Gạch tàu là gì?

Gạch tàu là gì?13>

Gạch tàu có đặc tính rất háo nước, thường được sử dụng để lót vỉa hè và bề mặt tường ở ngoài trời.

Gạch tàu là gì?

Đây là một loại gạch đất nung có màu đỏ nâu, được chế tạo ở nhiệt độ cao giống với gạch đất nung truyền thống.

Quy trình sản suất của gạch tàu cũng rất giống với gạch truyền thống. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về hình dạng. Trong khi gạch truyền thống thường có dạng ống, 2 lỗ hoặc 4 lỗ được dùng để xây nhà, xây tường… thì gạch tàu lại có hình dạng phẳng và dẹt.

Bên cạnh đó, gạch tàu cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau nhưng thường là vuông và lục giác.

Ứng dụng của gạch tàu

Gạch tàu không dùng để xây nhà mà được sử dụng để lát nền. Tuy nó không lộng lẫy và sang trọng như những loại gạch lát sàn có hoa văn khác, nhưng lại có chỗ đứng vô cùng vững chắc trong lòng mọi người, nhất là đối với người Việt Nam.

Lý do cũng bởi vì gạch tàu đã gắn liền với nét văn hóa truyền thống của người Việt và hình ảnh mái nhà tranh, cột gỗ….

Gạch tàu không mang vẻ xa hoa, lộng lẫy, hiện đại, nhưng lại rất sang trọng và cổ kính.   

Gạch tàu là gì?

Đặc điểm của gạch tàu

  • Gạch tàu truyền thống vốn có ưu điểm là mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Khả năng hút ẩm rất tốt.
  • Nét thẩm mỹ truyền thống cao.
  • Gạch rất dễ bị bám rêu hay bạc màu theo thời gian.
  • Khả năng chịu lực thấp, cũng như rất dễ vỡ khi có trọng tải quá lớn đè lên trên.
  • Gạch tàu có giá thành rất rẻ và là sản phẩm lát sàn truyền thống của người Việt Nam.   

Gạch tàu là gì?

Kỹ thuật lát gạch tàu đơn giản

Bước 1: Tạo lớp nền bề mặt

  • Sử dụng ống ti-ô để lấy cốt và tạo độ dốc theo yêu cầu của gia chủ.
  • Sử dụng vữa lót xi măng đem ngâm nước. Vữa khô vừa phải, nếu quá khô hoặc quá nát sẽ khiến việc lát gạch tàu không đúng kỹ thuật thi công, làm bề mặt nền trở nên xấu đi, không có tính thẩm mỹ.
  • Đổ lớp vữa đó lên bề mặt nền nhà. Lưu ý, đổ đúng với cốt đã lấy từ trước. Nên sử dụng thước xây để tạo độ phẳng cho nền nhà. Chiều dày của vữa lót từ 2cm đến 3cm, không nên để quá dày vì sẽ gây tình trạng khó thi công cho thợ xây dựng.

Bước 2: Thực hiện lát gạch tàu

  • Sử dụng dây cước kẻ căng một đường thẳng.
  • Lát gạch tàu từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
  • Rải đều lớp nước xi măng đã chuẩn bị lên bề mặt cần lát để tạo độ bám dính giữa nền và gạch tàu.
  • Đặt gạch theo đúng chiều vân (ở mặt dưới của gạch) lên trên lớp vữa lót. Tùy thuộc vào kích thước và chủng loại gạch mà chọn mạch vữa cho phù hợp.
  • Sử dụng búa cao su chỉnh gạch. Đập nhẹ vào bốn góc, cũng như giữa viên gạch để tạo độ bám dính, cho lớp lát gạch được chắc chắn hơn. Thao tác này còn giúp điều chỉnh bề mặt gạch trở nên bằng phẳng so với các viên còn lại.

Bước 3: Chít mạch

  • Giai đoạn này còn có tên gọi khác là chà ron hay trích mạch gạch…
  • Sau khi lót gạch tàu khoảng 3 đến 4 tiếng, lúc này gạch đã bám dính vào nền, ta sẽ tiến hành trích mạch.
  • Sử dụng bột chít mạch để thực hiện. Sau đó, dùng bay để đưa bột vào mạch cần chít.
  • Cuối cùng, lấy bay hớt lớp vữa thừa ra ngoài. Lưu ý, hạn chế để vữa rơi ra bề mặt gạch gây mất thẩm mỹ.

Bước 4: Làm sạch bề mặt

  • Sau 24 đến 36 tiếng, khi vữa và bột chít mạch đã khô, hãy tiến hành lau sạch nền nhà.
  • Chỗ nào còn vữa thì dùng vải để lau.
  • Cuối cùng, xả nước vào nền nhà để chúng được đẹp và sáng bóng hơn.   

Gạch tàu là gì?

Nếu có nhu cầu mua gạch tàu chất lượng với mức giá hợp lý, hãy nhanh tay liên hệ ngay cho Tư Thành Phát thông qua hotline 0909 553 750 để được hỗ trợ tư vấn tận tình hơn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận