Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim (+20 bài)

✔ Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim. Là nguồn tham khảo cho các học sinh. Qua đề bài cũng như một cách giảng dạy gián tiếp về tinh thần chịu khó cho mỗi người.

Bài viết liên quan

Dàn ý giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.

Dàn bài giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 1

Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 

  • Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ý chí nghị lực sống là nguồn cội nội lực diệu kỳ giúp con người vượt qua mọi nghịch cảnh để chinh phục cuộc sống.  

  • Bởi lẽ, những ai có ý chí, nhẫn nại, bền bỉ và sự kiên trì mới có thể hoàn thành những mục tiêu, khát vọng sống để vững tin hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa, vai trò câu tục ngữ trên nhé!

Thân bài

#1. Giải thích câu tục ngữ
Nghĩa đen
  • Một mảnh sắt kim loại cứng, khó gọt đẽo, thế nhưng khi kiên trì mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu.

  •  Một hình ảnh chiếc kim nhỏ xíu nhờ bàn tay kiên trì khéo léo của con người đã biến miếng sắt thô sơ thành một chiếc kim nhỏ để hỗ trợ cho việc may vá

Nghĩa bóng
  • Hình ảnh chiếc kim được mài từ miếng sắt bự qua bàn tay khéo léo của con người để tạo hình thành chiếc kim nhỏ xíu

  • → Ý nghĩa là thể hiện lòng kiên trì, bền bỉ của con người.

  • Câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người.

  • Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

  • Sự nhẫn nại, chờ đợi của con người.

  • Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua mọi gian nan, khó khăn, thử thách.

  • Không có lòng kiên trì thì sẽ không được thành quả, kỳ vọng, mục tiêu kế hoạch đề ra.

#2. Bàn luận vấn đề

Có thể kết hợp với những dẫn chứng phù hợp cho từng vấn đề được nêu ở dưới? Tại sao con người cần phải có lòng kiên trì, sự bền bỉ, nhẫn nại?

  • Muốn có được thành công, muốn đạt được kỳ vọng, hoàn thành kế hoạch mục tiêu trong cuộc sống thì con người phải trải qua nhiều gian nan, trở ngại của cuộc đời.

  • Chỉ có nỗ lực, lòng quyết tâm, có ý chí thì mới mong nhận được thành công và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

  • Không có việc gì trên đời là dễ dàng, trải sẵn màu hồng, mà ta phải không ngừng cố gắng, thậm chí đánh đổi bằng mô hôi nước mắt, thời gian và tuổi trẻ để đạt được điều mình mong ước. Sự thành công không phải ngày một ngày hai là mình có được mà để có được nó là phải cả một quá trình rèn luyện tích cực, phấn đấu không ngừng nghỉ,  luôn biết cách tự giác học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng tri thức.

  • Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm tạo nên sự thành công tốt đẹp cho cuộc sống mỗi người, là thước đo nhân cách đạo đức của mỗi người, góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người đặc biệt ở thế hệ trẻ ngày nay cần phát huy đức tính tốt đẹp này.

  • Những phẩm chất tốt đẹp ở lòng nhẫn nại, kiên trì, không ngừng nỗ lực, ham học hỏi sẽ nhận sự tin yêu, cảm phục, ngưỡng mộ và sự kính trọng từ mọi người xung quanh.

#3. Dẫn chứng chứng minh cho câu ca dao “Có công mài sắt có ngày nên kim”
  • Ý chí nghị lực, sự kiên cường, không đầu hàng trước số phận Nick Vujicic

  • Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều phong ba, bão táp, nhưng với khát vọng sống, ý chí kiên cường, nghị lực phi thường đã giúp Bác vượt qua mọi gian khổ và chiến thắng tất cả, soi sáng mở ra con đường để cứu nước, mở ra tương lai triển vọng mới cho dân tộc ta

  • Đoàn Hoàn Khiêm là người khuyết tật bị câm điếc. Không để những hạn chế của bản thân ngăn cản anh thực hiện ước mơ của bản thân mình. Anh trở thành Thủ khoa Hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. 

  • Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

#4. Rút ra bài học cho bản thân
  • Câu ca dao là bài học đáng quý đối với mỗi người

  • Tự ý thức, rèn luyện, ý chí nghị lực, sự nhẫn nại, lòng quyết tâm để hoàn thành các khát vọng, mục tiêu đặt ra để chạm tới cánh cửa của sự thành công.

  • Từ đó phê phán những người dễ từ bỏ, đầu hàng số phận, dễ nản chí, nhụt chí khi mới gặp chút khó khăn đã bỏ cuộc.

  • Liên hệ bản thân.

Kết bài

  • Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa, hàm ý sâu sắc của câu tục ngữ muốn khuyên răn mọi người hãy luôn kiên trì, có ý chí, lòng quyết tâm, giữ vững niềm tin.

  • Chúng ta cần cần học tập và phát huy lan tỏa truyền thống của dân tộc ta. Câu tục ngữ từ xưa đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, trường tồn mãi với thời gian.

Dàn bài giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 2

Mở bài

  • Nêu vấn đề cần nghị luận câu ca dao: “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Thân bài

#1. Giải thích câu ca dao: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
  • Nghĩa đen: Một thanh sắt thô kệch, xấu xí không có tác dụng nhờ bàn tay mài dũa của con người từng ngày trở thành cây kim sáng bóng, sắc nhọn giúp may vá quần áo.

  • Nghĩa bóng: Thể hiện sự ý chí bất khuất, sự kiên nhẫn của con người khi gặp khó khăn thử thách dù có thế nào cũng không từ bỏ để đạt được mục tiêu mình mong muốn.

#2. Phân tích ý nghĩa câu ca dao
  • Mượn hình ảnh đối lập là sắt và kim để ví von lòng kiên nhẫn ý chí bất khuất của con người khi gặp khó khăn.

  • Khẳng định không có thành công nào mà không có khó khăn, tính nhẫn nại là nhân tố quyết định sự thành công.

  • Tính nhẫn nại là đức tính cần có của con người.

#3. Chứng minh (lấy dẫn chứng)
  • Các cuộc kháng chiến chống giặc dù gian nan vất vả đến mấy vẫn giành thắng lợi. Hay Chủ tịch Hồ Chí Minh bôn ba tìm đường cứu nước cuối cùng cũng giúp dân tộc ta giành độc lập.

  • Các tấm gương trong cuộc sống thường thấy như Nguyễn Ngọc Ký

#4. Mở rộng vấn đề
  • Phê phán một số thành phần xã hội sống lười biếng, thiếu kiên nhẫn.

  • Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Kết bài

  • Khẳng định tính kiên nhẫn rất quan trọng trong đức tính của con người cần học tập và phát huy.

Dàn bài giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 3

Mở bài

  • Giới thiệu câu tục ngữ:

    “Có công mài sắt có ngày nên kim”

    .

Thân bài

#1. Giải thích 

* Nghĩa thực

  • Sắt thô cứng, xù xì mà được mài thành kim bé nhỏ tinh xảo  => Đối lập.

  • Cần chịu thương chịu khó để “mài sắt”  thành  “kim”.

*Nghĩa bóng

  • Phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

  • Cần cù, kiên nhẫn, siêng năng để đạt được những thành quả tốt đẹp.

#2. Biểu hiện
  • Người biết kiên trì cố gắng cho dù có khó khăn đến mức nào cũng ráng làm cho hoàn thành

  • Đạt được điều mình muốn dù mọi điều kiện không ủng hộ

#3. Tại sao chúng ta cần phải kiên trì “Mài sắt”? 
  • Cuộc đời đầy rẫy chông gai, thử thách, chướng ngại.

  • Để thành công phải chấp nhận dấn thân, đánh đổi nhiều thứ.

  • Không thể dựa dẫm mãi vào may mắn hay sự giúp đỡ.

Dẫn chứng: Thomas Edison, Lý Bạch, J.K.Rowling,…

#4. Ý nghĩa của câu tục ngữ
  • Là động lực truyền thêm cảm hứng giúp vượt lên mọi khó khăn, sóng gió.

  • Là lời khuyên chân thành, không bỏ cuộc, đối diện một cách mạnh mẽ, tìm cách khắc phục.

  • Giúp con người biết cố gắng kiên trì để đạt được ước mơ, lý tưởng.

  • Không phải hối tiếc vì bỏ dở, biết sống có ý nghĩa tốt đẹp.

  • Được mọi người công nhận yêu quý, bản thân được rèn luyện, bồi đắp kiến thức, hoàn thiện bản thân.

  • Trưởng thành hơn, có trách nhiệm, sống cống hiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

  • Bài học quý báu: Cần cố gắng rèn luyện không ngừng để đạt được những thành quả xứng đáng.

#3. Bình luận
  • Những người không có ý chí, quyết tâm vươn lên.

  • Dễ chán nản, bỏ cuộc, phó mặc cho mọi người.

  • E ngại, sợ vất vả, lười biếng, ỷ lại.

#4. Bài học cá nhân về có công mài sắt có ngày nên kim
  • Không từ  bỏ giữa chừng, chịu khó, tỉ mỉ, cần cù hoàn thành mọi công việc.

  • Năng động, sáng tạo, trau dồi thêm từng ngày.

  • Tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch để phấn đấu không ngừng.

  • Luôn bám sát, theo dõi công việc, không chán nản.

  • Thường  xuyên mài dũa, khắc phục điểm yếu của bản thân mình.

Kết bài

  • Khẳng định giá trị, ý nghĩa câu tục ngữ : “

    Có công mài sắt có ngày nên kim”.

  • Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 1

Ý chí nghị lực sống là nguồn cội nội lực diệu kỳ giúp con người vượt qua mọi nghịch cảnh để chinh phục cuộc sống. Dân tộc ta có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” nghĩa là ai có ý chí, sự quyết tâm, lòng kiên trì bền bỉ thì người đó sẽ thành công. Bởi lẽ, những ai có ý chí, nhẫn nại mới có thể hoàn thành những mục tiêu, khát vọng sống để vững tin hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng kiên trì, ý chí nghị lực đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để động viên con cháu vững chí, bền bỉ phấn đấu, luôn giữ vững lòng tin để đạt những thành công thì ông cha ta đã lưu truyền câu tục ngữ này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa, vai trò câu tục ngữ trên nhé!

Câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” nhìn có vẻ ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa những hàm nghĩa sâu sắc, chứa những ý nghĩa thật lớn lao. Hình ảnh trong câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ và đối lập giữa “sắt” và “kim”. Tại sao ông cha ta lại không dùng hình ảnh khác mà lại dùng sắt” và “kim”?  Câu tục ngữ lấy hình ảnh “sắt”, “kim” gắn liền với vật dụng đời thường hằng ngày mà ai cũng dễ nhận biết. Hình ảnh xuất phát chính từ trong thực tế đời sống. Các bạn biết đó thời xưa làm gì có máy móc, trang thiết bị hiện đại như thời đại ngày nay. Hồi xưa để có những chiếc kim nhỏ nhắn, tiện dụng cho việc may vá, thêu thùa thì những người thợ làm ra những chiếc kim rất là kỳ công. Họ bỏ ra mồ hôi, công sức, thời gian, luôn kiên trì, bền bỉ mài những miếng sắt to bự thô sơ để tạo hình thành những chiếc kim bé đủ để dùng may đồ. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường vậy thôi nhưng lại tiêu tốn biết bao công sức, mồ hôi, và thời gian của những người làm ra nó. Từ đó chúng ta có thể hiểu rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì, biết kiên trì bền bỉ. Có chịu khó rèn  luyện, không ngừng học hỏi, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian nan, thử thách của cuộc đời để hoàn thành những mục tiêu, khát vọng của cuộc sống cho dù là những việc nhỏ bé, giản dị, tầm thường nhất.

Thời xưa đến thời nay, trong đời sống lao động sản xuất, dân ta có truyền thống về đức tính kiên nhẫn, sự chịu thương, chịu khó, có ý chí nghị lực mà rất đáng khâm phục, được xem là niềm tự hào của dân tộc. Chúng ta hãy cùng nhìn lại thành quả mà cha ông ta đã gây dựng cụ thể là con đê sừng sững với thời gian ven sông Hồng chúng ta mới thấy rõ được sự kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức trưởng thành vững chắc ngăn chặn dòng nước lũ mỗi khi mùa mưa lũ kéo tới, để bảo vệ mùa màng cho dân ta an tâm mà trồng trọt, sản xuất.

Không những trong cuộc sống hằng ngày, trong học tập đức tính kiên trì, sự quyết tâm lại đóng vai trò rất quan trọng và là nhân tố cần thiết để giúp ta thành công. Ví dụ ta mới bắt đầu chập chững đi học mẫu giáo tập làm quen với các mặt chữ thì đầu tiên ta bắt đầu làm quen mặt chữ đơn giản là chữ O, chữ A các kiểu chữ đơn giản trước sau đó mới ghép vần, đánh vần, tập đọc, tập viết rồi có thể làm toán,… Xa hơn là mỗi người ai cũng phải trải qua 12 năm đèn sách để hoàn thành chương trình phổ thông, khi đó mới tiếp thu xong các kiến thức mà nhà trưởng giảng dạy để tạo nền tảng kiến thức để tiếp bước vào cảnh cửa đại học. Trải qua một quá trình học tập, rèn luyện, không ngừng nỗ lực, trau dồi kiến thức để có thể hoàn thành mục tiêu đậu đại học ở những trường danh giá mà minh mơ ước. Sự thành công không phải ngày một ngày hai là mình có được mà để có được nó là phải cả một quá trình rèn luyện tích cực, phấn đấu không ngừng nghỉ, luôn biết cách tự giác học hỏi, trau dồi kiến thức. có việc gì trên đời là dễ dàng, trải sẵn màu hồng, mà ta phải không ngừng cố gắng, thậm chí đánh đổi bằng mô hôi nước mắt, thời gian và tuổi trẻ để đạt được điều mình mong ước. 

Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm tạo nên sự thành công tốt đẹp cho cuộc sống mỗi người, là thước đo nhân cách đạo đức của mỗi người, góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người đặc biệt ở thế hệ trẻ ngày nay cần phát huy đức tính tốt đẹp này. Những phẩm chất tốt đẹp ở lòng nhẫn nại, kiên trì, không ngừng nỗ lực, ham học hỏi sẽ nhận sự tin yêu, cảm phục, ngưỡng mộ và sự kính trọng từ mọi người xung quanh.

Nghị lực là một năng lực tình thần, nghị lực tác động đến suy nghĩ và hành động của mỗi người. Ý chí giúp chúng ta có thêm nghị lực và niềm tin để làm nên kỳ tích biến những điều không thể thành những điều có thể đúng như hàm nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ muốn truyền tải. Từ xưa tới nay có nhiều tấm gương nêu cao ý chí kiên cường, sự kiên trì, bền bỉ của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy cho tận hôm nay. Như chúng ta được biết cuộc hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều phong ba, bão táp, nhưng với khát vọng sống, ý chí kiên cường, nghị lực phi thường đã giúp Bác vượt qua mọi gian khổ và chiến thắng tất cả, soi sáng mở ra con đường để cứu nước, mở ra tương lai triển vọng mới cho dân tộc ta. Khát vọng giành độc lập, ý chí nghị lực tuổi trẻ của Bác Hồ là tấm gương cho lớp thế hệ trẻ Việt Nam nói theo, mãi ghi nhớ sự cống hiến cho sự nghiệp cách mạng dân tộc của Bác.

Ngoài những tấm gương trong nước thì mở rộng ra ở quốc gia khác trên thế giới. Chắc hẳn không ai là không biết đến tấm gương, một cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới với ý chí nghị lực, lòng kiên trì, sự quyết tâm chinh phục mọi nghịch cảnh của bản thân để gặt hái được những thành công cho riêng mình và đã lan tỏa tới tất cả mọi người. Anh sinh ra hội chứng tetra-amelia bẩm sinh hội chứng này hiếm gặp, Nick không có cả chân và tay. Thế nhưng anh là người đàn ông nghị lực, sẵn sàng đối diện với nghịch cảnh của bản thân bằng tinh thần thép.

Dù sinh ra với một thân hình không toàn vẹn như những người khác nhưng anh đã chứng minh cho tất cả mọi người biết rằng “Chúng ta không có quyền lựa chọn cách nhìn mình được sinh ra nhưng có quyền lựa chọn cách mình sẽ sống”. Sự lạc quan của Nick đã giúp anh vượt qua số phận, vươn lên không chấp nhận đầu hàng. Anh đã truyền cảm hứng và đem lại động lực sống cho tất cả thế hệ trẻ trên toàn thế giới và những ai có khiếm khuyết về cơ thể cũng không tự ti với bản thân mà cũng sẽ có tự thành công được như anh nếu họ có ý chí nghị lực như anh. Năm anh 17 tuổi anh đã tổ chức phi lợi nhuận Life Without Limbs, thông qua đó anh đã đến khắp các quốc gia trên thế giới để thực hiện sứ mệnh to lớn mang ý chí nghị lực cho những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn như anh. Anh rất yêu đời, sống hoạt động sinh hoạt như một người bình thường mà có khi người bình thường lại không làm được như anh. Anh chơi thể thao như bơi lội, chơi golf, lướt sóng toàn những bộ môn khó chơi và đòi hỏi kỹ thuật cao mới có thể chơi tốt được. Nick có nói “ Tất cả những gì xảy ra với bạn sẽ định nghĩa còn người bạn và cuộc sống bạn nếu bạn không hành động để định nghĩa chính mình thì thật uổng phí.

Chân lý ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.”

Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏ thêm bài học ấy. Trong học tập cũng có những tấm gương về lòng kiên trì, bền bỉ, kiên nhẫn để có thể vượt qua mọi khó khăn, khốn khó của hoàn cảnh. Các bạn biết đó việc học đối với một người bình thường đã vô cùng khó khăn, thì khó mà tưởng tượng được đối với một người câm điếc nó còn khó khăn đến nhường nào. Thế nhưng Đoàn Phạm Khiêm không để những hạn chế của bản thân ngăn cản anh thực hiện ước mơ của bản thân mình. Người ta không khỏi ngỡ ngàng khi biết được trong suốt quá trình đi học, Khiêm luôn là học sinh khá giỏi trong nhiều năm liền bất kể những điểm chưa hoàn hảo trên thân thể. Người ta càng phải suýt xoa nể phục khi biết anh từng là Thủ khoa Hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. 

Anh chính là sinh viên câm điếc đầu tiên theo học một trường đại học chính quy trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Khi mới hơn 1 tuổi, một cơn sốt ập đến như một tai họa đã cướp đi vĩnh viễn khả năng nói và nghe của anh. Tưởng như cậu bé lúc ấy đã đầu hàng số phận, nhưng không, nghịch ảnh ấy chỉ càng làm cậu vươn lên mạnh mẽ. Sau khi lớn lên, Khiêm thậm chí còn trở thành 1 trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy học cho những mảnh đời kém may mắn như anh trên toàn thể Việt Nam.không để những hạn chế của bản thân ngăn cản anh thực hiện ước mơ của bản thân mình. Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì, sự nhẫn nại, lòng quyết tâm, kiên định với lý tưởng sống của riêng mình và theo đuổi đến cùng.

Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”,…Mỗi cá nhân hãy nêu cao tinh thần tự giác thực hiện, rèn luyện những đức tính đáng quý ở sự kiên trì, ý chí, niềm tin vững chắc để chinh phục những khó khăn để gặt hái nhiều thành công. Là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trau dồi kiến thức để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, nhẫn nại, không ngại khó khăn, thử thách và kiên trì vượt mọi gian nan, nghịch cảnh của số phận để hoàn thành những mục tiêu, khát vọng lý tưởng sống để chạm tới cánh cửa của sự thành công. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi sẵn sàng phê phán, lên án những người dễ nhụt chí, dễ dàng từ bỏ, chấp nhận đầu hàng số phận, và có những suy nghĩ lệch lạc để làm ảnh hưởng, gây hại chính bản thân mình, cho người khác và toàn xã hội.

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến lời khuyên vô cùng quý giá cho mọi người. Câu tục ngữ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Chúng ta cần cần học tập và phát huy lan tỏa truyền thống của dân tộc ta. Câu tục ngữ từ xưa đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, trường tồn mãi với thời gian.

Nguồn: VerbaLearn.com

Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 2

Nền văn học Việt Nam là một nền văn học đã theo suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc, luôn đi chung đường với Tổ quốc và đồng lòng với nhân dân. Mỗi chặng đường lịch sử, đều có những tác phẩm có giá trị mang đậm dấu ấn của lịch sử, đã đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam và nền văn học thế giới và sự tiến bộ của loài người. Trong đó ca dao tục ngữ đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Nó là những kinh nghiệm, bài học quý báu của cha ông từ xa xưa truyền miệng nhau thông qua câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn mà ẩn chứa nhiều hàm ý giúp cho con cháu, thế hệ trẻ noi theo. Trong những câu ca dao đó tôi ấn tượng nhất là câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 

Đã là người Việt thì trong cuộc đời chưa ai chưa nghe qua câu ca dao này. Chỉ tám chữ ngắn gọn thế nhưng lại ẩn chứa một bài học quý giá cho bất kỳ ai gặp khó khăn. Nhìn bề ngoài một thanh sắt thô kệch, xấu xí tưởng chừng như vô dụng nhưng nhờ bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và đánh đổi thời gian công sức mài giũa mới trở thành cây kim sáng bóng, sắc bén giúp người thợ may làm ra những bộ trang phục đẹp.

Câu ca dao không phải là một sự phê phán về việc tốn thời gian để tạo ra một thứ nhỏ bé. Nó cũng không phải là nói về những người rỗi việc ngồi làm chiếc kim bằng mài dũa. Thay vì thế, hãy nghĩ đến những chiều hướng sâu xa hơn, rộng lớn hơn. Mượn hình ảnh đồ vật “thanh sắt” và “cây kim” đối lập nhau để mô tả hết sức sinh động về tính kiên nhẫn của con người khi gặp khó khăn. “ Thanh sắt”  như đại diện cho khó khăn thử thách của con người khi gặp phải. “ cây kim” tượng trưng cho thành quả kết quả cuối cùng của ta khi vượt qua khó khăn. Ông cha ta mượn hình ảnh quen thuộc gần gũi trong cuộc sống để đề cao giá trị của sự bền bỉ, lòng kiên trì trong mỗi con người. Đời người là một con đường dài, có bằng phẳng cũng có gập gềnh. Đoạn đường khó đi đó như những khó khăn ta phải đối mặt, hãy vững bước đi về phía trước ta có thể đi chậm hơn, tạm dừng lại để nghỉ ngơi nhưng tuyệt đối đừng quay đầu lại và vội vàng bỏ cuộc sớm. Dù hoàn cảnh khiến chúng ta không có quyền lựa chọn được con đường trước mặt nhưng chúng ta sẽ cố gắng khiến nó trở nên có ý nghĩa hơn bằng tất cả nỗ lực và ý chí bất phục.

Tính kiên nhẫn không tự nhiên mà có nó là quá trình tôi luyện qua những thử thách của cuộc sống. Lịch sử nước ta trải qua hơn 4000 năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta phải hứng chịu hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, sự cai trị độc ác của thực dân Pháp, sự bóc lột tàn bạo của đế quốc Mỹ nhưng dưới thế lực nào cũng không đánh đổ được tinh thần bất khuất giành độc lập tự do của dân tộc ta. Dù có vất vả, dù có đói khổ thậm chí hi sinh cũng quyết không đầu hàng giặc. Bác là tấm gương rõ ràng nhất chứng minh cho ý chí bất khuất. Từ hai bàn tay trắng bôn ba hơn 30 năm nước ngoài tìm đường cứu nước, nhiều lần bị đói, bị bệnh, bị bắt giam nhưng Bác chưa một lần nản lòng hãy từ bỏ mà vẫn một lòng bước tiếp trên con đường cách mạng bằng tinh thần thép, ý chí sắt đá, luôn lạc quan yêu đời và cuối cùng Người cũng tìm ra con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân ta.Đặc biệt là những con người từ khi mới sinh ra đã không may mắn lành lặn. Họ là những người không bình thường nhưng rất phi thường. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy như Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lý học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng về ý chí bất khuất trước hoàn cảnh.Tất cả những ví dụ trên là bằng chứng cho thấy không có khó khăn nào là không thể vượt qua, hãy cố gắng kiên trì, nhẫn nại rồi một ngày nào đó thành công sẽ đến.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thành phần trong xã hội có tính cách thiếu kiên nhẫn khi làm việc, ỷ lại người khác, nghe theo sự sắp đặt mà không có chính kiến, lười biếng thấy khó liền bỏ chạy. Những người như vậy thật đáng chê trách và lên án. Tôi là ví dụ điển hình của thực trạng trên, sinh ra không được thông minh cũng chẳng chăm chỉ, luôn ỷ lại người khác trong mấy năm cắp sách đến trường toàn đạt học sinh trung bình. Phải cho đến khi gia đình xảy ra biến cố tôi mới nhận thức được tầm quan trọng của việc học, nó là con đường dễ đến thành công nhất. Nhờ sự động viên của gia đình, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân từ học sinh trung bình yếu tôi đã phấn đấu lên học sinh khá. Dù trong mắt mọi người thì chẳng có gì đáng tự hào nhưng với tôi nó là một bước ngoặt trong cuộc đời chứng minh không có việc gì khó, chỉ cần nỗ lực không ngừng nghỉ, chăm chỉ học tập nhất định kết quả sẽ tốt hơn. Tất nhiên không phải lúc nào cứ kiên trì là con người sẽ đạt được thành công mà nó còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh, tình cảm, vật chất…nhưng có thể nói sự kiên trì, nỗ lực chiếm một tỉ trọng rất lớn. Nó cho ta hiểu ra một điều rằng sau những lần thất bại, đừng vì thế mà nản chí, thay vào đó, hãy trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Bởi khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra và rồi dù thất bại, khi ngoảnh đầu nhìn lại ta vẫn sẽ mãi nở nụ cười bởi ta đã làm hết mình, đã cháy mình.

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo là đó là nhiều vấn đề xã hội gần đây là hiện tượng chế ca dao, tục ngữ. Khó có thể biết chính xác xu hướng biến tấu thơ, ca dao, tục ngữ quen thuộc này xuất phát từ đâu, từ khi nào nhưng nó đã trở thành một trào lưu mới đang được giới trẻ rầm rộ chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Trào lưu này đã tạo thành tranh luận hai chiều. Một chiều cảm thấy vui và một chiều cho rằng làm giảm sự trong sáng của ca dao tục ngữ Việt Nam. Nếu trào lưu này kéo dài có thể sẽ ăn sâu vào tâm trí giới trẻ cũng như trẻ con. Làm cho nhiều bạn lầm tưởng như thế là đúng là hay. Dần dần sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, mất đi sự giáo huấn của ông bà ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Vậy nên là thế hệ trẻ của đất nước chúng ta cần nhận thức được tính đúng sai của hiện tượng trên để không làm mất giá trị vốn có, cái hay, cái thuần túy của ca dao, tục ngữ.

Câu ca dao là một bài học ý nghĩa sâu sắc với tất cả mọi người được cha ông ta đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, chăm chỉ. Bởi nó là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và cho đến khi vào đời. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên nhé.

Nguồn: VerbaLearn.com

Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Mẫu 3

Thông qua giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc nhà thơ Lý Bạch. Ông cha ta ngày trước đã thật tài tình khi đúc kết những kinh nghiệm sống quý báu, đầy ý nghĩa trong câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, hàm súc “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Theo tương truyền, thuở còn niên thiếu Lý Bạch là một cậu bé không chịu khó học hành mà rất ham chơi, cậu đã bỏ bê việc học trốn lên chân núi phía Đông vui chơi và rất ngạc nhiên khi thấy một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên cạnh một tảng đá lớn. Cậu phân vân gặng hỏi thì bà lão hiền từ bảo đang mài sắt để làm kim khâu, hôm nay không xong thì đến ngày mai, sang năm tiếp tục mài thì cũng có ngày thành kim. Về nghĩa thực, sắt vốn là một vật thô ráp, cứng cáp, không mấy đẹp mắt, còn kim lại nhỏ nhắn, sáng bóng hơn rất nhiều, có một đầu nhọn, đầu kia có khe nhỏ để luồn chỉ qua phục vụ cho việc may vá thêu thùa tỉ mỉ. Hai hình ảnh vô cùng gần gũi, đối lập đã sử dụng  để nói lên sự khó nhọc và gian khổ của việc “mài sắt” để đạt được thành quả “nên kim”. Đến một vật xù xì như sắt mà mài mãi cũng thành kim thì bất cứ việc gì cũng làm được, miễn là con người chịu thương, chịu khó, chịu khổ luyện thì việc gì cũng làm được. Xét về nghĩa bóng, sắt chính là một vật ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà con người phải trải nghiệm, hành động “mài sắt” mang ý nghĩa nói đến những đức tính kiên nhẫn, cần cù, không quản gian lao, vất vả trong học tập, làm việc, lao động. Hình ảnh cây kim hoàn hảo tinh xảo, hữu dụng tượng trưng cho những kết quả tốt đẹp, bao công sức thời gian bỏ ra đã được bù đắp xứng đáng. Lý Bạch cũng đã từng ngẫm nghĩ đến những lời của bà lão mà ra sức quyết tâm dùi mài kinh sử đèn sách, chẳng bao lâu với những áng thơ tuyệt mỹ, ông đã trở thành một trong những nhà thơ lỗi lạc trong nền văn học nước nhà. Từ đó, ông cha muốn khuyên con cháu sau này cốt lõi là phải siêng năng, nỗ lực, kiên trì, biết hy sinh thì mới đạt được thành công rực rỡ trong cuộc sống. “Mọi công việc thành đạt đều nhờ vào sự kiên trì và lòng say mê”. Cuộc sống này là một chặng đường dài, không phải lúc nào cũng bằng phẳng êm đềm cho bạn bước qua, sẽ có những nơi đầy rẫy chông gai, thử thách đòi hỏi con người ta phải tìm cách vượt qua được những tảng đá lớn đó. Và để có thể vượt qua những chướng ngại, rào cản ấy, thứ bạn cần trang bị cho mình là không có gì ngoài sự nỗ lực, tự lập, ý chí nghị lực. Thành công, ước mơ, hoài bão, lý tưởng chưa bao giờ là dễ dàng đạt được, ta phải biết chấp nhận dấn thân, đánh đổi rất nhiều thứ bằng thời gian, tuổi trẻ, mồ hôi, nước mắt, công sức. Cá muốn sống, phải lội ngược dòng, con diều muốn cất cánh bay cao cũng bay ngược gió. Những hoa thơm, trái ngọt có được nhờ vào sự bền bỉ, không bỏ cuộc lúc nào cũng xứng đáng, ý nghĩa, đáng quý, đáng tự hào. Bạn cũng không thể chỉ dựa vào sự may mắn mang tính nhất thời hay ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, điều đó sẽ giúp bạn vượt qua được sóng gió lúc đó nhưng rồi sẽ ăn mòn tính tự cường tự lực, tự thân vận động của bạn, bị phụ thuộc và dễ đánh mất đi bản thân mình.

“Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn

Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim”

Bài học về sự kiên trì, nhẫn nại là bài học không của riêng ai, hay của bất cứ thời đại nào. Bạn liệu có biết Thomas Edison đã mất hơn 2000 lần thử qua thử lại với các vật liệu khác nhau, hàng nghìn lần thất bại thì mới sáng chế ra bóng đèn điện dây tóc Vonfram giúp thắp sáng nền văn minh nhân loại. Đối với ông: “Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% còn lại là mồ hôi”.  Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ đó, ông còn tạo ra nhiều thiết bị, phát minh tiến bộ hữu ích và truyền cảm hứng lớn đến hàng triệu người cùng câu nói: “ Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công đến chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình” không phải ai sinh ra cũng được đủ đầy, cũng ở vạch đích. J.K.Rowling-tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã trải qua những thời kỳ gian khó nhất trong cuộc đời, hôn nhân đổ vỡ, mọi chi phí để trang trải cuộc sống và chăm sóc con cái đều phải phụ thuộc vào từng đồng phụ cấp.  Ngay cả khi truyện của mình bị nhiều nhà sản xuất từ chối nhưng bà vẫn không hề nản lòng, càng quyết tâm vươn lên hơn nữa, nhờ vậy, hiện nay, người phụ nữ giàu nghị lực ấy đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ việc viết sách. Đúng, thật vậy, đã có công mài sắt thì ắt hẳn có ngày nên kim, tuy ngắn gọn, súc tích, những câu tục ngữ đó đã chỉ rõ được chân lý muôn đời chỉ cần vững tâm, bền chí, có nỗ lực cố gắng, không chịu khuất phục hay lùi bước thì việc có khó khăn gian nan đến đâu cũng có thể vượt qua thuận lợi và hoàn thành xuất sắc. Câu nói ấy vừa là động lực nguồn truyền thêm cảm hứng, sức mạnh để ta lấy lại tinh thần vượt qua mọi nghịch cảnh mỗi khi chán nản, yếu đuối đồng thời cũng là một lời khuyên chân thành, không muốn thua cuộc bị bỏ lại phía sau thì chỉ có một cách duy nhất là tìm cách khắc phục, đối diện mạnh mẽ vươn lên, không né tránh, cuối cùng may mắn và hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp sau này đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Những bài học quý báu này còn được thể hiện phong phú đa dạng trong kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc: “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Có chí thì nên”.

Những câu chuyện ngụ ngôn như há miệng chờ sung, ôm cây đợi thỏ chính là những kết cục phải trả của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết, tấp nập của cuộc đời, không để lại được dư âm, dấu ấn nào. Họ mới thấy “sóng cả mà ngã tay chèo” thì thử hỏi làm sao mà có ý chí, quyết tâm vươn lên được. Dẫn đến nhanh chóng chán nản rồi bỏ cuộc, chấp nhận phó mặc cho người khác. Chính tâm lý e ngại, sợ vất vả, lười suy nghĩ sẽ khiến cho ý chí kiên trì dần bị thu hẹp và thay vào đó là sự dựa dẫm, hưởng thụ, ưa sẵn, thích đùn đẩy trách nhiệm. Điều đó, thật đáng phê phán các bạn ạ, “sống nhàn rỗi quá đôi khi còn mệt hơn làm việc”. Thử hỏi có ai về được đích mà không phải chăm chỉ, miệt mài, khổ luyện vượt khó.

Nhà văn Lỗ Tấn cũng đã từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Chính sự cố gắng, kiên trì đã đem lại cho con người những thành tựu tốt đẹp, vẻ vang. Nó không chỉ là sức mạnh lớn lao giúp bạn chinh phục được những ước mơ, lí tưởng mà còn rèn luyện bản lĩnh kiên cường, không chùn bước trong mọi hoàn cảnh. Chẳng ai tiếc nuối vì đã nỗ lực hết mình, chỉ có sự hối tiếc muộn màng khi đã không dám trải nghiệm. Nếu thiếu đức tính nhẫn nại, nếu bỏ dở giữa chừng thì mọi cố gắng trước đó đã bỏ ra sẽ đều trở nên vô nghĩa. Hơn thế nữa, “cần cù”, “mài sắt” sẽ giúp cho cuộc sống của ta có ý nghĩa, giá trị hơn. Bản thân thì được tôi luyện, bồi đắp thêm kiến thức, kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện. Mọi người cũng sẽ thêm tin yêu, cảm phục khi thấy được những công sức của bạn được bù đắp xứng đáng bằng những kết quả ngọt ngào. Ta sẽ được trưởng thành hơn trong từng suy nghĩ, hành động, biết sống cống hiến, hữu ích cho cộng đồng. Có ý thức trách nhiệm cao hoàn thành mọi công việc một cách hiệu quả…Dần dần, chúng ta sẽ trở thành những chiếc kim sắc nhọn làm đẹp và hữu dụng cho đời. Nếu bạn quyết định từ bỏ trước những chướng ngại, vật cản, tạm thời bạn sẽ cảm thấy hài lòng, mãn nguyện khi đôi vai vơi bớt đi gánh nặng nhọc nhằn. Nhưng sẽ nhanh thôi là những năm tháng dằn vặt nuối tiếc, sao không cố gắng thêm chút nữa để “nên kim”. Hiểu được những ý nghĩ sâu xa của câu tục ngữ ta có thêm ý chí chịu khó rèn luyện, tỉ mỉ, cần cù, có ý chí vượt qua mọi sóng gió để hoàn thành tốt nhất công việc, nhiệm vụ được giao dù là từ những việc đơn giản nhất. Biết cách tự đứng dậy sau vấp ngã, năng động, sáng tạo, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy tri thức, trau dồi kĩ năng, từng chút, từng chút, ắt sẽ có ngày thành tài. Bản thân cũng phải tự đặt ra những mục tiêu, kế hoạch để phấn đấu, không trông chờ vào mọi người xung quanh. Luôn bám sát, theo dõi tiến trình công việc, không lười biếng, chán nản, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngọc càng mài thì càng sáng, sắt dũa mãi cũng thành kim, dù rằng ngày hôm nay chúng ta còn non yếu, chưa làm xong nhưng chỉ cần siêng năng, chịu  khó học hỏi thêm lâu dần tiến gần hơn với cánh cửa thành công và tự tỏa sáng theo cách riêng của mình. Cho dù là phải trải qua cả một quá trình lâu dài, vất vả, gian lao, thậm chí là phải nếm trải nhiều cay đắng thất bại thì hãy nhớ rằng đích đến đang ở ngay về phía trước tại sao ta phải quay đầu. Tại sao người khác làm được mà mình lại không làm được? “Nếu đam mê là con đường dẫn đến thành công thì sự kiên trì chính là chiếc xe đưa bạn đến đó”.

Bản chất, dụng ý thực sự mà câu tục ngữ  muốn gửi gắm qua việc “mài sắt” để “nên kim” chính là việc muốn gặt hái được nhiều thành tựu, chinh phục được ước mơ để đặt chân lên được đỉnh lên núi cao vời vợi rồi lặng ngắm nhìn cả thế giới trong tầm mắt và hô vang tên mình muốn được vậy thì phải chăm chỉ, kiên trì, miệt mài, khổ luyện. Cho nên, hãy cố gắng rèn giũa “mài sắt” từ ngay bây giờ, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để làm được những điều mong muốn, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân cũng như góp sức mình xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Nguồn: VerbaLearn.com

Rate this post

Viết một bình luận