Trên thị trường chăn nuôi hiện nay, gà Đông Tảo giá bao nhiêu 1 kg? Đây đang là loại gia cầm có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, mà nhiều nhà nông muốn tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà đông tảo tốt để mở rộng cho mô hình kinh doanh của gia đình. Xin mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.
Gà đông tảo là giống gà gì?
Gà đông tảo thuần chủng là loại gà quý hiếm được dùng để tiến vua thời xưa. Chính vì thế, giống gà này đặc hữu đem lại nguồn lợi nhuận tốt. Giống gà này to cao, thần hình bệ vệ, cặp chân to vững chắc, da đỏ. Chân gà được bao quanh bởi một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, da xù xì, bốn ngón chân xòe ra, bàn chân dày và cân đối.
Trên thực tế, gà Đông Tảo quý cũng một phần là do việc duy trì giống nòi của nó không hề dễ dàng. Bởi lẽ, gà mái thường sau khi đẻ trứng sẽ có thể dẫm nát luôn với đôi chân quá khổ của mình. Vì vậy, những người nuôi gà để lấy trứng ấp phải mất rất nhiều khó khăn.
Nuôi gà đông tảo được xem là vừa khó vừa dễ. Dễ là vì gà có sức khỏe tốt với bộ lông dày ít bệnh tật. Khó vì dù không mắc bệnh gì nhưng nó lại rất hay có vấn đề về hô hấp và có thể chết nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Gà đông tảo giá bao nhiêu 1kg?
Gà đông tảo thuần chủng có mức giá rất cao thể hiện được đúng sự quý hiếm của nó. Đối với gà con khi bán sẽ có giá khoảng 500.000đ cho một con thuần chủng. Những con gà lớn từ 4kg trở lên thì được bán với mức giá từ 5 – 10 triệu đồng là tương đối bình thường.
Loại gà đông tảo lai thì có giá thành thấp hơn, thông thường chỉ dao động từ 200.000đ – 350.000đ/kg. Đây được xem là mức giá trung bình nhiều người mua. Và chất lượng thịt của chúng cũng không có quá nhiều thua kém so với giống gà thuần chủng.
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo
Gà đông tảo mỗi giai đoạn phát triển lại có cách chăm sóc khác nhau. Do đó, bạn nên cập nhật kỹ thuật nuôi gà đông tạo trong từng thời kỳ.
Cách úm gà đông tảo thuần chủng
Trong giai đoạn mới nở, gà đông tảo cần được chăm sóc và sưởi ấm đặc biệt để gà con được khỏe mạnh.
-
Tuần đầu tiên: Chỗ nuôi úm nên được quây kín trên nền có lót đệm sưởi ấm cho gà. Từ khoảng 1 – 3 ngày tuổi, gà con cần quây úm trong môi trường nhiệt độ 31 – 33 độ C với thời gian chiếu sáng duy trì suốt 20 – 22 giờ đồng hồ. Mật độ gà con trung bình là 35 con/ m2 với cường độ nhiệt điện là vào khoảng 3W/m2. Sau đó tiếp tục từ ngày thứ 4 trở đi có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 31 – 32 độ C, thời gian chiếu sáng duy trì khoảng 17h. Người nuôi cần lưu ý nếu nhiệt độ thấp, gà đông tảo sẽ ít hoạt động và cụm lại với nhau nằm thành đống. Chúng sẽ kêu nhiều và không chịu ăn uống.
-
Tuần thứ 2: Gà con sẽ bắt đầu mọc lông cánh trong giai đoạn này và chóng lớn hơn. Chúng nhanh nhẹn đi tìm kiếm thức ăn, mắt mở sáng. Lúc này, người nuôi có thể thay khay đồ ăn thức uống bằng những cái máng uống dài mà có rào chắn giúp gà thò đầu vào ăn uống dễ dàng.
-
Tuần thứ 3: Nhà nuôi nên được thay đổi không khí tuy nhiên vẫn cần đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm. Khi ngoài trời ấm nắng thì bà con có thể mở cửa và rèm che, ánh nắng này sẽ chiếu sáng vào nhà úm để sưởi ấm tự nhiên. Lúc này, mật độ gà nên giảm xuống còn 20 con/ m2 và nhiệt độ úm nên duy trì ở mức 28 – 31 độ C với thời gian chiếu sáng còn khoảng 11 – 14h, cường độ là 2W/m2.
-
Tuần thứ 4: Lúc này thức ăn của gà con có thể thay đổi bổ sung thêm rau non. Gà con sẽ lớn nhanh hơn nên nếu thiếu chất dinh dưỡng và canxi gà có thể bị sưng khớp, đi khoèo chân. Bà con nên tăng cường thêm máng ăn, máng uống để tránh việc gà con dẫm đạp lên nhau. Nhiệt độ nhà úm lúc này sẽ ở khoảng 20 độ C và chỉ cần che cho gà khi trời lạnh và gió về đêm mà không cần sưởi ấm nữa. Gà cũng cần không gian thoáng mát, rộng rãi hơn nên mở rộng chuồng nuôi. Kết thúc 4 tuần gà bắt đầu dễ nuôi và không còn giai đoạn úm nữa.
Cách nuôi gà đông tảo trong giai đoạn 1 tháng tuổi
Đặc điểm của gà đông tảo nhỏ
Khi mới một tháng tuổi thì gà con vẫn còn nhỏ và chưa thật sự cứng cáp, bắp thịt và mặt bắt đầu đỏ dần, lông tơ vẫn đang mọc ra đều đều. Do đó, gà không có khả năng chịu lạnh cao. Với trọng lượng khoảng 300 – 400g gà lúc này ăn rất khỏe hoạt bát và bắt đầu đá cắn nhau.
Thức ăn cho gà đông tảo giai đoạn này
Gà đông tảo thuần chủng khi mới 1 tháng tuổi đang rất cần được bổ sung khoáng chất và tinh bột cần thiết để phát triển. Gà sẽ ăn các loại cám mảnh được trộn với cơm hoặc ngô thóc mảnh để tập quen dần. Không nên cho gà ăn quá nhiều, ăn đủ bữa để tránh mắc các bệnh phân trắng.
Nước cũng cần được cung cấp đầy đủ để đảm bảo gà có nước uống khi ăn. Giai đoạn này gà dễ mắc bệnh đi ngoài nên bà con có thể cho hòa thêm thuốc kèm với nước để gà uống. Nước khi thay rửa cần được loại bỏ cặn. Các loại nước sử dụng nuôi gà nên là nước mưa, nước máy. Nếu sử dụng nước giếng phải đảm bảo nước an toàn và sạch sẽ.
Cách chăm sóc gà đông tảo nhỏ
Nuôi gà đông tảo trong giai đoạn này, bà con cần chú ý đến kỹ thuật ủ điện. Vì gà không có lông nên chịu lạnh kém, không được thả ra mà cần nuôi nhốt. Khẩu phần ăn cùng cần được cân nhắc để cung cấp đủ chất cho gà lớn khỏe mạnh. Mật độ nuôi trung bình ở giai đoạn này nên là 10 con/m2 với thời gian chiều sáng là 18 giờ.
-
Ban ngày có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên. Buổi trưa thì đưa gà ra bên ngoài sưởi nắng nếu có nắng chứ không nên để gà trong chuồng quá lâu.
-
Buổi đêm thì cần thắp bóng đèn 4U trong khoảng 18 giờ đến 22 giờ. Nếu thời tiết thay đổi trở lanh, gà có biểu hiện dồn đống thì cần thắp bóng đèn 75W để sưởi ấm. Bóng sẽ treo cao khoảng hơn 1m so với nền, 1 bóng chiếu khoảng 25m2.
Người nuôi nên đặt các máng ăn uống gần nhau để kiểu máng tròn có đường kính 15cm, cứ 30 – 40 con thì dùng một máng. Gà con giai đoạn này sẽ ăn khoảng 4 lần trong ngày. Bà con nên chú ý cho ăn vào các khung giờ 7h sáng, 11h trưa, 2h chiều và 5h tối.
Ở những giai đoạn tiếp theo thì tùy vào độ tuổi và phân chia cho gà sống cùng nhau theo mật độ phù hợp. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát nên cân nhắc nuôi nhốt cần tối thiểu 1m2 cho gà hoạt động. Những loại chuồng nhỏ chỉ nên nuôi khoảng 2 – 3 con để tránh tranh giành không gian giữa gà gay thương tật và giảm chất lượng nuôi.
Gà đông tảo ăn gì?
Tùy vào từng giai đoạn mà bà con nên cho chúng ăn những loại thức ăn khác nhau:
- Gà con 1 ngày – 2 tháng tuổi: Các loại thức ăn giàu tinh bột như cám trộn với cơm, gạo tấm, ngô nghiền, lúa xay nhỏ,…sẽ phù hợp cho gà giai đoạn này.
- Từ 2 – 6 tháng tuổi: Xắt và băm nhỏ thân cây chuối hoặc bèo tây trộn cùng với thóc, bột ngô cho gà ăn. Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại cám, bột dạng viên công nghiệp.
- Từ 6 – 10 tháng tuổi: Tùy vào mục đích chăn nuôi để cho gà ăn những loại thức ăn phù hợp.
- Đối với gà nuôi lấy thịt: Tăng cường bổ sung tinh bột và dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà ngon hơn. Ngâm thóc hoặc ngô trong nước để hạt nở ra mềm hơn sau đó cho gà ăn.
- Đối với gà nuôi đẻ trứng: Cung cấp các thức ăn giàu chất xơ, Canxi, đặc biệt là rau mầm để thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển. Ngoài ra, có thể ủ sâu canxi cho gà ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên thay vì nguồn thức ăn từ công nghiệp.
- Trên 10 tháng tuổi: Có thể cho gà ăn đan xen gạo, thóc, lúa, bột ngô, chuối, rau,…hoặc cám viên, sâu canxi, rau mầm,…
Gà lai đông tảo
Gà Đông Tảo thuần chủng khó nuôi với giá thành cao đang dần được thay thế bởi giống gà đông tảo lai thế hệ F2. Gà đông tảo lai là loại gà sinh ra với con giống bố hoặc mẹ là gà đông tảo thuần chủng lai với gà ta, gà chọi, gà công nghiệp hay bất cứ giống nào khác. Những loại gà lai sẽ không có được nhiều đặc tính từ gà bố mẹ đông tảo mà sẽ bị các gen trội của những giống gà khác lấn át.
Gà đông tảo lai F2 là đời gà cận huyết do chọn giống có dòng máu gần với nhau. Loại gà này khi còn bé rất đẹp nhưng lớn lên thì không được như bố mẹ đông tảo. Chúng rất yếu và có thể dễ mắc các bệnh dịch dẫn đến chết cả đàn.
Mức già của gà đông tảo lai thấp hơn nhiều so với gà thuần chủng nên được buôn bán rộng rãi hơn. Để tăng được năng suất và khả năng cho trứng, người ta thường lai gà đông tảo với gà ri để phần thịt thơm mềm hơn và dễ thừa hưởng các đặc tính tốt từ bố và mẹ. Nếu biết cách chăm sóc giống gà đông tảo lai có tỷ lệ ấp thành công cao và xây dựng được đàn lớn nhanh chóng.
Cách chế biến gà đông tảo
Gà Đông Tảo có đặc trưng là da xù xì với trọng lượng lớn nên khi làm thịt thì sẽ cần thực hiện tương đối kỹ lượng. Bạn cần dùng muối và chanh chà sát lên toàn bộ thân gà để làm sạch sau khi đã vặt lông. Các lớp nhăn ở chân và thân gà cần được làm sạch bằng dao nhỏ. Tiếp đến, bạn có thể nướng thui qua con gà đến khi chuyển vàng để cho da gà dai hơn và hết mùi hôi và sạch phần lông tơ.
Về phần chế biến các món ăn từ gà đông tảo thì có rất nhiều món được áp dụng. Cụ thể với một con gà sẽ chế biến được nhiều món khác nhau như: Phần đùi và cánh sát nách có thể làm món hấp, da yếm ở cổ và hai bên lườn làm món nộm da gà, chân gà và kê chế biến thành món chân gà hầm thuốc bắc, phần còn lại dùng nướng lá chanh rất ngon.
Điển hình là món gà đông tảo nướng lá chanh được nhiều người ưa chuộng. Nuôi gà đông tảo đã khó nhưng việc chế biến món ăn từ gà sao cho ngon nhất cũng cần có kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây:
-
Phần gà dùng để nướng sẽ đem ướp gia vị bao gồm muối, bột ngọt, hạt nêm, lá chanh… Để món ăn đậm đà nên ướp hơi mặn một chút.
-
Kỹ thuật nước yêu cầu than hoa phả đỏ lửa và món ăn cao trên 15cm. Bắt đầu cho thịt và xiên để nướng từ từ. Không để lửa cháy và làm sau cho miếng thịt gà nướng trên 10 phút mới chín và không bị cháy.
-
Món này dùng để ăn nóng rất ngon. Trưng bày ra đĩa và có thể dùng trong các bữa cơm cỗ.
Các món ăn từ thịt gà đông tảo chỉ ngon khi gà có chất lượng tốt. Do đó, bạn nên tham khảo địa chỉ mua hoặc kỹ thuật nuôi gà đông tảo chuẩn nhất để có được thành phẩm như ý.
Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về giống gà đông tảo, cách nuôi gà đông tảo về chế biến món từ con gà này. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích để áp dụng trong chăn nuôi và cuộc sống. Cảm ơn bà con đã theo dõi chuyên mục.
5/5 – (2 bình chọn)