“Hiến chương là gì?”, Vì sao hiến chương là nền móng của sự hợp tác đa phương? Sự ra đời của hiến chương có ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp các vấn đề này.
Quảng cáo
Khái niệm hiến chương là gì?
Hiến chương là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể về hiến chương. Nhưng xuất phát từ nguyên nhân ra đời, ý nghĩa và vai trò hiện hữu, hiến chương từng tồn tại ở 2 dạng thức khác nhau:
-
Theo cách hiểu cũ trước đây, Hiến chương là pháp luật cơ bản cho Nhà Vua đặt ra. Hiến chương thời kỳ này là nền tảng cho các chế định pháp luật;
-
Hiện nay, với sự mở rộng về định nghĩa, Hiến chương được hiểu là một loại điều ước quốc tế giữa nhiều bên. Hiến chương thường là văn kiện để xác định sự kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của một số tổ chức quốc tế.
Trong tiếng Anh, Hiến chương là Charter. Chẳng hạn: Hiến chương Liên hợp quốc (Charter of the United nations); Hiến chương Asean (ASEAN Charter); Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter); Hiến chương các nhà giáo (The Teacher’s Charter)…
Đặc điểm và nội dung của hiến chương
Đặc điểm của hiến chương
Dựa vào khái niệm hiến chương, giúp chúng ta hiểu các đặc điểm của hiến chương với từng thời kỳ như sau:
-
Theo cách hiểu cũ, ở Việt Nam xưa Hiến chương là nền móng của pháp luật quốc gia. Hiến chương có tính khuôn phép của nhà nước phong kiến, đứng đầu là nhà Vua. Như “Lịch triều hiến chương loại chí” được biên soạn gồm 10 chí gồm những quy định, luật pháp dưới nhiều triều Vua.
Ở châu Âu, hiến chương là văn bản quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản của người dân. Hiến chương do nhà Vua quy định và có tính chất như hiến pháp. Như “Đại hiến chương” của các Hoàng đế nước Anh.
-
Theo cách hiệu mới hiện nay, Hiến chương là văn kiện quốc tế gồm nhiều bên xác lập các mối quan hệ giữa các nước. Hiến chương quy định quyền, nghĩa vụ của các thành viên, hình thức tổ chức, bộ máy hoạt động của tổ chức quốc tế đó.
Ngày nay, hiến chương có nhiều tên gọi khác như: Công ước, hiệp ước, hiệp định… Dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng đều được hiểu chung là một điều ước quốc tế và nội dung cơ bản là quy định cách thức hoạt động, vận hành của tổ chức.
Hiến chương còn là văn kiện để xác định việc thành lập của các tổ chức quốc tế. Tuy vậy, không đồng nghĩa với Tổ chức quốc tế nào cũng được xác lập dựa trên cơ sở Hiến chương. Chẳng hạn: ASEAN- Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập với 5 quốc gia thành viên, và dựa trên văn kiện “Tuyên bố ASEAN” hay còn gọi là “Tuyên bố Băng-Cốc” vào ngày 08/08/1967.
Hiến chương quy định rõ mục tiêu hoạt động, nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, Hiến chương ASEAN là văn kiện pháp lý được xây dựng năm 2008 quy định các mục tiêu cơ bản của ASEAN.
Hiến chương quy định việc kết nạp thành viên/loại trừ thành viên; quy định nguyên tắc hợp tác giữa các thành viên; quy định trình tự, thủ tục ban hành, thông qua các quyết định trong Tổ chức quốc tế.
Nội dung của hiến chương
Không có một mẫu cụ thể cho một bản hiến chương. Bởi mỗi tổ chức khi thành lập đã có những tôn chỉ, mục đích hoạt động, nội dung điều chỉnh hoàn toàn khác nhau. Tuy vậy, dựa trên những văn kiện hiến chương đã ra đời có thể khái quát nội dung chính của hiến chương như sau:
Quảng cáo
Hiến chương được xây dựng gồm các nội dung cơ bản: Phần mở đầu khái quát về mô hình, tổ chức, động cơ hoạt động cốt lõi của tổ chức; Phần tiếp theo là các điều khoản được phân chia vào các chương, mục, tương ứng với các nội dung: Chi tiết về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong tổ chức…
Ví dụ:
-
Nội dung Hiến chương Liên Hợp quốc gồm phần mở đầu, phần tiếp theo gồm 19 chương và 111 điều. Trong đó chương I trình bày mục đích của Liên Hợp quốc; Chương II quy định tiêu chuẩn thành viên gia nhập; Chương III đến chương XV mô tả các cơ quan, tổ chức và quyền hạn của các cơ quan này trong Liên Hợp quốc; Chương XVI và chương XVII là sự sắp xếp hoạt động của tổ chức; Hai chương cuối có nội dung bổ sung và ký phê chuẩn bản Hiến chương.
-
Nội dung Hiến chương Asean gồm Lời mở đầu, 13 chương-55 Điều. Trong đó lời mở đầu là những nội dung khái quát về mục tiêu, ghi nhận và cam kết của các thành viên Asean; Các Chương và điều khoản quy định các thể chế liên quan đến việc tổ chức, hoạt động của tổ chức.
-
Hiến chương nhà giáo gồm Lời mở đầu và 15 Điều với các nội dung chính là đấu tranh chống nền giáo dục phong kiến, tư sản và chung tay xây dựng một hệ thống giáo dục mới, tiến bộ, tích cực.
Vai trò và ý nghĩa của hiến chương
Vai trò
Được xây dựng với mục đích tạo ra một sợi dây kết nối các thành viên, đồng thời là một cơ chế vững trãi mang tính chất ràng buộc. Hiến chương là văn kiện giữ vai trò then chốt trong việc điều tiết các mối quan hệ quốc tế trong mỗi tổ chức quốc tế. Cũng đồng thời là căn cứ để mỗi quốc gia thành viên điều chỉnh và quy định pháp luật quốc gia cho hài hoà.
Mỗi tổ chức quốc tế được xây dựng đều nhằm mục đích và vai trò riêng. Song, với xu thế hiện nay thì các tổ chức được xây dựng với những sứ mệnh, vai trò tích cực. Hợp tác và giúp đỡ các thành viên cùng phát triển. Hiến chương sẽ phát huy vai trò duy trì tính ổn định, phát huy những điểm tích cực của tổ chức nói chung và các quốc gia thành viên nói riêng.
Ý nghĩa
Hiến chương là văn kiện pháp lý nền tảng, quan trọng của bất cứ tổ chức nào. Hiến chương là bước đệm đầu tiên cho sự ra đời và nguyên tắc hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Hiến chương là khung pháp lý để xây dựng và phát triển các hoạt động chuyên môn của tổ chức. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các mối quan hệ giữa các thành viên.
Một hiến chương văn minh, bao quát các nội dung về quyền hạn, nghĩa vụ của thành viên còn giúp nâng cao chất lượng thành viên than gia; Gia tăng vị thế quốc gia với các đối tác bên ngoài. Từ đó khắc phục những nhược điểm trong quá trình hoạt động.
Hiến chương có thể là một trong các nguồn quan trọng để giải quyết văn minh, triệt để các quan hệ quốc tế khi có xung đột xảy ra.
Trên đây là nội dung bài viết tìm hiểu về “Hiến chương” và những vấn đề liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần làm sáng tỏ, vui lòng để lại bình luận, thông tin hoặc liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn: 1900.6518 của Luật Hùng Sơn để được hỗ trợ kịp thời.
5/5 – (1 bình chọn)