Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

Câu hỏi:

Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A.Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả

B.Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường

C.Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ

D.Thể hiện nhân cách của nhà thơ

Đáp án đúng C.

Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ, bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát, sống hòa hợp với thiên nhiên.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Bài thơ Nhàn nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 43. Nhàn có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến.

Chứ Nhàn trong quan niệm thời trung đại:

+ Nho giáo: “Nhàn” là một phương châm sống, một chuẩn tắc trong hành xử của tầng lớp Nho sĩ. “Nhàn” chính là để giữ tròn thanh danh, khí tiết của bản thân trong thời loạn lạc.

+ Đạo giáo-Phật giáo: Là một trạng thái đạt đến cảnh giới tối cao, an tinh, siêu thoát của “hư tâm”, “tâm phật”.

– Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn

+ Bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.

+ Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực.

Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

– Giá trị nghệ thuật

+ Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu.

+ Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi.

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là “ta dại” còn “người khôn”.

Rate this post

Viết một bình luận