Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài đọc 1: ông mạnh thắng thần gió
(1,5 tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Đọc trơn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
– Hiểu nghĩa của những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn, vững chãi, ăn năn. Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng: Thích những câu văn hay, hình ảnh đẹp trong bài.
3. Phẩm chất
– Có lối sống thân ái, chan hòa với thiên nhiên.
– Biết ứng phó với thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu để chiếu.
– Giáo án.
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đọc về Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. Chúng ta cùng vào bài đọc.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
b. Cách tiến hành :
– GV đọc mẫu bài đọc:
+ Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+ Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
– GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn.
– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.
– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, rạo rực mưa rào, lao xao.
– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.
– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).
– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 90.
b. Cách tiến hành:
– GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi trong phần Đọc hiểu:
+ HS1 (Câu 1): Truyện có những nhân vật nào?
+ HS2 (Câu 2): Trong hai nhân vật:
a. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người?
b. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên?
+ HS3 (Câu 3): Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?
+ HS4 (Câu 4): Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
– GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
– GV chốt lại nội dung bài đọc, hỏi HS: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 91.
b. Cách tiến hành:
– GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Sử dụng câu hỏi Vì sao? Để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.
M: Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?
Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chắc.
+ HS2 (Câu 2): Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh:
a. Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững chãi.
b. Khi ông kết bạn với Thầ Gió.
– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc chú giải từ ngữ khó:
+ Đồng bằng: vùng đất rộng, bằng phẳng.
+ Hoành hành: làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.
+ Ngạo nghễ: coi thường tất cả.
+ Đẵn: chặt.
– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS luyện phát âm.
– HS luyện đọc.
– HS thi đọc.
– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS thảo luận.
– HS trình bày:
+ Câu 1: Truyện có 2nhân vật: Ông Mạnh và Thần Gió.
+ Câu 2: Trong hai nhân vật:
a. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của con người: ông Mạnh.
b. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên: Thần Gió.
+ Câu 3: Chi tiết nói lên sức mạnh của con người: Ông Mạnh dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Thần Gió giận dữ, lồng lộn suốt đêm mà không thể xô đổ ngôi nhà.
+ Câu 4: Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm để Thần Gió trở thành bạn của mình: Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi.
– HS trả lời: Câu chuyện cho thấy con người rất thông minh và tài giỏi. Con người có khả năng chiền thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên. Nhưng con người không chống lại thiên nhiên mà sống thân thiện, hòa thuận với thiên nhiên nên con người ngày càng mạnh, xã hội loài người ngày càng phát triển.
– HS trả lời: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần biết bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, giữ xanh, sạch đẹp, môi trường sống xunh quanh.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS thảo luận theo nhóm.
– HS trình bày:
+ Câu 1: Vì sao ông Mạnh quyết làm một ngôi nhà thật vững chắc/Vì cả ba lần làm nhà trước, nhà của ông đều bị Thần Gió quật đổ.
+ Câu 2:
a. Cháu rất đồng tình với bác. Phải thế mới thắng được Thần Gió bác ạ.
b. Bác làm rất đúng, không thể biến Thần Gió thành kẻ thù được.
Bài viết 1: chính tả – tập viết
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ.
– Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.
– Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.
2. Năng lực
– Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
– Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
3. Phẩm chất
– Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– Máy tính, máy chiếu để chiếu.
– Giáo án.
2. Đối với học sinh
– SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng: Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu; Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống; Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. Chúng ta cùng vào bài học.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
– GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ Buổi trưa hè.
– GV đọc đoạn thơ.
– GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ.
– GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn thơ nói về nội dung gì?
– GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài chính tả gồm 3 khổ thơ. Giữa 2 khổ có 1 dòng trống. Chữ đầu bài, đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ đầu bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết lùi vào 4 ô. Cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm.
– GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lim dim, nằm im, ngẫm nghĩ, chập chờ.
– GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.
– GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.
– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.
– GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động 2: Điền chữ r, d, gi; điền dấu hỏi chấm, dấu ngã
a. Mục tiêu: Tìm chữ hoặc dấu thanh phù hợp.
b. Cách tiến hành:
– GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu cầu bài tập: Chữ r, d, gi:
– GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.
– GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.
– GV mời một số HS trình bày kết quả.
– GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Điền tiếng hợp với ô trống
a. Mục tiêu: HS chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.
b. Cách tiến hành:
– GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu cầu bài tập: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
(vỏ, võ)
– GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.
– GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.
– GV mời một số HS trình bày kết quả.
– GV yêu cầu HS đọc lại từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: Tập viết chữ A hoa (kiểu 2)
a. Mục tiêu: HS biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.
b. Cách tiến hành:
– GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:
+ Chữ A h hoa kiểu 2 cao 5 li, 6 ĐKN.
+ Nét 1: Cong kín, cuối nét lượn vào trong (giống nét viết chữ hoa O).
+ Nét 2: Móc ngược phải (giống nét 2 ở chữ hoa U).
– GV chỉ dẫn cho HS và viết trên bảng lớp:
+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới; dừng bút ở ĐK 2.
+ Nét móc ngược cần viết chạm vào đường cong của chữ hoa O (không lấn vào trong bụng chữ hoặc cách xa nét chữ hoa O).
– GV yêu cầu HS viết chữ A hoa (kiểu 2) trong vở Luyện viết 2.
– GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (kiểu 2) (cỡ nhỏ) và các chữ b, h, g cao 2,5 li. Chữ d, đ cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Những chữ còn lại (n, a, ơ, m, e, o) cao 1 li.
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên a; dấu hỏi đặt trên e,…
– GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.
– GV chữa nhanh 5 -7 bài.
– HS lắng nghe, tiếp thu.
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS trả lời: Đoạn thơ nói về cảnh vật buổi trưa im lìm nhưng sự vật vẫn vận động vô cùng sinh động.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS luyện phát âm.
– HS viết bài.
– HS soát bài.
– HS chữa bài.
– HS đọc lại yêu cầu câu hỏi.
– HS làm bài vào vở.
– HS lên bảng làm bài: dịu, gió, rung, rơi
– HS đọc khổ thơ.
– HS đọc yêu cầu câu hỏi.
– HS làm bài vào vở.
– HS lên bảng làm bài: vỏ cam, múa võ, vỏ trứng, võ sĩ.
– HS đọc từ ngữ.
– HS quan sát trên bảng lớp
– HS viết bài.
– HS đọc câu ứng dụng.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS viết bài.
– HS tự soát lại bài của mình.