Trong ẩm thực Việt nói chung không thể thiếu giấm gạo. Chúng sẽ giúp món ăn trọn vị và hấp dẫn hơn. Không chỉ trong nấu ăn mà chúng còn giúp các chị em giảm cân hiệu quả.
Hôm nay, chuyên mục của chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm giấm gạo ngon và đơn giản ngay tại nhà.
1. Cách làm giấm gạo đơn giản tại nhà
1.1 Nguyên liệu chuẩn bị
-
Gạo nếp trắng: 1kg. Nếu không có gạo nếp thì bạn dùng gạo tẻ cũng được nhưng không thơm bằng giấm gạo nếp.1kg gạo trắng
-
Đường kính trắng: 400g
-
Trứng gà: 2 quả
-
Men bia: 500g
-
Vải xô 1 miếng để lọc bã.
-
Nồi sâu lòng, đế dày.
-
Hũ thủy tinh, đồ sành sứ để đựng giấm. Giấm chua thì không nên đựng trong lọ nhựa nhé!
1.2 Chi tiết các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Gạo bạn đem vo sạch rồi nấu cơm như bình thường. Không nên nấu cơm quá khô. Sau khi cơm chín thì cho thêm 1,5l nước sôi để nguội vào nồi cơm. Đem nồi cơm để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
– Đem trứng gà tách lấy lòng trắng. Lòng đỏ bạn để làm món khác.
– Nồi và đồ đựng giấm bạn rửa sạch rồi phơi khô.
Bước 2: Tiến hành thực hiện
Sau 1 đêm bạn cho hỗn hợp cơm và nước vào vải xô và chắt lấy nước cốt. Chắc cố gắng hết lượng nước nhé và giữ lại phần bã. Thực ra cơm không để trong tủ lạnh cũng được. Bạn ngâm trong nhiệt độ bình thường là được.
Đổ nước gạo vừa chát vào 1 thau sạch. Sau đó lần lượt lấy 4 bát con nước cốt gạo hòa với 2 bát con đường. Cứ như vậy cho đến hết nguyên liệu. Dùng thìa khuấy đều cho đường tan hết.
Lấy hỗn hợp nước cơm pha đường đun trên bếp. Đun chừng 40p thì tắt bếp đi và để nguội hoàn toàn. Khi đun chú ý để lửa với tới. Không nên để lửa quá to.
Bước 3: Hoàn thành
Nước gạo đun sôi đem trộn với toàn bộ men bia theo tỉ lệ 1:1. Chia đều vào các đồ đựng giấm đã chuẩn bị sẵn. Để hỗn hợp khoảng 1 tuần cho lên men tự nhiên. Sau đó bạn mở ra sẽ thấy mùi thơm, chua tự nhiên của giấm.
Sau 4 tuần lên men, bạn hỗn hợp đổ vào nồi đế dày để đun. Khi đun thì cho lòng trắng trứng gà vào là được.
Vậy là bạn đã có 1 hũ giấm chua thơm ngon để chế biến món ăn tại nhà rồi đấy!
Muốn kiểm tra chất lượng của giấm bạn làm như sau. Ngoài mùi thơm nồng đặc trưng thì nước giấm phải trong. Nước giấm không kết tủa hay có cặn.
Giấm làm xong đem để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Không để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào.
2. Bí quyết làm giấm gạo lứt chuẩn
Giấm có thể được làm từ nhiều loại gạo khác nhau. Nhưng bạn đã thử làm giấm gạo lứt chưa? Giấm gạo lứt dùng để giảm cân cực kỳ hiệu quả đấy!
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
-
Gạo lứt: 1 cân
-
Men bia và đường cát mỗi loại 400g
-
Trứng gà ta: 2 quả
-
Nồi sâu lòng, đế dày.
-
Tô thủy tinh sạch
-
Vải xô để lọc
-
Lọ sành chứa giấm
2.2 Chi tiết các bước làm giấm gạo lứt
Tương tự như các loại gạo khác, bạn đem gạo lứt đi vo sạch rồi nấu thành cơm. Cũng đem cơm gạo lứt ngâm qua đêm với 1,5l nước sôi để nguội. Bạn có thể đem nồi cơm để trong tủ lạnh cũng được.
Sáng hôm sau mang nồi cơm gạo lứt đã ngâm đi lọc qua vải xô. Chắt lấy hết phần nước.
Gạo lứt đem đi vo sạch rồi nấu thành cơm. Sau đó, bạn ngâm cơm với 1.5 lít nước sạch và cho vào tủ lạnh, để qua đêm.
Dùng bát con đong xem được bao nhiêu nước cơm. Sau đó cứ theo tỉ lệ 4 bát nước gạo thì pha thêm 2,5 bát đường là được. Dùng thìa khuấy tan đường lên để mang đi đun.
Đặt nồi đun lên bếp và đun trong vòng 30. Khi đun thì để lửa vừa cho khỏi cháy. Sau đó tắt đi và để nguội.
mang hỗn hợp này trộn cùng men bia và cho vào lọ thủy tinh. Ủ trong 7 ngày để nước gạo lên men thành giấm.
Khi giấm đã lên men rồi thì mang giấm đi nấu cùng 2 lòng trắng trứng gà. Khi lòng trắng trứng gà chín thì vớt hết ra. Không để lại chút gì trong nồi giấm nhé! Khi nồi giấm nguội là bạn có thể dùng được rồi.
Với cách làm giấm gạo lứt bên trên, từ giờ bạn không cần lo lắng tìm mua giấm gạo lứt giảm cân nữa rồi.
3. Vậy giấm gạo là gì? Giấm gạo có tác dụng gì?
3.1 Giấm gạo là gì?
Giấm là một loại nguyên liệu lỏng để nấu ăn. CHúng có vị chua và mùi thơm đặc trưng. Giấm được hình thành từ quá trình lên men rượu etylic. Giấm là một loại axit với thành phần chính là axit axetic.
Nồng độ của axit này chỉ vào khoảng 5%. Giấm ngoài loại từ gạo thì người ta còn lên men từ các loại hoa quả như nho, vải, táo,… Thậm chí là cả rượu vang nữa. Giấm đều được dùng vào việc nấu ăn để tạo độ chua. Từ đó kích thích vị giác và giúp món ăn ngon hơn.
Khi muối chua rau củ người ta cũng dùng giấm. Mục đích là để giữ rau củ được lâu hơn. Do có đặc tính sát trùng nhẹ nên chúng còn được dùng để sát khuẩn. Những vết thương nhẹ ngoài da như bỏng hay phổng rộp người ta cũng dùng giấm. Còn các chị em thường dùng giấm để giảm cân.
Giấm gạo thực chất là loại giấm lên men từ gạo. Giấm lên men từ loại gạo nào thì được gọi với tên loại gạo đó. Giấm có nhiều màu sắc khác nhau. Màu của giấm là màu sắc của gạo.
Ở các nước châu Á người ta hay dùng giấm gạo. Giấm này được lên men từ rượu gạo và có màu trắng trong hoặc hơi vàng. Trong đó giấm trắng là loại có nồng độ cao nhất. Còn giấm gạo lứt hay gạo hồng thì ít chua hơn nên tính axit thấp hơn. Giấm gạo lứt hay còn được gọi là giấm Tiều, giấm Tàu. Vì chúng được sản xuất ở Trung Quốc.
Khi đi ăn tại các tiệm mì do những người gốc Hoa làm chủ thì bạn dễ dàng nhìn thấy giấm đỏ. Còn có 1 loại giấm khác là giấm đen. Giấm này làm từ nếp than. Tính axit của nó thấp nhất nhưng mùi thì rất nồng.
3.2 Giấm gạo có tác dụng gì?
Giấm khi dùng với lượng vừa đủ sẽ giúp sát khuẩn đường ruột. Kích thích khả năng ăn uống và tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp giữ dáng và làm đẹp nữa. Ngoài ra người ta còn dùng giấm để làm sạch đồ dùng nhà bếp, khử mùi tanh thức ăn,…
Tốt cho tiêu hóa
Do đặc tính là chua nên chúng kích thích vị giác, làm tăng khả năng thèm ăn. Từ đó tăng chức năng tiêu hóa của cơ thể. Vì thế các món canh chua dùng giấm hoặc các nguyên liệu chua đều rất kích thích.
Tăng khả năng hấp thụ canxi
Cơ thể người hấp thụ canxi đã được hòa tan. Mà giấm thì có tác dụng hòa tan canxi. Do đó, khi ninh xương thì bạn có thể cho thêm chút giấm vào. Mục đích để tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Chống xơ cứng động mạch
Giấm có tác dụng giảm huyết áp và chống xơ vữa động mạch rất tốt. Vì vậy các bác sĩ khuyên những người mắc 2 bệnh trên nên dùng giấm thường xuyên. Bạn có thể đem đậu phộng ngâm giấm rồi dùng mỗi sáng hoặc trước bữa ăn. Khi ăn thì chỉ cần 10 hạt là đủ. Hoặc dùng giấm hòa với đường phèn để uống.
Tốt cho gan
Do đặc tính có vị chua nên giấm rất tốt cho gan. Và y học hiện đại cũng đã chứng minh điều đó. Giấm phù hợp với người viêm gan, ơ gan hay gan mãn tính. Những người mắc bệnh gan thì cơ thể không thể tự tiêu diệt vi khuẩn từ khoang miệng vào dạ dày được. Từ đó mà ảnh hưởng đến đường ruột và làm bệnh nặng hơn.
Giấm sẽ giúp làm sạch đường ruột. Đồng thời chúng sẽ ổn định độ kiềm trong máu và điều hòa lượng amin thừa trong cơ thể.
Giấm gạo giúp giảm cân
Dạo gần đây có trào lưu dùng giấm để giảm cân. Người nào muốn giảm mỡ thừa thường dùng giấm trong bữa ăn để đốt cháy chúng. Giấm sẽ giúp quá trình đốt cháy năng lượng, các chất dư thừa tốt hơn. Vì vậy mà chúng có khả năng giảm cân tuyệt vời.
Bạn biết không giấm có tới 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ đấy! Các axit này sẽ làm việc để thúc đẩy quá trình bài tiết đường và cholesterol của cơ thể.
Mỗi bữa bạn chỉ cần dùng 1 lượng nhỏ giấm ăn là được rồi. Không nên dùng giấm quá nhiều 1 lúc nhé! Giấm sẽ giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, chất béo như khi bạn vận động vậy.
Chưa hết, theo Đông y giấm còn có tác dụng làm sạch cơ thể. Những chất bẩn tích tụ dưới da nhờ giấm là được làm sạch. Từ đó tăng tuần hoàn máu giúp da dẻ hồng hào hơn. Giấm cũng có công dụng trong việc đẩy lùi lão hóa nữa đấy!
4. Kết bài
Từ giờ với cách làm giấm gạo ở trên bạn sẽ tự chuẩn bị được những hũ giấm thơm ngon cho gia đình. Vừa đảm bảo vệ sinh lại còn giúp món ăn thêm ngon.
Với những hũ giấm này bạn cũng sẽ giúp người thân của mình khỏe mạnh hơn. Còn bản thân thì luôn duy trì được trạng thái đẹp dáng đẹp da.
Cập nhật 30/06/2020
4/5 – (1 bình chọn)
4/5 – (1 bình chọn)