Trong lĩnh vực xây dựng, có rất nhiều từ ngữ, cụm từ hoặc từ viết tắt với ý nghĩa riêng biệt mà chỉ dùng riêng trong lĩnh vực xây dựng. Băn khoăn GFA là gì là một trong những khúc mắc lớn với nhiều dân ngoại đạo, vì giữa hàng tá những từ viết tắt ấy ta rất có thể bị nhầm lẫn giữa nghĩa của từ viết tắt này với nghĩa của từ viết tắt kia.
GFA là gì?
GFA là viết tắt của cụm từ Gross Floor Area – Tổng diện tích sàn hay tổng diện tích của mặt sàn, bao gồm các khu vực chứa bên trong các bức tường, khu vực bên ngoài ở mỗi tầng cùng độ dày các bức tường. Đồng nghĩa là tất cả các không gian trong tòa nhà, gồm tầng hầm, tầng lửng và tầng trung gian, và căn hộ áp mái đều thuộc tổng diện tích sàn.
Có thể bạn quan tâm :
– Tầng lửng tiếng Anh là gì?
– Định nghĩa chính xác nhất về Landmark là gì
Tuy nhiên, bãi đậu xe, thang máy, bể chứa nước, diện tích hành lang giao thông chung nối các khối tòa nhà, tầng kỹ thuật, phòng cơ khí điện tử, thang bộ xuyên suốt các tầng, sân vườn trên không kết nối các khu nhà thì sẽ không được tính vào GFA.
GFA của một công trình cụ thể
Chú ý là GFA khác với NFA – Net Floor Area: Diện tích sàn sử dụng.
Như vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi GFA là gì rồi phải không nào?
GFA có ý nghĩa gì trong xây dựng ?
Khi đã lý giải được câu hỏi GFA là gì thì có lẽ bạn đã phần nào đoán được ý nghĩa của từ viết tắt này trong xây dựng.
Tổng diện tích sàn xây dựng là cơ sở để tính toán hệ số sử dụng đất nhằm khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực, do đó GFA giữ một vai trò quan trọng đối với các công trình xây dựng.
Thông qua GFA, ta có thể tính toán và dự trù được các khoản chi phí, bố trí vị trí các phòng, các không gian sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp chúng ta sớm đưa ra những phương án thiết kế và thi công trang trí nội, ngoại thất thích hợp nhất.
Tổng diện tích sẽ giúp các kỹ sư đưa ra phương án thiết kế và thi công hợp lý.
Có thể đối với một căn nhà dân dụng độc lập thì câu hỏi GFA là gì là ít cần thiết, nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với các công trình lớn, đặc biệt là những công trình phức tạp, đồ sộ, đòi hỏi tính tỉ mỉ, kỹ lưỡng cao. Đây là số liệu được coi như là nền móng để tạo ra những công trình lớn. Đồng thời đây cũng là cơ sở để làm hồ sơ xin cấp phép thi công công trình.
Đặc biệt, GFA cũng giúp các kỹ sư rất nhiều trong việc triển khai ý tưởng thiết kế công trình, cho phép họ tính toán, bố trí, sắp xếp các tổ hợp kiến trúc hợp lý, dự trù và chuẩn bị các phương án thi công dự phòng.
Các phép tính toán về nguyên vật liệu, nhân công hay thời gian để hoàn thành công trình cũng được đưa ra thông qua GFA. Chính vì vậy, tính toán GFA đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và độ chính xác cao để đặt cơ sở cho các bước tiếp theo diễn ra suôn sẻ cho đến ngày công trình hoàn thành.
Qua những thông tin mà bảo hộ lao động Nam Trung đã cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã tìm được lời lý giải cho băn khoăn GFA là gì và hiểu được ý nghĩa của cụm từ này trong xây dựng.