay vào thiết kế cửa hàng di động của mình. Facebook Shops hỗ trợ các chỉnh sửa cơ bản đối với bố cục và phong cách của Shop.
Song song với việc tùy chỉnh, bạn đồng thời có thể xem hiển thị trước của gian hàng tương ứng mỗi thao tác thay đổi.
Đây là trang tùy chỉnh Cửa hàng. Như bạn có thể thấy, nó đơn giản và dễ
hiểu, ngay cả đối với các nhà tiếp thị có ít kinh nghiệm thiết kế.
7. Chỉnh sửa sản phẩm hoặc tạo bộ sưu tập
Bạn mắc lỗi với một trong các mô tả sản phẩm hoặc cần thêm ảnh chụp mới ? Facebook Shops cho phép chỉnh sửa hoặc xóa danh sách sản phẩm, ngay cả sau khi đã xuất bản cửa hàng.
Ngoài ra, nếu các sản phẩm có cùng một chủ đề, bạn có thể nhóm chúng thành “Bộ sưu tập” trên Facebook shops. Để thêm “Bộ sưu tập”, chỉ cần nhấp vào “Layout/Bố cục” trên trang tùy chỉnh. Sau đó nhấp vào “Add Collection/Thêm Bộ sưu tập” trong mục tính năng ở thanh bên.
Sau khi tạo Bộ sưu tập, bạn có thể thêm các sản phẩm vào đó từ trang Bộ sưu tập hoặc bằng cách chỉnh sửa danh sách sản phẩm.
8. Khởi chạy và quảng bá Shop
Khi bạn cảm thấy Shop của mình đã sẵn sàng kinh doanh, hãy xuất bản nó. Và nhớ chia sẻ trên Facebook, Instagram hoặc các nền tảng truyền thông xã hội khác để đảm bảo bạn có được khách truy cập ban đầu.
Tham khảo:
4 bước cho một chiến lược truyền thông xã hội thu hút khách hàng mùa dịch.
Cách kết hợp quảng cáo facebook với sms marketing
Những điều cần lưu ý khi bán hàng trên Facebook Shops
Facebook Shops có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho các thương hiệu muốn tham gia vào thương mại điện tử lần đầu tiên. Hoặc mở rộng thị trường sang các mạng xã hội lớn. Nhưng có một số điều cần lưu ý trước khi tung ra bất kỳ cửa hàng hoặc dịch vụ trực tuyến nào:
1. Quảng cáo trải nghiệm mua sắm
Nếu khán giả không biết về thương hiệu bạn, họ có thể không tìm thấy Facebook Shop hoặc nền tảng thương mại điện tử của bạn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải quảng cáo cửa hàng trong giai đoạn đầu.
Tham khảo:
6 xu hướng marketing Facebook doanh nghiệp nhỏ nên biết
4 lời khuyên cần thiết khi làm Facebook marketing
2. Chuẩn bị cho nhu cầu cao
Nếu bạn có một danh sách sản phẩm tuyệt vời, mọi người có thể đổ xô mua chúng. Tuy nhiên, nếu đơn vị bạn không thể đáp ứng đủ nhanh nhu cầu này, các đơn đặt hàng bị trì hoãn hoặc các lỗi khác có thể khiến người mua hàng tránh Shop của bạn trong tương lai. Do đó, cần lên kế hoạch chuẩn bị cho mọi trường hợp. Nhằm đáp ứng với kết quả mua hàng tốt và nhu cầu cao, cũng như kết quả kém.
3. Tính nhất quán của thương hiệu vẫn quan trọng
Mặc dù Facebook Shops tồn tại trên nền tảng truyền thông xã hội. Điều đó không có nghĩa là bạn không nên duy trì thương hiệu. Nếu phong cách, hình ảnh và bố cục cửa hàng không chuyên nghiệp hoặc không nhất quán với trang web. Mọi người có thể không tin tưởng vào nó hoặc không sẵn sàng cung cấp thông tin của họ cho bạn.
Rất mong những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho chiến lược và kế hoạch kinh doạnh của bạn.
Chúc bạn thành công !
Comments
comments