Giáo viên nên làm gì khi học sinh không nghe theo mệnh lệnh

Thực trạng học sinh không nghe theo mệnh lệnh và sự hướng dẫn của giáo viên rất nhiều. Với bản tính cứng đầu cùng với sự nghịch ngợm đôi lúc các em phớt lờ đi những điều thầy cô nói và đây được coi là hành động thiếu tôn trọng giáo viên. Điều này khiến không ít bạn giáo viên cảm thấy khó chịu và thậm chí tức giận. Tuy nhiên để giáo dục được những đối tượng học sinh thế này bạn nên có cách cư xử thông minh hơn. Cụ thể thế nào mời bạn cũng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.

Im lặng và chờ đợi học sinh 

Khi bạn cố gắng lý luận, nài nỉ hoặc dỗ dành học sinh làm những gì bạn yêu cầu thì chúng lại càng có thái độ đi ngược lại với mong muốn của bạn do vậy bạn cần phải sử dụng các “chiến thuật” để kiểm soát tình hình. Bước đầu bạn chỉ cần  báo hiệu cho học sinh rằng chúng cần chú ý và sau đó hãy dừng lại chờ đợi. Cố gắng chờ đến khi các em cảm thấy được sức ép của sự im lặng và nhận thấy được hành động của mình là sai.

Im lặng và chờ đợi học sinh 

Ngoài ra bạn có thể cho dừng lại các hoạt động học tập trong mười lăm phút tiếp theo hoặc lâu hơn. Bạn có thể sẽ mất thời gian trong thời gian ngắn, thậm chí có thể phải hủy bài học tiếp theo. Nhưng về lâu dài, khoảng thời gian đã mất đó là thực sự cần thiết và có giá trị trong việc quản lý vấn đề về hành vi và ngăn chặn sự lặp lại chứ nếu bạn cứ dễ dàng lướt qua thì học sinh sẽ càng làm quá lên.

Cho học sinh cơ hội bày tỏ 

Học sinh không nghe lời có thể là sự bướng bỉnh từ tính cách của trẻ hoặc cũng có thể là trẻ đang muốn thể hiện quan điểm cá nhân, có ý kiến, có chính kiến muốn được thể hiện. Vì vậy giáo viên nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn phải có biện pháp cứng rắn, nghiêm khắc để xử lý. Giáo viên cần lắng nghe trẻ, quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ nhiều hơn.

Cho học sinh cơ hội bày tỏ 

Đối với học sinh như thế bạn đừng nạt nộ, hãy kiềm chế và bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu vấn đề. Khi học sinh bướng bỉnh với thái độ và ý kiến của mình, đừng vội phán xét, cứ lắng nghe hết những gì học sinh muốn truyền tải, lắng nghe để thấu hiểu, rồi cùng học sinh phân tích ra điều đúng sai của bản chất vấn đề.

Đối với học sinh như thế bạn đừng nạt nộ, hãy kiềm chế

Cố gắng nêu cao tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hướng đến những điều tích cực nhất.

Giáo viên nên xem xét lại giáo dục của mình

Học trò nào cũng thích thầy cô hiền, tâm lý, chiều học sinh, cho học sinh những không gian và cơ hội tự do phát triển.

Giáo viên nên xem xét lại giáo dục của mình

Chính vì vậy giáo viên cần cần nên trau chuốt bài giảng của mình được phong phú hữu ích, có chiều sâu, tính thiết thực cao để gây sự hứng thú lớn với học sinh khiến chúng tập trung gần gũi và ngoan ngoãn hơn. Giáo viên nên cố gắng mang lại hình ảnh gần gũi, thân thiện, tình cảm và đặc biệt tâm lý thì học sinh sẽ thích, sẽ ngưỡng mộ, thậm chí lấy đó làm hình mẫu cho mình phát triển, tự khắc học sinh sẽ nghe lời và học ngoan.

Tạo dựng niềm tin với học sinh

Thông thường, học sinh không nghe lời sẽ không cảm thấy tin tưởng giáo viên của mình nên mới dẫn đến việc có hành động trên . Để cảm hóa được học sinh giáo viên cần có sự kiên nhẫn đồng cảm và chia sẻ kinh nghiệm với học trò. Để các em thấy sự đồng cảm và sẵn sàng mở lòng với bạn ngoan ngoãn nghe lời hơn.

Tạo dựng niềm tin với học sinh

Suy cho cùng, dù là nghe lời hay không thì chúng cũng là những đứa trẻ cần được yêu thương và dạy dỗ nên giáo viên hãy cẩn trọng và cố gắng nhẹ nhàng hướng dẫn các em để chúng ngày một thay đổi và phát triển thành những đứa trẻ có ích và không làm bạn cảm thấy mệt mỏi hay áp lực công việc. Để mở rộng kiến thức các bạn có thể đọc tham khảo thêm bài viết cách nhận biết bạn có dấu hiệu phẩm chất của một người giáo viên để có thêm động lực và tâm huyết giáo dục học sinh.

Rate this post

Viết một bình luận