Thạch sùng là gì?
Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Thạch sùng thường bò trên tường nhà để tìm thức ăn như nhện, ruồi muỗi, kiến, gián… Nhờ tàu biển và các hoạt động hàng hải, ngày nay thạch sùng đã di thực đến nhiều nơi như miền nam Hoa Kỳ, khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Úc, cũng như nhiều quốc gia thuộc Nam Mỹ, Trung Mỹ, châu Phi, châu Á và Trung Đông. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 7,5 cm đến 15 cm. Tuổi thọ của thạch sùng khoảng 5 năm
Vì sao thạch sùng leo lên trần nhà mà không ngã?
Thạch sùng là một loại côn trùng có ích, mắt luôn mở rất to, thích hoạt động vào ban đêm, thường bám và bò trên tường để tìm thức ăn.
Thạch sùng sở dĩ có thể bò được ở trên tường, hoàn toàn dựa vào ngón của bốn chân. Ngón và chân dẹt, bằng và to, bên trên có những múi thịt từng nếp một, hình thành những rãnh sâu, dựa vào những múi thịt, những rãnh này để tăng sự ma sát giữa chân với tường và kính. Ngoài ra, trên ngón chân còn có một tuyến lông nhỏ, có khả năng dính rất mạnh, đủ để gánh được cơ thể của mình. Cho nên, có có thể trèo lên tường, lên kính và cả lên trần nhà.
Vì sao thạch sùng đứt đuôi lại mọc lại?
Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể của Thạch sùng rất lỏng lẻo
Cơ thể Thạch sùng được cấu tạo để hỗ trợ việc rụng đuôi một cách dễ dàng. Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể rất lỏng lẻo, nên khi bị rụng đuôi thì hầu như máu ở phần nối của nó sẽ ngừng chảy rất nhanh. Thạch sùng có một số mô thần kinh. Khi đuôi thằn lằn bị đứt, các mô thần kinh này vẫn hoạt động. Đó là lý do mà một chiếc đuôi khác có thể mọc ra sau khi chiếc đuôi trước đã bị đứt lìa. Đuôi mới của Thạch sùng sẽ mọc lại rất nhanh, nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ.
Và hiện tượng Thạch sùng đứt đuôi rồi mọc lại được gọi là hiện tượng tái sinh một phần cơ thể.