Thông thường, các chuyên gia thường khuyên người say rượu nên uống các loại nước khác nhau như nước lọc, nước cam, nước chanh, nước gừng….Vậy say rượu uống nước dừa có được không? Thành phần trong nước dừa có giúp bạn giải rượu nhanh chóng được không? Dưới đây là bài viết chi tiết mà Vintage Wine muốn gửi đến các bạn giúp các bạn lý giải chi tiết về việc uống nước dừa khi say rượu có tốt không?
1. Say rượu uống nước dừa được không?
Nước dừa là chất điện giải, có tính mát, giải nhiệt và bù nước rất tốt. Những người cơ thể mệt mỏi, mới ốm dậy, mất nước uống nước dừa sẽ cải thiện nhanh chóng. Vậy say rượu uống nước dừa được không? Câu trả lời là hoàn toàn uống nước dừa được khi đang say rượu.
Say rượu nên uống nước dừa để giúp giải rượu nhanh chóng. Đây được biết đến là cách giải rượu truyền thống của Ấn Độ được áp dụng rất thành công trên thực tế. Nước dừa có nhiều chất giúp làm tan bớt lượng cồn trong người như chất kali, natri. Ngoài ra những chất này còn giúp bù đắp lại nước cho cơ thể và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Không chỉ nước dừa giúp giảm bớt cơn say cho bạn mà ngay cả cùi dừa cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong cùi dừa có chứa nhiều tinh dầu khi ăn sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn và làm giảm quá trình thẩm thấu rượu trong cơ thể nên bạn sẽ giảm bớt được cơn say hiệu quả. Nước dừa rất phổ biến, rẻ tiền và tốt cho sức khỏe mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được. Chỉ cần uống trực tiếp, không cần qua chế biến bạn đã giải rượu cực tốt bằng nước dừa.
2. Say rượu bia nên uống gì cho đỡ mệt?
Ngoài việc tìm hiểu say rượu uống nước dừa được không thì các bạn cần nắm được say rượu bia nên uống gì cho đỡ mệt. Một số loại nước uống phổ biến mà nhà nào cũng có đôi khi lại trở thành phương pháp giải rượu hiệu quả mà ít ai ngờ đến. Đó là:
-
Nước lọc: Khi bạn đang say rượu, nồng độ cồn trong máu và cơ thể đang cao. Để nhanh chóng tỉnh táo và giải rượu, bạn cần giảm nồng độ cồn càng nhanh càng tốt. Cách dễ nhất là nước lọc và bạn uống nhiều nước thì bạn sẽ đi tiểu, nồng độ cồn sẽ thoát ra ngoài theo nhiều cách khác nhau.
-
Mật ong: Cách tiếp theo để giải rượu nhanh chóng tại nhà chính là sử dụng nước mật ong và nước ấm. Bạn pha nước ấm và mật ong rồi uống trực tiếp để làm cơ thể nóng lên. Lưu ý là mật ong có tính nóng nên sử dụng vài thìa vừa phải, tránh lạm dụng.
-
Nước gừng tươi: Loại nước tiếp theo mà các bạn có thể dùng để giải rượu hiệu quả tại nhà chính là nước gừng tươi. Chỉ cần cắt vài lát gừng vào nước nóng rồi uống thì bạn sẽ nhanh chóng tỉnh táo và khỏe trở lại. Gừng có thể sinh nhiệt cho cơ thể nên bạn chỉ cần dùng vừa phải là đủ.
3. Say rượu bia nên tránh uống gì?
Ngoài việc biết được say rượu uống nước dừa được không và một số loại nước nên uống khi say rượu thì bạn cũng đừng quên lưu ý tránh một số loại thực phẩm và đồ uống khi say vì thể có gây ngộ độc hoặc nguy hiểm đến tính mạng:
-
Uống thuốc: Thuốc kháng sinh nói riêng và bất kỳ một loại thuốc nào khác nói chung rất có hại cho cơ thể khi bạn đang say rượu. Khi cơ quan trong cơ thể đang đào thải rượu lại gặp thuốc sẽ tương tác lại. Đồng thời thành phần của thuốc Tây cũng có thể gây dị ứng và ngộ độc cho cơ thể bạn.
-
Nước có gas: Bạn tuyệt đối không nên uống nước có gas khi say rượu vì say có thể làm cho cơ thể mất nước. Nước có gas khiến bạn mất nước nhanh hơn và khiến rượu hấp thụ nhiều hơn gây tổn hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác.
-
Uống cà phê: Cà phê là thức uống có chất kích thích khiến cơ thể bị hưng phấn. Khi bạn say rượu mà uống cà phê sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn vì thiếu kiểm soát, thiếu tỉnh táo và vỏ não bị tác động quá mạnh. Cơ thể hoạt động nhiều hơn, tim đập mạnh hơn khiến bạn khó tỉnh rượu hơn.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ của Vintage Wine về việc say rượu uống nước dừa được không. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã là một số điều bổ ích mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng trên thực tế hiệu quả. Điều này giúp bạn giải rượu nhanh hơn, tránh những thức uống có thể gây hại cho cơ thể và làm giảm tối đa tác động tiêu cực của rượu bia đối với gan cũng như cơ quan khác.