Gạo nếp có tốt cho sức khỏe không?

Ăn gạo nếp có nóng không? Ăn gạo nếp có béo không? Bệnh tiểu đường có ăn được gạo nếp không?… Và những thông tin liên quan đến các vấn đề khác của gạo nếp mà có thể bạn chưa biết sẽ được tìm trình bày qua bài viết sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Tác dụng của gạo nếp là gì?Tác dụng của gạo nếp là gì?

1. Sự thật thú vị về gạo nếp

Đặc điểm và một vài thông tin thú vị về gạo nếp mà bạn nên biết.

1.1. Gạo nếp là gì?

Gạo nếp hay gạo sáp, gạo ngọt là một loại lương thực được tách lấy hạt từ cây lúa nếp. Loại gạo này thường được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Ấn Độ và Bhutan.

Cây gạo nếp thường được trồng theo hai phương pháp khác nhau là trồng trên đất khô còn được gọi là nếp nương và trồng dưới nước hay còn gọi là lúa nếp nước.

Hạt gạo nếp thường có màu trắng đục, hàm lượng amylose rất thấp và đặc biệt dính khi được nấu chín. Nó hầu như được tiêu thụ ở các nước khu vực Châu Á, ước tính khoảng 85% sản lượng gạo của Lào là loại này. Ở mỗi quốc gia, loại gạo này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tạo thành nét đặc trưng riêng.

Ở Việt Nam gạo nếp cũng là một loại lượng thực được sử dụng rộng rãi và phổ biến, nó được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo phong tục tập quán. Phần lớn gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn như: 

Ở Việt Nam gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ănỞ Việt Nam gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn

  • Các loại bánh như: Bánh chưng, bánh dày, bánh tẻ, bánh trôi, bánh gai,…
  • Các món xôi: Xôi lá cẩm, xôi với các loại đậu, xôi gà, xôi chiên phồng,…
  • Các món chè: Chè đậu trắng, chè con ong, cốm,…
  • Cơm nếp: Gạo nếp được nấu như gạo tẻ chỉ khác là nước dùng được nêm thêm muối hoặc nước dừa, súp từ nước luộc gà,…
  • Nấu rượu: Gạo nếp được sử dụng làm nguyên liệu trong việc chế biến các loại rượu như rượu nếp, rượu cần, rượu đế.
  • Cơm lam: Là món ăn được nấu trong các ống trẻ và sử dụng thịt gà nướng hay thịt lợn để ăn kèm.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Ngô (bắp): Lưu ý khi sử dụng và cách dùng

1.2. Các loại gạo nếp

Là loại gạo được sử dụng thường xuyên đặc biệt là trong các ngày lễ, giỗ, do đó, ở nước ta, các giống gạo nếp ngày càng phong phú và cho năng suất cao. Sau đây là một số loại nếp được sử dụng nhiều ở nước ta.

  • Nếp cái hoa vàng: Dây là lại gạo nếp ngon của vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ của nước ta. Hạt của loại nếp này khi dùng để nấu xôi, làm bánh thì cho độ dẻo vừa phải, ít bị hao gạo, mùi thơm.
  • Nếp Tú Lệ: Là một đặc sản của vùng Yên Bái, mỗi năm chỉ có 1 mùa vụ, hạt nếp Tú Lệ tròn đầy, trắng, ăn không bị ngán và có hương vị đậm đà nên khá được ưa chuộng trong chế biến các món chè và làm rượu. 

Hình ảnh gạo nếp Tú LệHình ảnh gạo nếp Tú Lệ

  • Nếp nương Điện Biên: Là loại nếp đặc sản của vùng Điện Biên. Loại này có hạt dài, chắc, cứng và khi nấu hạt nếp không nở như các loại nếp khác, dẻo, vị ngọt và thơm.
  • Nếp ngỗng: Đây là loại nếp được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loại này cho dài, to và có hình như trứng ngỗng thu nhỏ, có màu trắng sữa mùi thơm nhẹ. Khi nấu chín hạt nếp nở vừa phải, mềm. Nếp ngỗng thường được sử dụng để đồ xôi và làm cơm cháy.
  • Nếp nhung: Đây lại là một loại nếp của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hạt thường to, tròn, mập và có màu trắng đục. Khi nấu có mùi thơm dịu, khi nguội vẫn không bị cứng.

1.3. Thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp

Gạo nếp có hàm lượng tinh bột và calo cao, trong 100 gam có 344 kcal. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều hoạt chất khác như các vitamin nhóm B, canxi, protein,… trong các loại gạo nếp thì nếp cẩm là loại có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Cũng giống các loại gạo khác, gạo nếp không chứa gluten nên rất an toàn cho những người sử dụng chế độ ăn không có gluten. Gạo nếp còn được phân biệt với các loại gạo khác bởi nó không chứa (hoặc chứa một lượng không đáng kể) amylose và amylopectin cao. 

Gạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏeGạo nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam gạo nếp: 

  • Năng lượng: 346 kcal
  • Nước: 11,7 gam
  • Chất béo: 1,5 gam
  • Carbohydrate: 74,9 gam trong đó có 0,6 gam chất xơ
  • Protein: 8,6 gam
  • Vitamin B1: 0,14mg; vitamin B2: 0,06mg; Niacin (B3): 3,6 gam;…
  • Khoáng chất: Canxi: 32mg; Photpho: 98mg; Sắt: 1,2mg; Natri: 3mg; Kali: 282mg;… 

2. Công dụng của gạo nếp với sức khỏe

Để hiểu hơn về gạo nếp, hãy cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe.

2.1. Làm đẹp da

Cám gạo nếp đã được Đông Y chứng minh là có thể tận dụng để làm thuốc bổ có tác dụng chữa phù nề, tê và chứng nghẹn nhở sự có mặt của phytin trong thành phần dinh dưỡng.

Không những vậy, gạo nếp cũng đã được ngành thẩm mỹ trên thế giới sử dụng như một chất làm đẹp tự nhiên nhờ các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong loại gạo này.

Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều spa không chỉ ở nước ngoài mà ngay ở trong nước đã sử dụng cám gạo nếp và gạo nếp nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da một cách tự nhiên nhất.

Gạo nếp và cám gạo nếp đều có tác dụng làm đẹp daGạo nếp và cám gạo nếp đều có tác dụng làm đẹp da

2.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Gạo nếp là một loại gạo không chứa cholesterol, do đó, nó trở thành một lựa chọn phù hợp cho những người đang mắc các bệnh về tim, người cao huyết áp  những người phải kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể để tránh là tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3. Tăng cường trao đổi chất

Gạo nếp là một thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin nhóm B khác nhau, đây cũng là nhóm vitamin có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể bao gồm cả việc tạo ra các enzyme, nội tiết tố và các quá trình trao đổi chất khác.

Đặc biệt là khi được kết hợp với một số loại thực phẩm khác như rau xanh, hoa quả, thịt nạc thì tác dụng này của nó càng được rõ rệt hơn.

2.4. Tốt cho sức khỏe xương khớp

Với việc có nhiều loại khoáng chất khác nhau trong thành phần dinh dưỡng của mình, gạo nếp được xem là một loại gạo có khả năng giúp hệ thống xương chắc khỏe hơn, làm giảm nguy cơ loãng xương và các tình trạng bệnh khác có liên quan khi bạn sử dụng đúng cách.

Ăn gạo nếp giúp làm giảm tình trạng loãng xương Ăn gạo nếp giúp làm giảm tình trạng loãng xương 

2.5. Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu

Sử dụng gạo nếp thường xuyên được xem là một phương pháp bổ sung sắt an toàn đặc biệt là đối với những người có tình trạng thiếu máu hay phụ nữ sau sinh. Đặc biệt là gạo nếp cẩm, đây là một loại nếp cẩm đã được chứng minh là có tác dụng bổ máu, lợi sữa,… cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Ngoài ra, các loại acid amin và các nguyên tố vi lượng khác có trong thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp đã được chỉ ra là có khả năng giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu sắt cho cơ thể đặc biệt là khi kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác như: rau xanh, trái cây, thịt nạc,…

3. Một số chú ý khi sử dụng gạo nếp

Để sử dụng gạo nếp đúng cách và an toàn bạn nên chú ý những điểm sau để tránh các tác dụng không mong muốn cho sức khỏe:

  • Để chế biến gạo nếp được thơm ngon và đảm bảo dưỡng chất bạn nên ngâm gạo trước khi sử dụng. Đối với nếp nương ngâm trong 10 – 12 tiếng còn lúa nếp nước ngâm trong 4 – 6 tiếng.
  • Khi ăn gạo nếp nên ăn kèm thêm các loại rau xanh, trái cây, thịt nạc để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa giúp các chất dinh dưỡng có thể được hấp thu vào cơ thể tốt hơn.

Nên ăn kèm thêm rau xanh khi ăn các món ăn làm từ gạo nếpNên ăn kèm thêm rau xanh khi ăn các món ăn làm từ gạo nếp

  • Theo Đông Y, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể gây nóng trong, do đó, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng dam chướng bụng,… nên hạn chế sử dụng đồ làm từ nếp.
  • Những người mới phẫu thuật, có vết thương bị sưng viêm nên kỵ các món ăn làm từ gạo nếp vì nếu sử dụng có thể sẽ gây mưng mủ cho vết thương.
  • Gạo nếp dẻo hơn so với các loại gạo khác là do nó có chứa rất nhiều amilopectin, tuy nhiên, đây lại là một hoạt chất gây nên chứng khó tiêu. Vì vậy, trẻ nhỏ, người già, những người mới ốm dậy hay người tỳ vị kém  không nên ăn nhiều thực phẩm làm từ nếp.
  • Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gạo nếp hay các món ăn có nguyên liệu chính làm từ nếp vì gạo nếp có chỉ số đường huyết nên khi sử dụng nó có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, không nên thêm nó vào chế độ ăn cho người tiểu đường nhé.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gạo nếpNgười bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gạo nếp

4. Các món ngon từ gạo nếp

Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ xôi là món ăn mà hầu hết ai trong chúng ta ít nhất cũng đã một lần thử qua. Đây là món ăn sử dụng gạo nếp phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp, vậy bạn có biết các đồ xôi không, sau đây là một vài món xôi mà Viên thìa canh đã tìm hiểu công thức giúp bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

4.1. Xôi gấc

Nguyên liệu: Gấc: 1 quả; gạo nếp: 2 bát con; đường, muối, nước cốt dừa và một ít rượu trắng.

Thực hiện:

Gạo nếp vo sạch và ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng cùng một chút muối trắng. Sau đó, vớt nếp ra và để cho ráo nước.

Gấc bổ đôi, lấy phần ruột cho vào 1 tô lớn, cho thêm vào tô một ít rượu trắng, bóp đều cho phần thịt bong ra khỏi hạt, bỏ hạt.

Cho phần gấc vừa lấy được vào phần nếp cùng một chút muối, trộn đều lên và cho thêm một chút nước cốt dừa, hàm lượng theo sở thích. 

Đổ phần nếp đã trộn ở trên vào nồi hông và bắt đầu đun, thỉnh thoảng mở nồi để kiểm tra độ mềm của nếp. Khi thấy nếp sắp chín thì cho thêm vào 60 gam đường, dùng đũa trộn đều rồi đậy nắp tiếp tục đun cho tới khi xôi chín là được.

Xôi gấcXôi gấc

4.2. Xôi đậu xanh

Nguyên liệu: Gạo nếp: 500 gam; đậu xanh bỏ vỏ: 400 gam; nước cốt dừa. đường, muối.

Thực hiện: 

Đậu xanh mua về, làm sạch rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 5 tiếng, vớt ra và để ráo. Nếp vo sạch và ngâm trong nước cùng một chút muối trong khoảng 6 – 7 tiếng (tốt nhất bạn nên ngâm qua đêm trước khi muốn dùng), vớt gạo nếp ra và để ráo.

Cho nếp, đậu xanh cùng 2 thìa cafe muối, 2 thìa cafe đường vào một nồi lớn, trộn đều lên rồi cho vào nồi hông và tiến hành đồ xôi. khi thấy nước sôi khoảng 10 phút thì mở nắp, đảo đều phần xôi lên rồi đậy nắp lại tiến hành đun tiếp với lửa nhỏ.

Thỉnh thoảng mở nồi để kiểm tra độ mềm của nếp, khi thấy nếp đã gần chín thì thêm vào khoảng 3 thìa nước cốt dừa, đảo đều tay và đun tới khi xôi chín là được.

Xôi đậu xanhXôi đậu xanh

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các thông tin về gạo nếp cũng như tác dụng, cách sử dụng và những mặt trái của gạo nếp đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn có các câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường và Viên thìa canh thì có thể gọi điện ngay tới hotline để được giải đáp. 0859 696 636

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Tiểu Đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,…

Trong đó, Dây thìa canh dùng để hỗ trợ chữa tiểu đường là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây thìa canh đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

dây thìa canhdây thìa canhDây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh Tiểu đường

Hiện nay, nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canhbanner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Tiểu đường luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0859.696.636

Rate this post

Viết một bình luận