Gà Chọi C1 Là Gì?
Không chỉ là tên một loại gà mà gà chọi C1 là tên gọi chung để chỉ những chú chiến kê nổi tiếng của các sư kê lão luyện đúc để chiến đấu ở các đấu trường lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Tên gọi C1 được đặt dựa trên các giải đấu bóng đá. Khi chơi bóng đá ta thường nhắc đến các cúp C1, cúp C2 để phân biệt được độ nổi tiếng cũng như quy mô của giải đấu thì đối với các giải đấu gà cũng vậy.
Gà chọi C1 là chỉ những chú gà có nguồn gốc là những giống gà có tiếng, đã có những trận đấu nổi bật ở các sới gà lớn tầm cỡ quốc gia. Nhiều chú gà chọi C1 còn được biết đến khi tham gia các giải đấu nước ngoài.
Thông thường chỉ có những sư kê lão làng mới sở hữu được những chiến kê C1 để đem đến chinh chiến tại các sàn đấu. Để có cơ hội theo dõi trực tiếp những trận đấu của gà C1, anh em có thể đến các sàn đấu C1 ở nhiều nơi như Thái Bình, Bình Dương, Ninh Bình,… Để không làm uổng phí tài năng của các chiến kê C1, những người sở hữu chúng còn mang chúng qua tận Campuchia để thách đấu.
Khi nhắc đến các chiến kê thuộc nhóm gà chọi C1 thì phải nhắc đến những cái tên thần thánh như Xám Thần, Ô Taxi, Xám Messi, Tía KingKong… Nếu anh em muốn tìm hiểu thêm về những chiến kê này thì có thể tìm đến các trang mạng xã hội sau đó bấm tìm kiếm tên của các chiến kê là ra.
Quy Mô Sới Gà Chọi C1
Để trở thành một chiến kê gà chọi C1 thì tất nhiên các chú gà phải tham gia thi đấu tại các sới gà chọi C1.
Bên trong khu vực sới gà chọi C1 rất rộng lớn có thể chứa được vài trăm tới hàng ngàn người. Hằng ngày ở đây tổ chức rất nhiều các giải đấu. Tuy nhiên những trận gà đỉnh thì khoảng 1 tuần hoặc vài tuần mới tổ chức đấu một lần.
Những người đến để xem thi đấu gà phải mất từ khoảng 100 đến 200 nghìn. Bên trong sới đấu chẳng khác nào một khu vui chơi có phục vụ đầy đủ đồ ăn thức uống và chỗ nghỉ ngơi cho người tới chơi.
Việc chơi gà chọi C1 khá an toàn vì thường những khu vực này được kiểm soát an ninh rất tốt bởi những người ngụy trang. Anh em cũng có thể thấy các sới gà chọi C1 rất kín tiếng trên các kênh truyền thông thông tin hiện nay.
>> Xem thêm:
– Đá Gà Đòn – Những Điều Cần Biết Về Giống Gà “Thần Quyền”
– Xám Messi Huyền Thoại Chiến Kê – Danh Thủ Gà Chọi Việt Nam
– Gà ASIL – Chiến Kê Sức Mạnh Siêu Hạng Đến Từ Ấn Độ
Đá Gà C1 Anh Em Cần Chú Ý Gì?
KHông chỉ có những chú gà chọi C1 mà trường gà chọi C1 cũng rất đặc biệt và có sức hút với những anh em đam mê gà. Đây là một đấu trường chuyên nghiệp để anh em có thể thỏa mãn niềm đam mê kê thủ của mình. Khi các anh em đến đấu tại trường đấu gà chọi C1 thì nên chú ý những điều sau:
Sau khi kiểm tra và cân gà trước khi đấu thì anh em nên chọn vị trí cao để thả gà. Ngoài vị trí thì anh em nên chọn nơi có ánh sáng phù hợp. Nếu đấu ở trong nhà anh em cho gà đứng ở nơi tối thì gà sẽ không bị quáng gà, ngược lại khi đá gà ở ngoài trời thì anh em nên chọn chỗ có ánh sáng tốt. Lưu ý cho các anh em là nên ra sân sớm để chọn được chỗ thả gà ngon và cho gà tập làm quen với sân đấu.
Khi thử gà anh em không nên ôm gad đi lòng vòng hay đưa lên thả xuống đồng thời nhớ rằng không cho gà của đối thủ tiếp xúc gần gà của mình để tránh xô xát trước khi trận đấu chính thức diễn ra. Nên giữ một khoảng cách an toàn vì có thể đối phương sẽ sử dụng những chiêu để gà của họ đâm gà của anh em.
Khi thả gà anh em phải đặt gà thẳng chân, một tay nâng vòng cánh, đùi và ngực, tay còn lại nắm đuôi gần sát chôc phao câu. Cách thả gà như thế sẽ giúp gà không bị mất thăng bằng. Khi có sự ra hiệu buồn gà của trọng tài thì anh em mới thả gà ra. Trong trường hợp đối thủ thả gà trước khi trọng tài ra lệnh thì anh em nên bợ gà của mình lên ngay.
Khi gà của đối thủ bị dính cựa gà, thì anh em không cần phải vội vàng gỡ ra. Thay vào đó anh em gọi trọng tài hoặc đối thủ đến gỡ, như vậy thì gà của đối thủ sẽ chịu tổn thương nặng hơn. Ngược lại là nếu như gà của anh em bị dính cựa thì nên nhanh chóng để gỡ và tránh cho đối thủ gỡ hộ vì có thể họ sẽ làm cho vết thương của gà anh em sâu và nặng hơn.
Cách Nuôi Gà Chuẩn Danh Gà Chọi C1
Những người chơi gà chọi thường gặp không ít khó khăn trong quá trình chơi gà cũng như là nuôi gà. Các anh em cũng biết công sinh thành không bằng công nuôi dưỡng. Muốn đào tạo một nhân tài thì anh em cần phải ra sức đầu tư và chăm bón cho nó nhưng mà việc đó không phải lúc nào cũng đơn giản. Anh em phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nuôi thì mới có thể đào tạo nên một chiến kê gà chọi C1 được.
Mỗi người nuôi sẽ có những phương pháp khác nhau và dưới đây là một trong những phương pháp cơ bản mà anh em có thể tham khảo:
Nuôi gà chọi tơ
Trước khi nuôi gà chọi chiến thì các anh em nên học cách nuôi gà chọi tơi.
Từ tháng thứ 6 trở đi thì anh em nên chăm chút cho chú gà chọi của mình. Cần quan tâm đến nhiều thứ như chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, cắt tai tích, tỉa lông, tập luyện các bước cơ bản,…
– Đầu tiên anh em cần “tách bầy”.Nếu gà chọi tơ đá tách bầy mà chủ không biết để bắt ra thì nhiều khi gà bị dập, hư lông non và bị thương tích nặng. Đây là lúc chủ kê cần tách gà nuôi riêng một mình.
– Thứ 2, một khi gà được tách riêng thì phải thực hiện ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Liều lượng thức ăn phải vừa đủ no, anh em có thể sờ vào phần bầu diều, nếu tròn và căng là đủ. Không nên ăn quá nhiều hay quá ít vì một chú gà chiến chọi C1 không nên quá béo mà cũng không thể gầy.
– Thứ 3, Từ tháng 8 trở đi gà đã hoàn tất việc thay lông lúc này anh em nên tiến hành cắt tỉa tai tích sau đó là đến phần tỉa lông cho gà.
– Cuối cùng, anh em thực hiện tập luyện cho gà những bước cơ bản (vần hơi, dầm cán, quần sương,…)
Nuôi gà chọi chiến chuẩn gà chọi C1
– Đầu tiên là chế độ ăn:
Gà chọi chiến khác với gà chọi tơ nên chế độ ăn phải khác đi. Anh em nên cho gà ăn hai buổi thóc vào sáng và chiều tối ( anh em cho ăn đúng giờ để gà có bộ máy tiêu hóa tốt). Buổi trưa anh em có thể bồi thêm mồi tươi như giun, lươn, rắn, ếch, cóc,…rau xanh như rau muống, giá đỗ, cà chua,…
– Thứ 2 là cách om gà chọi chiến:
Mỗi người sẽ có mỗi cách om gà chọi khác nhau, có người om vào buổi sáng cũng có người om vào buổi chiều tối. Nhưng tốt nhất là om gà vào buổi sáng là tốt nhất, anh em có thể sau khi om thì cho gà chạy lồng để tập lực.
– Thứ 3 là tập lực cho gà chọi chiến:
Để trở thành một chú gà chọi C1 thì việc tập thể lực là điều vô cùng cần thiết. Tập lực chủ yếu gồm hai công đoạn vần gà và chạy lồng. Anh em nên kết hợp vần đòn và vần hơi xen kẽ để gà có sức dẻo dai và có sức bền tốt.
– Tiếp theo là các bước phục hồi sau khi đá, vào nghệ cho gà, chữa bệnh thường gặp cho gà và bổ sung dinh dưỡng cho gà bằng các thực phẩm bổ sung.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến gà chọi C1, cách chơi đá gà cũng như cách nuôi gà để trở thành những chú chiến kê gà chọi C1 đặc biệt. Nếu các anh em có hứng thú thì hãy thử mua cho mình một chú gà và huấn luyện để trở thành một kê thủ chuyên nghiệp nhé!