[GIẢI ĐÁP] Bị bỏng bô nên làm gì cho mau lành và không để lại sẹo?

Bỏng bô xe máy là tai nạn có thể gặp bất cứ khi nào và ở đâu do vô ý hay bất cẩn. Nếu chăm sóc không đúng cách có thể khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Vậy bị bỏng bô nên làm gì? Cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và tập luyện thế nào cho vết bỏng mau lành và không để lại sẹo? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

★ Tìm hiểu trước: Bỏng và phân loại mức độ bỏng

Yếu tố tác động đến quá trình phục hồi bỏng bô

➢ Sơ cứu: Việc sơ cứu vết bỏng sớm và đúng cách sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương bị rút ngắn đồng thời hạn chế nguy cơ để lại sẹo cho bệnh nhân. Ngược lại, sơ cứu sai cách sẽ khiến tổn thương ăn sâu, lan rộng và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

➢ Chăm sóc vết bỏng: Chăm sóc vết bỏng không đúng cách, không hợp vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập thông qua vết thương hở gây nhiễm trùng. Điều này khiến cho quá trình hồi phục trở nên lâu hơn và khó khăn hơn trong việc điều trị bỏng.

➢ Dinh dưỡng: Tổn thương do bỏng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Chuyển hóa dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới từng giai đoạn của bỏng và tác động không nhỏ đến kết quả điều trị bỏng.

➢ Luyện tập: Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều trị phục hồi chức năng sau bỏng. Luyện tập cho bệnh nhân bỏng giúp dự phòng tình trạng cứng khớp và co rút bó cơ.

Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng bô đúng cách!

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng

Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị bỏng bô xe máy là loại bỏ tác nhân gây bỏng bằng cách ngay lập tức tránh xa nguồn nhiệt. Sau đó, bạn nên cởi bỏ quần áo vùng tổn thương càng sớm càng tốt. Quần áo có tác dụng giữ nhiệt nên có thể khiến tình trạng vết bỏng càng thêm nghiêm trọng. Mặt khác, sự tiếp xúc giữa quần áo với vết bỏng cũng làm cho vết bỏng lan rộng hơn và tăng cao nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bước 2: Làm mát vùng tổn thương

Ngay sau khi cởi bỏ quần áo vùng tổn thương, bạn cần nhanh chóng ngâm hoặc dội rửa vết bỏng bằng nước mát (16 – 20oC) trong 30 phút kể từ sau khi bị bỏng. Việc này sẽ giúp hạ nhiệt vùng da bị bỏng, hạn chế tác hại của nhiệt độ đến các tổ chức dưới da, giảm sưng tấy và đau rát. Bạn chỉ nên ngâm vết thương trong khoảng 15 – 45 phút. Sau thời gian này, việc ngâm nước ít có tác dụng. Trái lại nếu ngâm quá lâu sẽ làm vết thương lâu lành và khó điều trị.

Không nên dùng nước đá hay nước quá lạnh để chườm vết thương. Mặc dù nước đá có thể giúp làm dịu tổn thương do bỏng rất nhanh, nhưng lại làm chậm quá trình chữa lành vết thương và khiến vùng da nhạy cảm trở nên tê cóng.

Nếu bạn bị bỏng bô xe máy khi đang đi trên đường mà không tìm được nguồn nước, bạn có thể sử dụng nước đóng chai để dội lên vùng da bị bỏng.

Bước 3: Vệ sinh vùng da bị bỏng

Sau khi đã làm mát vùng da bị bỏng, bạn nên rửa sạch vết thương bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh). Đây là dung dịch rửa vết thương toàn diện nhất hiện nay có khả năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.

Cần lưu ý tuyệt đối không dùng nước oxy già hay thuốc đỏ, cồn,… để sơ cứu cho bệnh nhân bị bỏng bô xe máy. Bởi vì những chất này có thể làm chết các mô hạt và để lại những vết sẹo xấu xí về sau.

Bước 4: Băng bó vết thương bằng Nacurgo màng sinh học

Sau khi đã rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, bạn dùng một miếng gạc thấm khô vùng tổn thương. Tiếp theo, bạn xịt trực tiếp xịt Nacurgo – màng sinh học lên vết bỏng. Việc băng bó, che đậy vùng da bị bỏng bằng màng sinh học không thấm nước sẽ giúp vết bỏng tránh tiếp xúc với vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với các vết bỏng bô xe máy nhẹ, nông thì bạn không cần băng bó. Đối với vết bỏng nặng hơn và có xuất hiện các mụn nước, bạn dùng một miếng băng gạc sạch, vô khuẩn bao lấy vùng da bị bỏng. Nếu không có băng gạc thì bạn có thể sử dụng một miếng vải sạch.

Không nên băng vết thương chặt vì sẽ làm vỡ mụn nước khiến tổn thương lan rộng. Thêm nữa, việc băng quá chặt sẽ làm cho tế bào da non bị sừng hóa, để lại trên da những vết sẹo xấu xí, khó lành.

Trong trường hợp bỏng bô xe máy, tốt nhất là bạn nên để vết thương thông thoáng. Khi có việc cần đi ra ngoài, bạn nên mặc quần áo dài rộng để vừa che chắn vừa đồng thời tránh tiếp xúc quần áo với vết bỏng.

★ Có thể bạn muốn xem thêm thông tin: Nacurgo xịt băng vết bỏng theo cơ chế nào?

Bước 5: Đưa đến cơ sở y tế

Đối với bỏng mức độ nhẹ, tổn thương nông, diện tích nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc ở nhà. Sau khoảng 2 tuần, vết bỏng sẽ tự lành. Đối với vết bỏng nặng, diện tích lớn, sau khi sơ cứu theo 4 bước nói trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng bô xe máy tại nhà

Bỏng bô xe máy nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất lâu lành và có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu đầu tiên, bạn có thể thực hiện theo cách chăm sóc dưới đây để giúp tổn thương nhanh lành và không để lại sẹo.

Vệ sinh vùng da bị bỏng thường xuyên

Vệ sinh vùng da bị bỏng không chỉ là bước sơ cứu vết thương mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc vết bỏng hàng ngày. Mỗi ngày, bạn cần rửa vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh).

dung-dich-lam-sach-nacurgo

Nacurgo rửa vết thương sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản chúng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Đồng thời, nó giúp loại bỏ các mô, mảnh da bị hoại tử, khử mùi khó chịu do vết bỏng gây ra.

Cách thực hiện như sau:

Lấy một chiếc khăn mềm, sạch thấm ẩm bằng dung dịch Nacurgo rửa vết thương. Lau nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương đến khi sạch hoàn toàn. Bạn nên rửa vết thương 2 – 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lí để vệ sinh vết thương. Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn, bạn nên lựa chọn cẩn thận do phải sử dụng lâu dài trên vết thương hở. Nên tránh các loại dung dịch sát khuẩn gây đau xót, kích ứng da như nước oxy già, cồn y tế,…

Dùng Nacurgo màng sinh học (chai vàng) chăm sóc, bảo vệ da hiệu quả sau bỏng bô xe máy

Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo là sản phẩm xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng màng sinh học trong việc xử lý tổn thương da, bảo vệ da khỏi bội nhiễm, mang lại hiệu quả rất tốt cho những người bị bỏng bô xe máy.

Ưu điểm về thành phần của Nacurgo màng sinh học:

✓ Sản phẩm có tác dụng tạo một lớp màng có khả năng tự phân hủy giúp bao bọc, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da nhanh chóng nhờ thành phần Polyesteramide.

✓ Nacurgo chứa tinh chất nghệ với kích thước siêu nhỏ (cỡ nano) giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo sau hồi phục tổn thương một cách tự nhiên, không gây đau đớn. Hiệu quả gấp 40 lần so với tinh chất nghệ thông thường.

✓ Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh trong thành phần của Nacurgo còn giúp làm dịu da, chống oxy hóa và tiêu diệt một số vi khuẩn.

Nhờ đó, dung dịch xịt Nacurgo giúp tổn thương do bỏng bô xe máy sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng gấp 2 – 3 lần so với bình thường đồng thời hạn chế tối đa khả năng hình thành sẹo.

Cách sử dụng Nacurgo:

Sau khi rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, bạn chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo sao cho đủ tạo một lớp màng mỏng che phủ vùng da bị tổn thương. Màng này sẽ tự phân hủy sau khoảng 4 – 5 giờ. Bạn chỉ cần xịt lớp mới đè lên lớp cũ ở các lần xịt tiếp theo.

Với cách sử dụng đơn giản mà hiệu quả đem lại hơn cả mong đợi, Nacurgo màng sinh học là một sản phẩm rất đáng để thử!

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bỏng bô xe máy

Nhu cầu dinh dưỡng của người bị bỏng

Sau khi bị bỏng do bô xe máy, chuyển hóa tăng lên làm cho bệnh nhân có nhu cầu rất cao về năng lượng, protein và các nhóm chất khác. Mức độ tăng chuyển hóa phụ thuộc vào mức độ tổn thương, độ sâu và diện tích của vết thương. Đặc biệt, nếu có bội nhiễm vi khuẩn, mức độ chuyển hóa lại càng tăng hơn nữa.

 ✓  Nhu cầu năng lượng:

Trong khoảng 48h sau khi bị bỏng, nhu cầu năng lượng đối với trẻ em là khoảng 100 kcal/kg/ngày. Còn đối với người trưởng thành là vào khoảng 84 – 87 kcal/kg/ngày. Đối với trường hợp bỏng nặng, các chuyên gia y tế khuyên rằng nên cung cấp năng lượng thông qua chế độ ăn từ 3000 – 6000 kcal/ngày.

Công thức tính chung cho cả trẻ em và người lớn:

Nhu cầu năng lượng (kcal/ngày) = (kg trọng lượng cơ thể x 25) + (% diện tích bỏng x 40).

Một số thực phẩm giàu năng lượng có thể kể đến như gạo, mì, dầu, mỡ, trứng, sữa,…

 ✓  Nhu cầu protein:

Một trong những rối loạn nghiêm trọng nhất xảy ra ở bệnh nhân bỏng là rối loạn chuyển hóa protein. Nhu cầu protein của cơ thể tăng cao do tăng tổng hợp Collagen để làm lành vết thương, đồng thời tăng số lượng các tế bào bạch cầu, kháng thể phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Mặc dù chưa có số liệu chính xác về nhu cầu protein cho bệnh nhân bỏng, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng, nên cung cấp 4g protein/kg/ngày ngay trong 48 giờ đầu cho bệnh nhân bỏng nặng. Đối với trẻ em thì nên cung cấp 3g protein/kg/ngày trong suốt quá trình điều trị. Thực phẩm giàu protein tốt cho bệnh nhân bị bỏng bô xe máy là thịt bò, cá, trứng, sữa,…

Cần lưu ý rằng, một số acid amin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng miễn dịch và giúp tổn thương mau lành, chóng liền sẹo là Glutamine và Arginine nên được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn. Thực phẩm giàu Arginine là thịt gà, thăn lợn, lạc, đậu nành,… Còn thực phẩm giàu Glutamine có thể kể đến như đậu, cải bắp, củ cải đường, cà rốt, lúa mì, cải xoăn,…

 ✓  Nhu cầu vitamin và khoáng chất:

Người bị bỏng cần bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp quá trình tổn thương diễn ra nhanh chóng hơn. Bệnh nhân bỏng cần bổ sung hỗn hợp vitamin hàng ngày đồng thời tăng cường vitamin C trong khẩu phần ăn cho cơ thể (khoảng 1g vitamin C/ mỗi mét vuông diện tích cơ thể/ ngày). Vitamin C thường có hàm lượng cao trong những loại quả họ cam chanh, ớt, đu đủ, rau cải xanh,…

Đối với các loại khoáng chất cần thiết cho người bị bỏng, kẽm là thành phần được chú ý hơn cả. Kẽm có tác dụng tăng tổng hợp protein, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh chóng. Một số thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào có thể kể đến như các loại thịt đỏ (thịt bò, lợn,…), các loại hạt họ đậu, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…

 ✓  Nhu cầu glucid và lipid:

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhu cầu glucid và lipid được cân đối theo tỷ lệ sau:

  • 50 –  55% glucid.
  • 25 – 30% lipid.
  • 20 – 25% protein

Các thực phẩm chứa nhiều glucid và lipid thường được cung cấp trong khẩu phần ăn hàng ngày như bột gạo, lúa mì, ngô, khoai, sắn, các loại hạt, trứng,…

★ Có thể bạn quan tâm: Bị bỏng nên ăn gì kiêng gì?

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bị bỏng bô xe máy

Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyên rằng, trong trường hợp bị bỏng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Trung bình từ 6 – 8 bữa trong 24 giờ. Nếu bỏng càng nặng thì càng phải tăng thêm số bữa. Như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong giai đoạn hồi phục tổn thương.

Bạn có thể tham khảo theo thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân bỏng dưới đây:

Người bị bỏng bô nên làm gì để vết bỏng nhanh hồi phục?

Đối với tình trạng bỏng nhẹ, tổn thương nông, diện tích nhỏ, bài tập chủ yếu sẽ là vận động, duy trì thể lực các cơ, khớp, vùng bỏng và vùng da xung quanh bị ảnh hưởng.

Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân phải nằm giường vì thể lực yếu, người bệnh cần nằm đúng tư thế trong 48 giờ đồng hồ đầu tiên tùy theo vị trí vết bỏng. Bỏng bô xe máy phần lớn gây tổn thương ở chi dưới. Nếu vết bỏng ở khớp gối, người bệnh cần duỗi thẳng hoàn toàn chi dưới để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo co rút ở tư thế gấp. Nếu vị trí vết bỏng ở bàn chân và cổ chân, nên để vuông góc 90 độ.

Sau 48 giờ, người bệnh nên ngồi dậy và cứ 3 lần/ngày tập thở, chủ động vận động. Nên cho bệnh nhân tập các động tác tích cực và nhẹ nhàng. Sau đó người bệnh có thể tập đi lại quanh phòng.

Đến khi tình trạng bệnh được cải thiện, người bệnh có thể đi lại, sinh hoạt một cách bình thường.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cách sơ cứu, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho người bị bỏng bô xe máy. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể kết nối với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.6626 hoặc Zalo 0862.241.650 để được các chuyên gia của Nacurgo.vn giải đáp chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burns/diagnosis-treatment/drc-20370545

https://www.aad.org/public/everyday-care/injured-skin/burns/treat-minor-burns

https://msktc.org/burn/factsheets/Healthy-Eating-After-Burn-Injury-Adults

Rate this post

Viết một bình luận