Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao. Chúc các bạn luôn luôn học tập thật tốt nhé.
Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 1
Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả.
Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả.
Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều.
Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”. Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng.
Xem thêm:
Giải thích câu tục ngữ: Ăn chắc mặc bền
Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp bể
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 2
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 3
Có thể nói được rằng chính lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Muốn thành công ta phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và quan trọng hơn nữa đó chính là chúng ta cũng nên cần phải trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Ta như thấy được rằng việc đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Qủa thật ai ai trong mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng mà để có thể hiểu đúng, hiểu rõ nó, thì tất nhiên mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy. Khi chúng ta hiểu được thì mới có thể áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Có lẽ rằng chính câu tục ngữ ngắn gọn, mà trong đó dường như cũng đã nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được. Và đó cũng chính là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được một chiếc kim xinh xắn có ích cho đời này. Nếu như mỗi chúng ta mà chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng thực sự điều đó lại như chưa sâu, chưa kĩ. Quan trọng hơn nữa nó lại chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Trong ta dường như lại có thể hiểu rộng hơn một chút, ta như cũng lại muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ. Thực sự ta như biết được rằng chính những tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống.
Xem thêm:
Viết đoạn văn phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài giời mưa bụi bay (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Thực sự ta như thấy được rừng tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Có lẽ ta cũng như cách ví của chúng ta đó chính là từ việc là một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim thật nhỏ bé và đẹp để có ích cho đời. Thông qua chính cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan biết bao nhiêu. Qủa thực con người ta từ khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ dường như cũng đã bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Có lẽ rằng chính trên cuộc đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố cần thiết mầ ta cũng cần phải lưu giữ đó chính là những đức tính như sự Cần cù, kiên định và cả chính tình yêu lao động.Ta như thấy được tất cả đều trải qua một quá trình dài mà cũng thật khó khăn thì mới có thể hình thành được, và hơn nữa ta như thấy được rằng có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau.
Thật vậy, con người chúng ta dường như cũng đã thấy được vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế,. Thế rồi ta như thấy được cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này nữa. Trải qua biết bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, thế rồi cũng chính cả việc qua thực tế cuộc sống hôm nay nữa, ta dường như cũng đã thấy được chính câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả. Và cũng không sai khi chúng ta lại khẳng định nó chính là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta ra được. Thực sự ta nên biết được rằng, cũng chính từ những việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng.
Thực sự ta nên biết được chính tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật là khó nói hết. Nếu như bản thân của mỗi chúng ta dường như cũng không làm gì cả cho ta, cho đời. Chắc chắn chính lúc đó ta như đồ bỏ đi. Còn việc nếu như chính chúng ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi mà mỗi chúng ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh của chúng ta thì chắc chắn rằng cuộc sống này dường như cũng thật tốt đẹp và hạnh phúc biết bao nhiêu. Hãy cố gắng và tự rèn luyện chính bản thân mình sao cho tốt hơn. Đừng ngại khó ngại khổ thì chúng ta mới có thể thành công được.
Câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim” dường như cũng đã nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình. Câu nói như một chân lý, một kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta hãy luôn cố gắng hết mình, kết qủa sẽ được như mong đợi.
Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 4
Trong cuộc sống mỗi con người luôn luôn cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức cao quý và có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ đến nhân cách và cuộc sống của chính mình, những điều đó không chỉ giúp cho chúng ta hoàn thiện bản thân mà còn làm cho sự kiên trì luôn luôn mạnh mẽ xuất hiện trong cuộc sống của chính mình. Dân ta thường có câu có công mài sắt có ngày nên kim.
Có câu mài sắt có ngày nên kim là câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, nghĩa đen của nó chỉ đơn thuần là mài nhiều thì có ngày cây sắt đó sẽ nên kim, nhưng ý nghĩa sâu rộng mà câu này muốn nhắn nhủ con người lại có ý nghĩa mạnh mẽ khuyên nhăn con người nên học hỏi sự kiên trì và lý tưởng sống tốt đẹp sẽ đưa họ trở thành những con người thành công. Trên cuộc đời này không có việc gì khó nếu như chúng ta biết cố gắng học tập và rèn luyện, những ngày gian nan vất vả rèn luyện đó sẽ giúp chúng ta thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Câu tục ngữ này xuất hiện từ xưa đến nay nó như một kinh nghiệm sống mạnh mẽ và được trải nghiệm trong rất nhiều người và điều mang lại những giá trị ý nghĩa cho con người không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn làm cho con người rèn rũa được nhiều phẩm chất có giá trị và ý nghĩa lớn khi mỗi ngày chúng ta lại biết tu dưỡng về phẩm chất đạo đức của mình. Không có điều gì là không thể làm nếu chúng ta biết rèn luyện đức tính kiên trì trong bản thân. Câu tục ngữ này của dân tộc ta luôn luôn luôn và nó trở thành một bài học có giá trị để cho con người có thể học tập và noi theo. Những lúc con người nản chí và vô vọng nhất câu tục ngữ này sẽ giúp cho họ tỉnh giấc mộng và quyết tâm thực hiện được những điều đó một cách tốt nhất.
Có chí sẽ làm nên tất cả những gian nan vất vả và sự trải nghiệm của cuộc sống sẽ được chúng ta đúc kết thành những kinh nghiệm sống quý giá và có ý nghĩa nhất, trong cuộc đời của mỗi người sẽ phải có lúc trải qua những giai đoạn khó khăn và vất vả nhưng có công mài sắt, có công rèn rũa và tu dưỡng đạo đức sẽ giúp chúng ta ngày càng phát triển được những khả năng thích nghi và ứng phó với những biến cố của cuộc sống. Cần biết rèn luyện từng ngày, từng ngày, không ngừng học hỏi, và rút kinh nghiệm từ những con người xung quanh và lấy những câu ca dao của dân tộc ta làm kinh nghiệm để có thể sống thật tốt và mang những ý nghĩa lớn lao và sâu sắc nhất. Mài sắt còn có ngày nên kim thì không thể có chuyện cố gắng học tập rèn luyện mà không thành công được.
Xem thêm:
Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ ý kiến của mình
Trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy rất nhiều tấm gương luôn luôn cố gắng và rèn luyện bản thân mỗi ngày, họ là những con người có lý tưởng sống và làm nên được những điều mang những giá trị to lớn nhất cho cuộc sống này. Họ luôn luôn biết cân nhắc và làm nên những điều mang những ý nghĩa hạnh phúc và thiết tha nhất những trải nghiệm sâu sắc mà cuộc đời này đem lại luôn luôn cho con người những cảm xúc nhẹ nhàng và vô cùng khoan thai, nó dịu dàng đến cháy bỏng và cũng là nguồn động lực mạnh mẽ cho con người, mỗi chúng ta đang nhìn thấy được điều đó trong tâm hồn của họ, khi tâm hồn sáng họ sẽ làm được những điều mang ý nghĩa và những lời tận tâm nhất của con người đối với mình, mỗi người chúng ta đang làm được điều đó và nó không chỉ làm nên những giá trị mạnh mẽ và vô cùng kì diệu ở cuộc đời này.
Những ngày tháng mà chúng ta kiên trì bền bỉ làm và rèn luyện kết quả của chúng ta sẽ ngọt bùi và ý nghĩa hơn rất nhiều so với những người không cố gắng và làm mà vẫn có kết quả. Những công sức giọt mồ hôi mà chúng ta bỏ ra nó được bù đắp bằng những thành quả có ý nghĩa và giá trị nhất, những niềm tin và sự tin yêu vào cuộc sống này giúp chúng ta làm nên tất cả, những điều mà con người đã để lại cho chúng ta ở ngày hôm nay là những điều mang những ý nghĩa mạnh mẽ và tâm hồn trong sáng nhất.
Bên cạnh những con người luôn cố gắng lại có những con người luôn ỉ lại vào người khác không bao giờ tự mình cố gắng làm được điều gì họ không có niềm tin vào chính mình, những con người đó không bao giờ kiên trì để tạo nên một thành quả, khi khó khăn họ thường lùi bước và sợ hãi không dám vượt qua.
Mỗi người chúng ta nên rèn luyện những phẩm chất đạo đức và sự kiên trì cho bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới ý nghĩa mà tốt đẹp hơn.Những thành quả mà chúng ta có được chúng ta sẽ tự hào đến vô ngần và sống hạnh phúc.
Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 5
Không một thắng lợi nào mà không gặp phải những khó khăn thử thách,không có thành công nào mà không phải trải qua bom đạn chông gai.Mà nhân tố chính là con người phải biết kiên trì bền bỉ hăng hay say lao động. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu “ có công mài sắt có ngày nên kim”.
Trước hết để hiểu được câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” ta có thể hiểu nó theo nghĩa thông thường là cho dù cục sắt có to đến đâu chỉ cần ta kiên trì mài rũa thì ắt có ngày nó trở thành cây kim để khâu dệt những thành quả của ta.Nhưng ta cũng có thể hiểu nó theo một nghĩa sâu rộng hơn đó là trong một công việc nào đó ngay từ đầu nó không thể tự nhiên mà có thành quả được mà nó cần phải có lòng kiên trì bề bỉ dũng cảm mới có thể thành công được.Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù có khó khăn thì chỉ cần kiên trì ta chỉ cần nhẫn lại thì cũng có thể vượt qua dễ dàng.
Cây tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn và nó đã trở thành kim chỉ nan cho con cháu của thế hệ mai sau.Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó khuyên răn mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tinh kiên trì bền bỉ,giá trị của niềm tin,của sự cần cù dám làm những điều khó khăn,tưởng chừng như không thể nhưng chỉ cần ta cố gắng thì mọi thứ đều có thể thay đổi.
Từ ngàn đời xưa cho đến nay sự kiên trì bền bỉ luôn được xã hội coi trọng,nó là một truyền thống từ lâu đời của dân tộc,để làm được điều đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình mang những phẩm chất đạo đức cao quý dàng tặng cho mỗi người.
Như trong cuộc sống ta gặp rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn khi nhìn thấy họ ta mới thấy bản thân mình may mắn biết bao nhiêu,tuy gặp phải khó khăn và bất hạnh nhừn ở họ luôn tràn ngập niềm tin vào một ngày mai tươi sáng,họ không gục ngã nản chí mà luôn kiên cường đối diện với nó.Trong thực tế ta đa gặp rất nhiều tấm gương nỗ lực vươn lên trong cuộc sống như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một người bị tật nguyền nhưng mang trong mình tâm hồn trong sáng,vượt qua danh giới của bản thân để làm nên những điều cao quý.tuy bị thương tật ở tay,khiến đôi bàn tay của thầy không thể cầm bút rồi thầy phải dùng chân để viết lên những dòng chữ rất đẹp kiên trì vượt qua rất nhiều điều trong cuộc sống,đúng như Bác Hồ đã từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Không có việc gì là khó cả nếu như chúng ta đủ quyết tâm để vượt qua nó,chỉ sợ lòng không bền,đó là nói về sự kiên trì bởi khi khó khăn những người không biết kiên trì bền bỉ thì thường nản chí và có ý nghĩa muốn từ bỏ,đây là ý nghĩa mang lại sự thúc đẩy và chỉnh lại suy nghĩ của mọi người.
Cũng đã có rất nhiều tấm gương và hoàn cảnh sống trong cuộc đời này khiến ta phải suy nghĩ về mọi thứ,
Biết kiên nhẫn và chịu đựng,luôn luôn có lòng quyết tâm cao hơn núi,chúng ta sẽ làm được những điều tuyệt vời nhất,đó là những điều có giá trị cao cả và mang tầm nhìn sâu sắc đối với mỗi con người và chúng ta đều thấy được điều đó.Và câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé.