A. ĐỊNH NGHĨA:
Độ tăng của đường kính trên từng mm chiều dài tính từ đầu trâm tới phần kết thúc của phần làm việc của trâm
- Được tính bằng độ tăng đường kính trên 1mm chiều dài phần làm việc của trâm
- Kí hiệu 0.02 hoặc 2% có nghĩa là đường kính tăng 0.02mm trên 1mm chiều dài trâm
B. ĐỘ THUÔN CỐ ĐỊNH:
Độ thuôn cố định: Không đổi dọc theo chiều dài trâm
- Theo ISO là 2%
- Great Taper là 4-6-8%
C. ĐỘ THUÔN BIẾN THIÊN:
Độ thuôn biến thiên: Thay đổi dọc theo chiều dài trâm
- Độ thuôn thay đổi dọc theo chiều dài phần làm việc của trâm
- Có thể tăng/giảm hoặc tăng giảm kết hợp dọc theo chiều dài phần làm việc của trâm
D. Ý NGHĨA ĐỘ THUÔN BIẾN ĐỔI:
1. Hạn chế mở rộng quá lớn 1/3 miệng ống tuỷ
- Tập trung tạo hình đủ lớn ở cùng chóp để bơm rửa & trám bít dễ dàng
- Bảo tồn mô răng sàn tuỷ & 1/3 miệng ống tuỷ để tránh nứt tét sau khi phục hình
2. Tạo nên hình thái chặn chóp
- Bên cạnh nút chặn chóp, “hình thái chặn chóp” hỗ trợ ngăn cản vật liệu trám bít đi quá chóp
- Hình thái chặn chóp được tạo ra bởi sự thay đổi độ thuôn ở vùng đầu trâm
3. Đơn giản hoá quy trình về “Single-file Concept”
- Với độ thuôn biến đổi, dễ dàng đạt tới kích thước tạo hình mong muốn chỉ với 1 file
- Với khả năng tuỳ biến độ thuôn -> làm rộng có lựa chọn phân đoạn ống tuỷ trong quá trình nội nha
4. Độ thuôn biến thiên: kết hợp tăng/giảm độ thuôn dọc theo chiều dài trâm
- Độ thuôn cố định/tăng ở đoạn đầu trâm (D0 – Khoảng D6): tăng độ cứng cho trâm và tạo nên hình thái chặn chóp cho đoạn chóp ống tuỷ
- Độ thuôn giảm ở đoạn cuối trâm (khoảng từ D7-D16): tiết kiệm mô răng sàn tuỷ và 1/3 miệng lỗ ống tuỷ
-> Kết hợp tăng/giảm độ thuôn giúp gia tăng các khía cạnh hoạt động của trâm theo từng phân đoạn ống tuỷ để tối ưu hoá kết quả tạo hình
E. LƯU Ý TRÊN LÂM SÀNG:
1. Khuyến cáo lựa chọn độ thuôn cố định
- Việc sử dụng các trâm có độ thuôn lớn -> tạo hình miệng lỗ ống tuỷ lớn -> dễ dàng bơm rửa và làm sạch
- Độ thuôn càng lớn thì mô răng sàn tuỷ và 1/3 miệng ống tuỷ bị lấy đi càng nhiều ảnh hưởng tới độ bền vững của mô răng khi tái tạo phục hình
-> Với các độ thuôn lớn hơn (4-6-8%) cần lựa chọn phù hợp cho từng trường hợp
2. Độ thuôn biến thiên khác nhau trên từng hệ trâm khác nhau
- Mỗi hệ thống trâm cùa các thương hiệu sẽ có thiết kế về độ thuôn khác nhau
- Có thể tăng/ giảm hoặc kết hợp tăng & giảm độ thuôn dọc theo chiều dài phần làm việc của trâm
-> Khi lựa chọn trâm, cần tìm hiểu rõ thiết kế độ thuôn biến thiên của trâm là gì
3. Độ thuôn biến thiên vs “Single-cone Obturation”
- Mỗi hệ thống trâm khác nhau về thiết kế biến thiên độ thuôn -> Luôn đi kèm hệ thống cone trám bít riêng
- Việc sử dụng qua lại giữa trâm & cone có thể khiến hiệu quả trám bít không đạt được hiệu quả do có sự sai lệch về độ thuôn giữa trâm và cone GP
-> Luôn sử dụng đồng bộ giữa trâm & cone GP