Gia sư nên làm gì khi học sinh khó bảo, không nghe lời? – blogphuot.info – Cẩm nang dành cho Phượt Thủ

Cập nhật vào 31/05

Một trong những khó khăn, trở ngại mà gia sư thường gặp phải là học sinh mình dạy khó bảo, không chịu nghe lời. Vậy gia sư nên làm gì trong những trường hợp này?

Nhận làm gia sư là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên có kinh nghiệm và kiến thức chắc bởi đây là công việc mang lại thu nhập ổn định, nhẹ nhàng và có cơ hội mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, đi dạy không chỉ đơn giản như vậy mà nhiều khi, các bạn sẽ gặp phải những khó khăn từ nhiều phía: gia đình phụ huynh, trung tâm, đi lại…và đặc biệt là học sinh. Có lẽ, vấn đề nghiêm trọng nhất của người đứng lớp đó là học sinh không chịu nghe lời, bướng bỉnh và lười biếng. Vậy gia sư nên làm gì khi học sinh khó bảo, không chịu nghe lời? Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu được Blog Phượt tổng hợp lại từ nhiều kinh nghiệm, mời bạn tham khảo.

Đưa ra yêu cầu ngay buổi học đầu tiên

Gia sư nên đưa ra những yêu cầu học sinh cần thực hiện trong buổi dạy đầu tiên

Gia sư nên đưa ra những yêu cầu học sinh cần thực hiện trong buổi dạy đầu tiên

Khi đi dạy gia sư ai cũng mong muốn sẽ gặp được học sinh ngoan, vâng lời nhưng không ít gia sư đã gặp phải những trường hợp khó như học sinh lười biếng, thích chơi hơn học mặc dù đã nhiệt tình giảng dạy các em vẫn không chú ý vào bài giảng.  Học sinh ương bướng, không chịu nghe lời, cãi lại gia sư, đáp trả lại sự tận tâm, nhiệt huyết của gia sư thì không ít học sinh phản kháng, ương bướng, sẵn sàng cãi lại gia sư khi không có phụ huynh.

Ngay buổi học đầu tiên, gia sư cần đưa ra những yêu cầu về thời gian học, thái độ học, việc hoàn thành bài tập về nhà… nếu không sẽ thống nhất ra biện pháp xử phạt nếu các em vi phạm. Khi đưa ra yêu cầu ngay từ buổi đầu tiên, học sinh sẽ cần tuân theo những quy tắc đã được thống nhất đặt ra, nếu vi phạm thì học sinh sẽ chịu phạt vì đã nêu rõ quy định từ trước. Lưu ý khi đưa ra những yêu cầu trong học tập với học sinh, gia sư cần tỏ rõ thái độ nghiêm túc, không vừa nói vừa cười sẽ khiến học sinh “nhờn”, không chịu nghe lời người dạy. Tham khảo những kinh nghiệm dạy thêm cho học sinh tại https://giasuviet.net.vn/

Cần nghiêm khắc với học sinh

Thái độ nghiêm khắc của gia sư sẽ khiến học sinh tập trung học hơn

Thái độ nghiêm khắc của gia sư sẽ khiến học sinh tập trung học hơn

Với những học sinh lười học thì gia sư phải nghiêm khắc, đưa ra các bài tập về nhà và yêu cầu học sinh phải hoàn thành nếu không có những hình phạt. Việc gia sư nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ khiến các em thấy sợ hơn và có trách nhiệm với việc học của mình. Gia sư cũng cần thống nhất với phụ huynh học sinh các hình phạt đưa ra để tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ phụ huynh. Nhiều trường hợp khi gia sư phạt học sinh vì tội lười biếng, khó bảo thì cha mẹ thương con nên không đồng ý và có cái nhìn không tốt về gia sư.

Kiên nhẫn nhắc nhở

Người dạy cần kiên nhẫn để giúp học sinh tiến bộ

Người dạy cần kiên nhẫn để giúp học sinh tiến bộ

Khi học sinh mắc lỗi, gia sư hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, giảng giải và nói cho học sinh hiểu các em đang làm sai việc gì, sự vất vả của bố mẹ nuôi dưỡng các em cũng như tầm quan trọng của việc học, tác hại của việc lười học đối với tương lai của các em. Nếu gia sư thiếu bình tĩnh mà la mắng, dọa nạt, đặc biệt với các em đang ở độ tuổi còn nhỏ, luôn đề cao cái “tôi” và lòng tự trọng, nếu có ai lớn tiếng và chỉ ra lỗi sai một cách trực tiếp thì chúng sẽ phản ứng lại và ngày càng không hợp tác. Nghề gì cũng có cái khó riêng của nó nhưng chỉ cần gia sư thật sự kiên trì, nhiệt huyết và làm với niềm đam mê của mình thì chắc chắn sẽ thành công.

Trao đổi trực tiếp với phụ huynh

Nếu phân tích và động viên nhiều lần, học sinh mình trực tiếp dạy vẫn tiếp tục vi phạm, bướng bỉnh, không có thái độ nghiêm túc học hành và có thái độ sai lệch, các bạn gia sư hãy sắp xếp buổi nói chuyện trực tiếp với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và có những thay đổi phù hợp. Gia sư lưu ý nên trao đổi với cha mẹ các em chứ không nên phàn nàn vào mỗi buổi học vì có phàn nàn thì cũng sẽ không giải quyết được việc gì. Trách nhiệm giúp học sinh tiến bộ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào gia sư mà yếu tố gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cả gia đình và gia sư cần có sự phối hợp hài hoà, đưa ra những phương án giải quyết để giúp học sinh nhận ra cái sai của mình và trở nên yêu thích việc học hơn.

Vui lòng đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận