–
Thứ hai, 21/03/2022 21:10 (GMT+7)
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (21.3): Giá USD neo cao so với đồng Yên Nhật Bản. Giá vàng SJC trong nước và thế giới đồng loạt sụt giảm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng trong khi giá vàng giảm. Ảnh: TL
Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.146 VND/USD.
Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.420 – 23.460 đồng (mua – bán).
Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.690 đồng – 23.000 đồng (mua vào – bán ra), không đổi ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 24.599 đồng – 25.978 đồng (mua vào – bán ra).
Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 186 đồng – 197 đồng (mua vào – bán ra).
Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 29.301 đồng – 30.552 đồng (mua vào – bán ra).
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.519 đồng – 3.670 đồng (mua vào – bán ra).
Giá USD hôm nay tăng, giá vàng hôm nay sụt giảm
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 98,230.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD, tỷ giá hối đoái, tỷ giá đồng đô la, Euro, Bảng Anh, Nhân dân tệ, Yên Nhật, đô la Úc… Nguồn: CNBC
Thị trường chứng khoán Châu Á giao dịch khá thận trọng vào ngày đầu tiên trong tuần. Giới đầu tư nuôi hy vọng về một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine, nhưng cuộc chiến vẫn diễn ra không có dấu hiệu dừng lại.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraine đã gần đạt được thỏa thuận về các vấn đề “quan trọng” và ông hy vọng về một lệnh ngừng bắn.
Việc trả lãi 117 triệu USD cho các nhà đầu tư trong tuần này giúp Nga “thoát” vụ vỡ nợ quốc tế đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua, và món nợ lớn vẫn còn phía trước. Khoản tiền 2 tỉ USD dự kiến đáo hạn vào đầu tháng 4 và khoản nợ này sẽ khiến Nga đau đầu do nguồn tiền mà Nga dùng để trả nợ đến từ các tài sản của họ ở nước ngoài. Nhưng những tài sản này đang bị “đóng băng” khi các nước phương Tây áp lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga
Hầu hết các thị trường chứng khoán đều tăng điểm với dự đoán về một thỏa thuận hòa bình cuối cùng về Ukraine.
Nhà kinh tế trưởng Bruce Kasman của JPMorgan cho biết: “Việc liên tục cắt nguồn cung cấp năng lượng của Nga sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn đáng kể, điều này làm gia tăng sức ép vốn đã nghiêm trọng đối với sức mua của người tiêu dùng Mỹ. Điều này có khả năng đẩy khu vực đồng Euro vào suy thoái”.
Thị trường đang dự báo rủi ro đối với tăng trưởng do đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ trở nên phẳng rõ rệt trong những tuần gần đây. Mức chênh lệch giữa lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã giảm xuống chỉ còn 21 điểm cơ bản, mức nhỏ nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch vào đầu năm 2020.
Lợi tức kho bạc cao hơn đã giúp nâng giá đô la Mỹ so với đồng Yên. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn cam kết giữ lợi suất gần bằng 0. Đồng đôla đã tăng gần mức cao nhất kể từ đầu năm 2016 ở mức 119,28 yên, sau khi tăng 1,6% vào tuần trước.
Tỷ giá đồng đôla giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ. Lịch sử cho thấy đồng tiền này có xu hướng giảm giá khi Fed bắt đầu chiến dịch thắt chặt.
Joseph Capurso, trưởng bộ phận kinh tế quốc tế tại CBA nhận định: “Châu Âu chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nguồn cung giảm sút và giá khí đốt và nông sản nhập khẩu từ Nga và Ukraine cao hơn. Chỉ số PMI khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm có thể đẩy tỷ giá EUR/USD trở lại gần mức thấp nhất là 1,0806 USD một lần nữa”.
Đồ thị giá vàng thế giới hôm nay. Ảnh: Kitco
Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi khi căng thẳng Nga – Ukraina hạ nhiệt. Giá vàng không còn được ưa chuộng như kênh trú ẩn an toàn. Tính cả tuần trước, giá vàng sụt giảm hơn 3%.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 1926,60 – 1927,60 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 67,50 – 68,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng SJC giảm 200 nghìn đồng ở chiều mua vào và giảm 400 nghìn đồng ở chiều bán ra so với trước đó.